Khảo sát thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020

Khóa luận tố nghiệp dược sỹ Khảo sát thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020.Sự ra đời của nhiều loại thuốc mới đã tạo nên những cuộc cách mạng trong điều trị mang lại sức khỏe cho hàng triệu người. Tuy nhiên, song song với đó, thuốc luôn tiềm ẩn những rủi ro về tính an toàn và đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý sử dụng thuốc. Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 2,2 triệu ca phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reaction – ADR) trong những bệnh nhân nội trú, trong đó có 106.000 ca tử vong, chiếm 4,6% số trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân [47]. Nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý trong phòng và điều trị bệnh, hoạt động Cảnh giác Dược ra đời và trở thành một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân [67]. Tại Việt Nam, hoạt động Cảnh giác Dược đang ngày một được chú trọng, đặc biệt là công tác giám sát ADR trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Hàng loạt các văn bản pháp lý mới và sửa đổi trong giai đoạn 2015-2020 đã góp phần xây dựng cơ chế và phát triển hệ thống Cảnh giác Dược trong cơ sở khám, chữa bệnh [14]. Tuy nhiên, việc áp dụng và triển khai các văn bản hướng dẫn vào thực tế các cơ sở khám, chữa bệnh vẫn còn nhiều tồn tại. Các giải pháp can thiệp mới chủ yếu được thực hiện ở cấp độ vĩ mô [4], có thể chưa phải là các giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù riêng của từng bệnh viện dẫn đến việc triển khai hoạt động Cảnh giác Dược vẫn chưa đồng đều giữa các bệnh viện cũng như giữa các đơn vị ngay trong cùng cơ sở khám, chữa bệnh. Do đó, cần thiết tiến hành các nghiên cứu can thiệp ở cấp độ bệnh viện để có thể xây dựng được mô hình hoạt động Cảnh giác Dược phù hợp với đặc thù của các cơ sở khám, chữa bệnh với sựu tham gia tích cực của dược sĩ lâm sàng.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00541

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện hạng đặc biệt của Việt Nam và là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các bệnh nhân nặng, khó chẩn đoán và khó điều trị, nhu cầu điều trị đa dạng và phức tạp cần sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc mới đưa ra thị trường và các thuốc cần giám sát chặt chẽ do có độc tính cao. Do đó, việc gặp phải các phản ứng có hại của thuốc trong quá trình điều trị là không thể tránh khỏi. Hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện cũng đã giúp Hội đồng Thuốc và Điều trị ban hành quy trình báo cáo ADR. Cuối năm 2012, quy trình này sau khi được ban hành đã giúp tăng số báo cáo ADR nghiêm trọng gấp 3 lần so với thời điểm năm 2011 và tăng cường hoạt động cảnh báo an toàn sử dụng thuốc trong đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện [3]. Ngoài cải tiến quy trình thì bệnh viện cũng triển khai các hoạt động giám sát tích cực thông qua hoạt động của dược sĩ lâm sàng (như theo dõi chủ đích phản ứng dị ứng2 thuốc tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng năm 2013, giám sát tích cực ADR tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia , Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu và Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng năm 2016 – 2017,…) [28] và đào tạo tập huấn cho NVYT về hoạt động báo cáo ADR định kỳ hàng năm [16]. Tuy nhiên, số lượng báo cáo ADR vẫn khá khiêm tốn so với quy mô và tiềm năng của bệnh viện và chưa phản ánh được số lượng các ADR thực tế xảy ra trong bệnh viện. Bên cạnh đó, các giải pháp đã triển khai tại bệnh viện vẫn chưa thực sự hiệu quả để tác động đến thói quen theo dõi, phát hiện và báo cáo ADR của nhân viên y tế nên số lượng và chất lượng báo cáo ADR ghi nhận mặc dù ở mức cao nhưng vẫn còn hạn chế so với quy mô điều trị và tiềm năng của bệnh viện. Do đó, để có cơ sở đưa ra được các giải pháp can thiệp hiệu quả hơn giúp đẩy mạnh hoạt động Cảnh giác Dược tại bệnh viện Bạch Mai chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020” với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý trong báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai.
2. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của NVYT đối với hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………………..3
1.1. Cảnh giác Dược và sự cần thiết triển khai hoạt động Cảnh giác Dược …………3
1.1.1. Định nghĩa Cảnh giác Dược ……………………………………………………………….3
1.1.2. Sự cần thiết triển khai hoạt động Cảnh giác Dược…………………………………..3
1.1.3. Bộ công cụ đánh giá Cảnh giác Dược dựa trên các chỉ số ………………………..4
1.2. Tổng quan về phản ứng có hại của thuốc …………………………………………………4
1.2.1. Định nghĩa………………………………………………………………………………………..4
1.2.2. Phân loại ………………………………………………………………………………………….4
1.2.3. Hậu quả của ADR………………………………………………………………………………5
1.2.4. Các phương pháp giám sát ADR ………………………………………………………….6
1.2.5. Hoạt động giám sát ADR tại bệnh viện được ghi nhận qua các nghiên cứu….7
1.3. Tổng quan về hoạt động Cảnh giác Dược trong bệnh viện tại Việt Nam…….11
1.3.1. Các văn bản quy định hoạt động giám sát ADR tại bệnh viện ………………….11
1.3.2. Thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược trong bệnh viện tại Việt Nam ……….12
1.4. Hoạt động Cảnh giác Dược tại bệnh viện Bạch Mai ………………………………..15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .18
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………..18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………….18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………..18
2.3.2 Mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………………..19
2.3.3 Cách thu thập và xử lý số liệu …………………………………………………………….21
2.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………..22
2.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………….25CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………….27
3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý trong báo cáo ADR ………………….27
3.1.1. Thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý trong báo cáo ADR thông qua bộ công
cụ IPAT …………………………………………………………………………………………………..27
3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo ADR ……………………………32
3.2. Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế
………………………………………………………………………………………………………………….36
3.2.1. Đặc điểm đối tượng tham gia khảo sát…………………………………………………36
3.2.2. Kiến thức về báo cáo ADR của nhân viên y tế……………………………………….37
3.2.3. Thái độ về báo cáo ADR của nhân viên y tế ………………………………………….40
3.2.4. Thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế………………………………………….43
3.2.5. Các biện pháp giúp nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo ADR …………46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….49
4.1. Thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý trong báo cáo ADR ………………….49
4.1.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức …………………………………………………………… 49
4.1.2. Thực trạng về nguồn lực cho hoạt động báo cáo ADR ……………………………50
4.1.3. Thực trạng về công cụ hỗ trợ hoạt động báo cáo ADR……………………………52
4.1.4. Thực trạng hoạt động nghiên cứu liên quan đến an toàn thuốc trong bệnh viện
………………………………………………………………………………………………………………53
4.1.5. Thực trạng về hoạt động thông tin, truyền thông……………………………………53
4.2. Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế
………………………………………………………………………………………………………………….54
4.2.1. Kiến thức về báo cáo ADR của nhân viên y tế……………………………………….54
4.2.2. Thái độ về báo cáo ADR của nhân viên y tế ………………………………………….55
4.2.3. Thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế………………………………………….57
4.2.4. Các biện pháp giúp nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo ADR …………57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ………………………………………………………………………….60
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………60
ĐỀ XUẤT …………………………………………………………………………………………………..6

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/