Đánh giá kết quả ứng dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến sự hài lòng của khách hàng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2023

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đánh giá kết quả ứng dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến sự hài lòng của khách hàng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2023.Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới đã tăng trưởng rất mạnh mẽ về Thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển của công nghệ, internet thì xu hướng mua bán hàng truyền thống đang dần thay thế bởi hình thức mua bán hàng online đòi hỏi các nhà mạng di động cần có những giải pháp thanh toán mới hơn, phù hợp hơn cho khách hàng lựa chọn. Thực tế hiện nay, thanh toán điện tử đang là xu hướng phát triển mua sắm trên toàn thế giới và cả Việt Nam, phương thức thanh toán này được coi là phương thức sẽ thay thế hình thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt trước kia.

MÃ TÀI LIỆU

 NCKHCS.0009

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890


Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến những yêu cầu cao trong thanh toán, khi nhu cầu thực hiện giá trị của hàng hóa càng lớn cùng với yêu cầu về tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế càng cao thì thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng các chính sách phát triển của Chính phủ đã tạo nền tảng vững chắc thúc đầy các phương thức TTĐT từng bước phát triển giúp người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ TTĐT một cách dễ dàng, thuận tiện. TTĐT đã và đang trở thành phương tiện phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng. TTĐT là xu hướng tất yếu của quá trình kinh tế, nó không những mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước.
Thời gian gần đây TTĐT đã không còn là những khái niệm xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam. Người mua và người bán thật sự có được sự nhanh chóng, tiện lợi khi mua bán hàng hóa; đặc biệt là phạm vi rộng khắp cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, ngân hàng. Trước đây, mọi giao dịch đều sử dụng tiền mặt nên con người phải di chuyển rất nhiều, nhưng bây giờ thì mọi người có thể thực hiện rất nhiều giao dịch trong thời gian ngắn mà không cần phải đi lại nhiều, tiện lợi, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi thông qua những thiết bị kết nối mạng như là máy vi tính, điện thoại thông minh hay là máy tính bảng…
Thực hiện chủ trương của Chính phủ tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ban hành ngày 28/10/2021 [1]về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền2 mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 [2]; Chỉ thị số 12/CT-BYT ngày 02/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt [3]; Kế hoạch số 1190/KH-BYT ban hành ngày 10/9/2022 về việc thúc đẩy triển khai thanh toán chi phí dịch vụ KCB không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế [4], Công văn số 3614/BYT-CNTT ngày 25/6/2019 của Bộ Y tế gửi các bệnh viện, trường trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Nghị quyết số 02 của Chính phủ đẩy mạnh thanh toán điện tử [5];
Công văn số 4764/CNTT-BYT ngày 16/8/2019 của Bộ Y tế gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc giảm phí giao dịch điện tử trong thanh toán viện phí không dùng tiền mặt [6], chúng ta có thể thấy mọi đối tượng đều có lợi ích không nhỏ từ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Cụ thể: đối với bệnh viện (đơn giản hóa thủ tục, phục vụ bệnh nhân tốt hơn, không còn phải xếp hàng đợi thanh toán, giảm thiểu rủi ro giao dịch tiền mặt khi nhầm lẫn, thống kê, đối soát, giảm chi phí quản lý, kiểm đếm, in ấn đơn/phiếu, tiết kiệm chi phí, nhân lực, rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh, tích hợp với hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ bệnh án điện tử); đối với người dân (dễ dàng và thuận tiện trong thanh toán, giảm thời gian chờ đợi, không phải xếp hàng, không cần mang theo tiền mặt); đối với cộng đồng, xã hội (giúp các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán dễ dàng triển khai các dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại bệnh viện, việc kết nối thanh toán được nhanh chóng, không mất nhiều công sức, giảm chi phí xã hội và không phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, đơn vị xây dựng phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, tạo môi trường bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
Căn cứ các nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã triển khai dịch vụ TTĐT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ số. Song, trên thực tế, quá trình phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ TTĐT của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại những khó khăn cũng như hạn chế.
Xuất phát từ những lý do nói trên cùng với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ nên đã chọn đề tài: “Đánh giá kết quả ứng dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến sự hài lòng của khách hàng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 – 2023” làm đề tài nghiên cứu của mình với mục tiêu:
Kiểm chứng và phân tích tác động của chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử đến sự hài lòng của khách hàng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.
Dựa trên kết quả đánh giá, đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thanh toán điện tử tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/