Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở người lớn bằng nội soi phế quản ống mềm

Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở người lớn bằng nội soi phế quản ống mềm.Dị vật đường thở được dùng để chỉ các vật hít vào đường thở và nằm lại ở đó (thanh – khí – phế quản). Đây là một tai nạn cần cấp cứu, bệnh ít gặp ở người lớn, thường gặp ở trẻ em và có thể gây nên tình trạng khó thở ngạt cấp và các biến chứng hiểm nghèo đưa tới tử vong [1].
Tùy theo thời gian dị vật nằm trong đường thở, người ta phân thành 2 loại: dị vật đường thở hít phải cấp tính và dị vật đường thở hít phải mạn tính hay còn gọi là dị vật đường thở hít phải bỏ qua.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00540

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Dị vật đường thở hít phải cấp tính là những trường hợp dị vật nằm trong đường thở 7 ngày. Dị vật đường thở hít phải mạn tính hay còn gọi là dị vật đường thở hít phải bỏ qua (DVĐTHPBQ) để chỉ các trường hợp có dị vật do hít vào và mắc lại trên đường thở thanh – khí – phế quản nhưng không có biểu hiện nguy cấp ngay nên đã qua các tuyến, được chẩn đoán và điều trị quá 7 ngày theo hướng bệnh lý khác của đường thở, sau đó mới được chẩn đoán và lấy dị vật. Bệnh thường gặp ở trẻ, ít gặp ở người lớn do người lớn ý thức được việc sặc, hóc nên thường phát hiện và xử trí gắp bỏ dị vật ngay [1].
Dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở người lớn (DVĐTHPBQNL) thường có kích thước không quá lớn. Các dị vật nhẵn, nhỏ và mảnh, hoặc dạng lá mỏng, dạng tròn và trơn, nhất là các dị vật vô cơ khó thối rữa, dễ lọt vào đường thở, ít gây phản ứng cấp nên các triệu chứng của hội chứng xâm nhập thoáng qua, người bệnh quên đi tình trạng bệnh hô hấp của họ có liên quan đến sặc dị vật [1], [2], [3], [4].
Trước kia việc chẩn đoán DVĐTHPBQNL thường khó khăn do bệnh cảnh nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài, nhiều trường hợp chụp phim phổi không phát hiện được dị vật do bản chất dị vật không cản quang như hạt sen, hạt lạc…nhiều trường hợp dị vật có tính cản quang nhưng do nằm trong vùng mờ của tồn thương nên khó phát hiện trên phim X quang lồng ngực vì thế chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn dễ nhầm lẫn với viêm phổi, hen phế quản…
Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, việc phát minh ra ống nội soi phế quản đã mở ra một tương lai tươi sáng cho chẩn đoán và điều trị DVĐT  (1905). 
Các nghiên cứu về dị vật đường thở đã bắt đầu được cuối thế kỷ XVIII bởi các tác giả nước ngoài như Louis, Edison, G. Kilian, Chevalier – Jackson… Và các tác giả trong nước như Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Phạm Khánh Hòa, Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Chi Lăng, Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương…[1], [3], [5], [6].  Tuy nhiên các nghiên cứu về DVĐTHPBQNL là rất ít do bệnh ít gặp ở người lớn.
Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở ngưởi lớn bằng nội soi phế quản ống mềm” với hai mục tiêu:
1.     Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở người lớn tại Bệnh viện Phổi trung ương từ 2012 đến 2017.
2.     Đánh giá hiệu quả của nội soi phế quản ống mềm trong chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở người lớn.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Định nghĩa    3
1.2. Dịch tễ    3
1.2.1. Trên thế giới    3
1.2.2. Tại Việt Nam    4
1.3. Lịch sử về dị vật đường thở và gắp dị vật    4
1.3.1. Trên thế giới    4
1.3.2. Tại Việt Nam    5
1.4. Bệnh học dị vật đường thở hít phải bỏ qua    6
1.4.1. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý khí phế quản    6
1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh    9
1.4.3. Phân loại dị vật    10
1.4.4. Triệu chứng lâm sàng    11
1.4.5. Triệu chứng cận lâm sàng    16
1.4.6. Nội soi    17
1.4.7. Chẩn đoán    22
1.4.8. Tiên lượng    24
1.4.9. Điều trị    24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1. Đối tượng nghiên cứu    26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:    26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:    26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    26
2.2.1. Địa điểm    26
2.2.2.Thời gian    26
2.3. Thiết kế nghiên cứu    26
2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu    27
2.5. Các kỹ thuật, nguyên vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu    27
2.6. Các phương pháp thu thập và xử lýsố liệu    27
2.7. Nội dung nghiên cứu và biến số đo lượng kết quả    27
2.7.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dị vật hít phải đường thở bỏ qua ở người lớn:    27
2.7.2.Nghiên cứu về kỹ thuật nội soi trong điều trị dị vật đường thở hít phải bỏ qua ở người lớn.    28
2.8. Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu    35
2.9. Đạo đức nghiên cứu    35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu    37
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu    37
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    38
3.1.3.  Đặc điểm cận lâm sàng    40
3.2. Nội soi phế quản    43
3.2.1. Tổn thương đường thở qua nội soi phế quản    43
3.2.2.  Vị trí dị vật trên cây phế quản.    44
3.2.3. Bản chất dị vật    44
3.2.4. Thời gian điều trị    45
3.2.5. Kết quả soi phế quản ống mềm và sau gắp dị vật    45
3.3. Hiệu quả của nội soi phế quản trong chẩn đoán dị vật đường thở    46
3.3.1. So sánh kết quả nội soi với hình ảnh Xquang phổi    46
3.3.2. So sánh kết quả nội soi với hình ảnh CLVT lồng ngực    46
3.3.3. So sánh kết quả nội soi với chẩn đoán của tuyến trước    47
3.3.4. So sánh trung bình số lượng bạch cầu trước và sau gắp dị vật    47
Chương 4: BÀN LUẬN    48
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.    48
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu    48
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    49
4.1.3.  Đặc điểm cận lâm sàng    52
4.2. Nội soi phế quản    55
4.2.1. Tổn thương đường thở qua nội soi phế quản    55
4.2.2.  Vị trí dị vật trên cây phế quản.    57
4.2.3. Bản chất dị vật    58
4.2.4. Thời gian điều trị    60
4.2.5. Kết quả điều trị    61
4.3. Hiệu quả của nội soi phế quản trong chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở    61
KẾT LUẬN    65
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới    37
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới    37
Bảng 3.3. Đặc điểm địa giới của đối tượng nghiên cứu    38
Bảng 3.4. Phân bố hội chứng xâm nhập của đối tượng nghiên cứu    38
Bảng 3.5. Phân bố triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu    39
Bảng 3.6. Phân bố triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu    39
Bảng 3.7. Phân bố triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.8. Phân bố số lượng bạch cầu    40
Bảng 3.9. Phân bố kết quả xét nghiệm CRP    41
Bảng 3.10. Phân bố hình ảnh XQ lồng ngực    41
Bảng 3.11. Phân bố hình ảnh CLVT lồng ngực    42
Bảng 3.12. Phân bố tổn thương đường thở qua nội soi phế quản    43
Bảng 3.13. Phân bố vị trí dị vật    44
Bảng 3.14. Phân bố bản chất dị vật    44
Bảng 3.15. Phân bố thời gian điều trị    45
Bảng 3.16. Kết quả điều trị soi sau gắp dị vật    45
Bảng 3.17. So sánh nội soi với Xquang phổi    46
Bảng 3.18. So sánh nội soi với hình ảnh CLVT lồng ngực    46
Bảng 3.19. So sánh kết quả chẩn đoán dị vật tuyến trước và nội soi    47
Bảng 3.20. So sánh trung bình bạch cầu trước và sau điều trị    47

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Phân chia phế quản    8
 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/