Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tiền đái tháo đường

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tiền đái tháo đường.Ngày nay, khi các bệnh lây nhiễm từng bước được khống chế và đẩy lùi thì các bệnh không lây như tim mạch, tăng huyết áp (THA), tâm thần, ung thư,… đặc biệt là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội và sức khỏe của con người [104].
    Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) ước tính năm 2015, số người mắc bệnh ĐTĐ là 415 triệu người, dự kiến sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040, trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm 91%. Như vậy, cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh ĐTĐ và mỗi năm ĐTĐ gây ra khoảng 5 triệu người tử vong [92]. Cùng với đó, sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người mắc tiền ĐTĐ sẽ là nguồn bổ sung cho sự bùng nổ tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong tương lai. Chỉ tính riêng số đối tượng rối loạn dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance- IGT) của năm 2013 là 316 triệu người (6,9%), ước tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu người (8,0%) vào năm 2035. Do vậy, tiền ĐTĐ cũng đang trở thành vấn đề sức khỏe chính toàn cầu do người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh ĐTĐ thực thụ cũng như nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch [91],[104]. 

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00544

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


    Tiền ĐTĐ là một thuật ngữ mô tả tình trạng một người có mức glucose máu tăng cao hơn người bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ thực thụ. Ngay tại thời điểm có tăng mức glucose máu đã có bất thường về tiết insulin và kháng insulin. Những trường hợp này chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc thực hiện nghiệm pháp tăng glucose máubằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, hoặc định lượng HbA1c bằng các phương pháp chuẩn. Do sự tác động qua lại của cả 2 yếu tố di truyền và môi trường, người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành ĐTĐ thực thụ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu không được điều trị dự phòng [5],[62],[92]. 
        Dựa vào những bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, các tổ chức hoạt động về ĐTĐ trên thế giới khuyến cáo nên phòng ngừa ĐTĐ ở các đối tượng tiền ĐTĐ thông qua việc loại trừ các yếu tố nguy cơ (YTNC) để ngăn ngừa, làm chậm quá trình khởi phát, phát triển của bệnh cũng như các biến chứng của bệnh như: nghiên cứu Daqing tại Trung Quốc, Chương trình Phòng chống ĐTĐ Mỹ, Nghiên cứu Can thiệp Đái tháo đường – Phần Lan,…[153]. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thay đổi lối sống, giảm cân nặng và tăng cường hoạt động thể lực, ăn uống khoa học có thể phòng hoặc ít nhất làm chậm sự khởi phát bệnh ĐTĐ týp 2 ở các đối tượng tiền ĐTĐ thuộc các chủng tộc khác nhau [92].
    Tuy nhiên, kết quả các biện pháp can thiệp (CT) dự phòng ĐTĐ ở người Việt Nam như thế nào vẫn là câu hỏi cần phải có câu trả lời thỏa đáng bằng những chứng cứ khoa học. Việc phòng ngừa ĐTĐ cho người tiền ĐTĐ bằng thay đổi lối sống có tác động như thế nào đến chức năng tế bào (CNTB) bêta, độ nhạy (ĐN) insulin vẫn chưa rõ ràng do có ít nghiên cứu can thiệp nhằm trả lời trực tiếp câu hỏi này, các số liệu tại Việt Nam lại càng hạn chế [62].
Nhằm có câu trả lời cho các vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tiền đái tháo đường”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ, đường huyết, chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kháng insulin ở người tiền đái tháo đường týp 2 tại Ninh Bình.
2. Đánh giá kết quả kiểm soát đường huyết, sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kháng insulin trên đối tượng tiền đái tháo đường týp 2 qua thay đổi lối sống sau 24 tháng.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                      1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU                                                            3
1.1. Tiền đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ    3
1.1.1. Lịch sử và khái niệm tiền đái tháo đường    3
1.1.3. Chẩn đoán và phân loại tiền đái tháo đường.    6
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ về tiền đái tháo đường    9
1.1.5. Hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường    12
1.1.6. Rối loạn lipid máu và tiền đái tháo đường    13
1.2. Chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulinở người tiền đái tháo đường    Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Độ nhạy insulin, kháng insulin    15
1.2.2. Chức năng tế bào bêta    18
1.2.3. Suy giảm chức năng tế bào bêta, giảm độ nhạy insulin, kháng insulin ở người tiền đái tháo đường    20
1.2.4. Các phương pháp đánh giá chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin    22
1.3. Can thiệp, điều trị tiền đái tháo đường    25
1.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn can thiệp tiền đái tháo đường    25
1.3.2. Các phương pháp can thiệp, điều trị    27
1.3.3. Sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin và hiệu quả can thiệp tiền đái tháo đường    31
1.3.4. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu    35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU             38
2.1. Đối tượng nghiên cứu    38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu    38
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu    39
2.2. Phương pháp nghiên cứu    43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    43
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:    43
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    45
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu    45
2.2.5. Thiết bị và phương pháp thu thập số liệu    46
2.2.6. Nội dung, quy trình, cách thức tiếp cận nghiên cứu    49
2.2.7. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu    56
2.2.8. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu    61
2.2.9. Quản lý và xử lý số liệu    62
2.2.10. Đạo đức nghiên cứu    63
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                                        65
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    65
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và nhân khẩu học    65
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng các chỉ số nhân trắc và thể lực    66
3.1.3. Đặc điểm chung một số chỉ số cận lâm sàng    67
3.2. Các yếu tố nguy cơ và chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta ở người tiền đái tháo đường    67
3.2.1. Các yếu tố nguy cơ ở người tiền đái tháo đường    67
3.2.2. Kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta ở người tiền đái tháo đường    72
3.3. Kết quả can thiệp, điều trị    79
3.3.1. Sự thay đổi các yếu tố nguy cơ sau can thiệp    79
3.3.2. Sự thay đổi glucose máu sau can thiệp    84
3.3.3. Sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin    86

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN                                                                                 93
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu    93
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới    93
4.1.2. Đặc điểm chung lâm sàng các chỉ số nhân trắc, thể lực và các chỉ số cận lâm sàng    95
4.2. Các yếu tố nguy cơ và chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta ở người tiền đái tháo đường    97
4.2.1. Các yếu tố nguy cơ ở người tiền đái tháo đường    97
4.2.2. Kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta ở người tiền đái tháo đường    103
4.3. Sự thay đổi sau can thiệp điều trị    108
4.3.1. Sự thay đổi các yếu tố nguy cơ sau 24 tháng    108
4.3.2. Hiệu quả thay đổi glucose máu và tỉ lệ phát triển đái tháo đường    113
4.3.3. Sự thay đổi kháng insulin, chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin sau 24 tháng    116
KẾT LUẬN                                                                                                      121
KHUYẾN NGHỊ                                                                                              123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI, LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang
1.1.      So sánh nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta, kháng insulin ở các nhóm tiền đái tháo đường so với người bình thường    21
1.2.      Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo 2 nhóm chứng và can thiệp    34
2.2.     Phân loại huyết áp theo JNC 7    59
2.3.     Đánh giá rối loạn lipid theo tiêu chuẩn của Hiệp hội xơ vữa động mạch Châu Âu (European Atherosclerosis Society – EAS)    59
3.1.     So sánh tuổi, giới của nhóm bệnh và nhóm chứng    65
3.2.     Phân bố tỉ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi    65
3.3.      So sánh đặc điểm lâm sàng các chỉ số nhân trắc ở nhóm tiền đái tháo đường so với nhóm chứng người bình thường    66
3.4.      So sánh đặc điểm chỉ số huyết áp ở nhóm tiền đái tháo đường so với nhóm chứng người bình thường    66
3.5.     So sánh chỉ số sinh hóa máu giữa các nhóm nghiên cứu    67
3.6.     Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ về lối sống ở người tiền đái tháo đường    67
3.7.     Tỉ lệ các yếu tố về hoạt động thể lực ở người tiền đái tháo đường    68
3.8.     Tỉ lệ tình trạng béo bụng theo giới ở người tiền đái tháo đường    69
3.9.     Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở nhóm người tiền đái tháo đường    70
3.10.      Tóm tắt tỉ lệ một số bệnh, hội chứng ở người bệnh tiền đái tháo đường    71
3.11.     So sánh giá trị giới hạn của chỉ số insulin giữa nhóm người tiền đái tháo đường và nhóm chứng người bình thường    72
3.12.     So sánh giá trị gới hạn các chỉ số HOMA2 giữa nhóm người tiền đái tháo đường và nhóm chứng người bình thường    72
3.13.      Tỉ lệ kháng insulin, giảm độ nhạy insulin và suy giảm chức năng tế bào bêta theo HOMA2 ở người tiền đái tháo đường    73
3.14.     Mối tương quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với tuổi ở người tiền đái tháo đường    74
3.15.     So sánh trung bình các chỉ số kháng insulin, độ nhạy  insulin, chức năng tế bào bêta theo giới ở nhóm người tiền đái tháo đường    74
3.16.     Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với thừa cân – béo phì ở người tiền đái tháo đường    75
3.17.     Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với tăng huyết áp ở người tiền đái tháo đường    75
3.18.     Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với béo bụng ở người tiền đái tháo đường    76
3.19.     Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với rối loạn lipid máu ở người tiền đái tháo đường    76
3.20.     Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với hội chứng chuyển hóa (Theo ATPIII)    77
3.21.     Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với hội chứng chuyển hóa (Theo IDF)    77
3.22.     So sánh giá trị trung bình các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta với các hình thái rối loạn glucose    78
3.23.     So sánh tỉ lệ người bệnh dựa vào kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta ở các nhóm hình thái rối loạn glucose    78
3.2.     So sánh sự thay đổi các yếu tố nguy cơ về lối sống sau can thiệp giữa nhóm tuân thủ điều trị so với nhóm không tuân thủ    79
3.25.     So sánh tỉ lệ hoạt động thể lực trước và sau can thiệp giữa nhóm tuân thủ điều trị và nhóm không tuân thủ    80
3.26.     Sự thay đổi chỉ số nhân trắc sau can thiệp ở đối tượng nghiên cứu    81
3.27.     Sự thay đổi nồng độ trung bình các chỉ số lipid máu sau can thiệp ở người tiền đái tháo đường    82
3.28.     So sánh giá trị trung bình các chỉ số lipid máu sau can thiệp giữa nhóm tuân thủ điều trị và nhóm không tuân thủ    82
3.29.     Sự thay đổi tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu sau can thiệp ở người tiền đái tháo đường    83
3.30.     Sự thay đổi nồng độ trung bình glucose máu ở người tiền đái tháo đường sau can thiệp    84
3.31.     So sánh sự thay đổi nồng độ trung bình glucose máu ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ điều trị    84
3.32.     So sánh nguy cơ phát triển thành đái tháo đường sau 24 tháng ở các nhóm tiền đái tháo đường khác nhau    85
3.33.     Sự thay đổi các chỉ số insulin, chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin theo tình trạng tiền đái tháo đường sau can thiệp    86
3.34.     Sự thay đổi nồng độ trung bình các chỉ số chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin sau can thiệp    86
3.35.     So sánh sự thay đổi các chỉ số insulin, chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin, kháng insulin giữa nhóm tuân thủ và nhóm không tuân thủ    87
3.36.     So sánh trung bình chỉ số kháng insulin theo HOMA2-IR sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    88
3.37.     So sánh trung bình chỉ số độ nhạy insulin theo HOMA2-%S sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    89
3.38.     So sánh trung bình chỉ số chức năng tế bào bêta theo HOMA2-%B sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    90
3.39.     Nguy cơ phát triển thành đái tháo đường do tăng chỉ số insulin ở người tiền đái tháo đường sau 24 tháng    91
3.40.     Nguy cơ phát triển thành đái tháo đường sau can thiệp dựa vào các chỉ số in sulin và các chỉ số HOMA2 ở người tiền đái tháo đường sau 24 tháng    91
3.41.     Nguy cơ phát triển thành đái tháo đường ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ sau 24 tháng dựa vào các chỉ số insulin và HOMA2    92
4.1.     So sánh nguy cơ phát triển thành đái tháo đường ở các nhóm tiền đái tháo đường so với các nghiên cứu khác    114


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ    Tên biểu đồ    Trang
3.1.     Tỉ lệ thừa cân, béo phì theo giới ở đối tượng nghiên cứu    68
3.2.     Tỉ lệ tăng huyết áp theo JNCVII ở người tiền đái tháo đường    69
3.3.     Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường    70
3.4.     Tỉ lệ kháng insulin phân theo mức độ tăng chỉ số insulin ở nhóm người tiền đái tháo đường    73
3.5.     Sự thay đổi các yếu tố nguy cơ về lối sống ở người tiền đái tháo đường sau 24 tháng can thiệp    79
3.6.     Sự thay đổi tỉ lệ hoạt động thể lực sau 24 tháng can thiệp    80
3.7.     So sánh sự thay đổi tỉ lệ thừa cân béo phì và tỉ lệ béo bụng sau 24 tháng ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    81
3.8.     So sánh sự thay đổi tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu sau 24 tháng can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    83
3.9.     So sánh tỉ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường, glucose máu bình thường sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    85
3.10.     So sánh tỉ lệ người bệnh theo insulin sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    87
3.11.     So sánh tỉ lệ người bệnh theo HOMA2-IR sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    88
3.12.     So sánh tỉ lệ người bệnh theo HOMA2-%S sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    89
3.13.     So sánh tỉ lệ người bệnh theo HOMA2-%S sau can thiệp ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ    90

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/