Đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi.Khả năng lao động là trạng thái của con người chứa đựng một năng lực có thể hoàn thành một công việc, một nhiệm vụ vì lợi ích chung đối với xã hội. Nói một cách khác, đó là sự tổng hợp tài năng thể lực và trí lực của một cá thể phải hao phí đi trong quá trình vận động để tạo ra một giá trị nhu cầu vật chất hoặc tinh thần nào đó.
Khả năng lao động là một khái niệm thuộc phạm trù y – xã hội học. Nó được xác định bởi nhiều yếu tố trong lĩnh vực sinh y học và xã hội học, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động thúc đẩy lẫn nhau. Sự thiếu quan tâm của người sử dụng lao động với việc không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo hữu ích trong lao động sản xuất có thể sẽ là yếu tố bất lợi, dễ làm nảy sinh các trạng thái bệnh lý mà đáng lẽ nó không bao giờ biểu hiện.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0019 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người khỏe mạnh mà còn đối với người có bệnh và những người mang dị tật khác nhau. Ngoài những yếu tố về y học, kinh tế học, các giám định viên y khoa còn phải quan tâm đến yếu tố tâm lý học.
Khả năng lao động của mỗi công dân nói chung và của CBCNVC lao động nói riêng đều góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và phát huy KNLĐ (khả năng lao động) của mỗi con người riêng biệt là đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đảm bảo sự thỏa mãn ngày càng cao về nhu cầu vật chất, tinh thần tất yếu của loài người.
Nhiệm vụ trong công tác khám giám định y khoa không chỉ đơn thuần là xác định sự mất mát về KNLĐ của đối tượng, mà là xác định trạng thái KNLĐ và sự phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh mạn tính hoặc có những di chứng do bệnh tật, chấn thương… Mỗi một trường hợp riêng biệt phải xem xét đầy đủ các yếu tố về sinh y học (sự phá hủy, sự biến đổi của các chức năng liên quan trong cơ thể) cũng như hàng loạt các yếu tố về xã hội học, nghề nghiệp khác nhau trên mỗi đối tượng, trình độ nghề nghiệp, quá trình đào tạo, tâm lý của người lao động nhằm đưa ra quyết định chuẩn xác vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa giúp các cơ quan quản lý sử dụng người lao động phát huy tốt KNLĐ, phòng ngừa, hạn chế tỷ lệ tàn phế do di chứng xảy ra, kéo dài số năm làm việc, tuổi thọ của người lao động.
Việc đánh giá tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động là một trong những văn bản quan trọng có tính pháp lý trong công tác khám giám định y khoa cho đối tượng. vì vậy việc khám giám định phải khách quan, trung thực và phù hợp giúp cho cơ2 quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội… giải quyết kịp thời đúng chế độ cho đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH).
Tình hình khám giám định mất khả năng lao động nói chung, trong đó khám giám định mất khả năng lao động (giải chế độ hưu) nói riêng của các cơ quan sử dụng người lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh gởi Cán bộ- công nhân viên chức lao động trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến Hội đồng GĐYK Phú Yên để khám giám định giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi ngày càng nhiều và đa dạng. Xuất phát từ thực trạng trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm 2009 – 2011 nhằm mục đích:
– Đánh giá thực trạng tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động do bệnh tật, dị tật và chấn thương trong công tác giám định tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm (2009-2011).
– Cùng với các cơ quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội tỉnh giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi chính đáng cho người lao động
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục viết tắt
Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………..3
1.1. Khái niệm………………………………………………………………………………………..3
1.2. Bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động………………………………………………..3
1.3. Đánh giá sức khỏe …………………………………………………………………………..3
1.4. Bảo vệ sức khỏe cho người lao động…………………………………………………..4
1.5. Các hình thái, mức độ rối loạn khả năng lao động………………………………..5
1.6. Phương pháp khám xét, đánh giá khả năng lao động…………………………….6
1.7. Hồ sơ giám định mất KNLĐ……………………………………………………………..9
1.8. Biên bản giám định mất KNLĐ………………………………………………………..10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………11
2.1. Đối tượng………………………………………………………………………………………11
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………11
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu …………………………………………………………… …. 11
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………12
3.1. Giới tính………………………………………………………………………………….. …..12
3.2. Nhóm tuổi……………………………………………………………………………………..13
3.3. Trình độ văn hóa…………………………………………………………………………….13
3.4. Năm công tác…………………………………………………………………………………14
3.5. Ngành nghề trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất……………………………15
3.6. Vùng cư trú……………………………………………………………………………………16
3.7. Nhóm bệnh…………………………………………………………………………………….17
3.8. Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ……………………………………………………….18
3.9. Nơi giới thiệu ………………………………………………………………………………..19
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………..20
4.1. Giới tính…………………………………………………………………………………………20
4.2. Nhóm tuổi………………………………………………………………………………………20
4.3. Trình độ văn hóa……………………………………………………………………………..20
4.4. Năm công tác………………………………………………………………………………….21
4.5. Ngành nghề trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất…………………………….21
4.6. Vùng cư trú…………………………………………………………………………………….22
4.7. Nhóm bệnh……………………………………………………………………………………..22
4.8. Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ………………………………………………………..23
4.9. Nơi giới thiệu………………………………………………………………………………….24
Chương 5: KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….25
Kiến nghị……………………………………………………………………………………………..26
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bài giảng Giám định Y khoa của Viện Giám định Y khoa Trung ương năm
1992.
2/ Thông tư 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế V/v hướng dẫn
việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia BHXH bắt
buộc.
3/ Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính V/v ban
hành biểu giá thu phí khám GĐYK.
4/ Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB, ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế, Bộ LĐTB –
XH Quy định tiêu chuẩn giám định tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ.
5/ Kỷ yếu tóm tắt đề tài khoa học của Viện Giám định Y khoa Trung ương
6/ Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Giám đinh Y khoa
Trung ương năm 2009, 2011.
7/ Công văn số 179/GĐYK-TT ngày 17/5/2006 của Viện Giám định Y khoa
V/v thủ tục hồ sơ giải quyết khiếu nại tố cáo.
8/ Sổ tay Giám đinh Y khoa của Viện Giám định Y khoa năm 1995, hướng
dẫn định mức tỷ lệ % mất khả năng lao động.
9/ Tài liệu tập huấn nâng cao chất lượng thực hành Giám định Y khoa năm
2003,2008.
10/ Tài liệu tập huấn công tác Giám định Y khoa năm 2006, năm 2007, năm
2008, 2011.
11/ Đề tài nghiên cứu khoa học của đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi
của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003.
12/ Thông tin Giám định Y khoa số đặc biệt tháng 02 năm 2004 của Viện
Giám định Y khoa Trung ương
Recent Comments