Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi vi phẫu
Luận văn Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi vi phẫu.U nhú thanh quản là u lành tính, do sự quá sản của lớp biểu mô, mô liên kết và mạch máu, với đặc trưng là có xu hướng lan rộng và dễ tái phát sau khi phẫu thuật [14].
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, khó xác định được tần suất của u nhú thanh quản, bệnh có thể gặp đều khắp các nước trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da, tần suất bệnh u nhú trẻ em là 4,3/100.000 dân và bệnh u nhú ở thanh quản người lớn là 1,8/100.000 dân [12, 33].
U nhú thanh quản ở người lớn thường có bệnh cảnh khác với trẻ em, u thường phát triển có tính chất khu trú, ít gây bít t ắc đường thở nhưng không có xu hướng thoái triển và có thể bị ung thư hóa. Bệnh thường khởi phát bằng triệu chứng khàn tiếng kéo dài sau đó là khó thở xuất hiện rất muộn sau một thời gian dài.
Bệnh sinh của u nhú thanh quản hiện vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy sự có mặt của virut Papilloma ở người (Human Papilloma virus – HPV), trong đó người ta thấy có 2 typ hay gặp là typ 6 và typ 11.
Ngoài sự phát triển của hệ thống nội soi tai mũi họng, thì những tiến bộ của chuyên nghành giải phẫu bệnh và sinh học phân tử giúp cho việc chẩn đoán bệnh u nhú thanh quản dễ dàng hơn và điều trị tích cực hơn. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh u nhú hiện nay vẫn còn là một thách thức lớn không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển, gây hoang mang cho bệnh nhân và gia đình, đồng thời cũng làm tốn kém thời gian và chi phí lớn cho hệ thống y tế. Cho tới nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị cụ thể nào được chứng minh là có hiệu quả điều trị triệt để bệnh. Việc điều trị vẫn dừng lại ở phẫu thuật để giải phóng bít tắc đường thở và khôi phục giọng nói tạm thời cho bệnh nhân.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00169 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về u nhú thanh quản như nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Văn Đức, Lê Xuân Cành, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thị Minh Tâm, Đoàn Thị Nguyệt Ánh, Trịnh Thị Hồng Loan. Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung chủ yếu về u nhú thanh quản trẻ em, về cơ chế bệnh sinh và phương pháp điều trị bằng phẫu thuật với u nhú thanh quản người lớn.
Để góp phần nghiên cứu về các hình thái lâm sàng đối chiếu với kết quả mô bệnh học và hiệu quả của điều trị đối với u nhú thanh quản người lớn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi vi phẫu.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi, kết quả mô bệnh học của u nhú thanh quản người lớn.
2. Đánh giá kết quả điều trị gần u nhú thanh quản người lớn bằng phương pháp nội soi vi phâu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 1/2011 đến 7/2012.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 4
1.2. GIẢI PHẪU THANH QUẢN 5
1.2.1. Các sụn thanh quản 6
1.2.2. Các khớp thanh quản 8
1.2.3. Các màng và dây chằng của thanh quản 8
1.2.4. Các cơ nội tại thanh quản 9
1.2.5. Hình thể trong của thanh quản 10
1.2.6. Niêm mạc thanh quản 12
1.2.7. Mạch và thần kinh thanh quản 13
1.3. SINH LÝ THANH QUẢN 14
1.3.1. Chức năng hô hấp 14
1.3.2. Chức năng phát âm 14
1.3.3. Chức năng bảo vệ 15
1.4. U NHÚ THANH QUẢN NGƯỜI LỚN 15
1.4.1. Dịch tễ 15
1.4.2. Bệnh sinh 15
1.4.3. Triệu chứng lâm sàng 17
1.4.4. Triệu chứng cận lâm sàng 18
1.4.5. Chẩn đoán 22
1.4.6. Điều trị 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Cách thức tiến hành 29
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 32
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu 33
2.2.5. Thời gian nghiên cứu 33
2.2.6. Phương tiện nghiên cứu 33
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 34
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, KẾT
QUẢ MÔ BỆNH HỌC CỦA U NHÚ THANH QUẢN NGƯỜI LỚN 35
3.1.1. Đặc điểm chung: 35
3.1.2. Triệu chứng cơ năng 37
3.1.3. Hình ảnh nội soi 39
3.1.4. Hình thái tổn thương MBH 44
3.1.5. Đối chiếu tổn thương MBH với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của u nhú thanh quản người lớn 46
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 50
3.2.1. Hiệu quả giải quyết triệu chứng cơ năng ngay sau phẫu thuật 50
3.2.2. Tỷ lệ mở khí quản trong u nhú thanh quản người lớn 51
3.2.3. Tỷ lệ tai biến, biến chứng sau phẫu thuật 51
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo số lần đến phẫu thuật u nhú 52
3.2.5. Tỷ lệ tái phát trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật 52
3.2.6. Liên quan giữa tổn thương MBH với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh
nội soi của bệnh nhân tái phát 53
3.2.7. Di chứng sau phẫu thuật 56
3.2.8. Kết quả điều trị bệnh nhân trong 3 tháng sau phẫu thuật 57
3.2.9. Liên quan giữa kết quả điều trị với thể lâm sàng 59
3.2.10. Liên quan giữa kết quả điều trị với tổn thương MBH 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, KẾT
QUẢ MÔ BỆNH HỌC CỦA U NHÚ THANH QUẢN NGƯỜI LỚN 61
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 61
4.1.2. Triệu chứng cơ năng 62
4.1.3. Hình ảnh nội soi 65
4.1.4. Hình thái tổn thương mô bệnh học 68
4.1.5. Đối chiếu tổn thương mô bệnh học với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh
nội soi của u nhú thanh quản người lớn 68
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 70
4.2.1. Triệu chứng cơ năng trước và sau phẫu thuật 70
4.2.2. Tỷ lệ mở khí quản trong u nhú thanh quản người lớn 71
4.2.3. Tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật và phân bố bệnh nhân đến
phẫu thuật 72
4.2.4. Tỷ lệ tái phát và liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi
với tổn thương MBH của bệnh nhân tái phát 72
4.2.5. Di chứng sau phẫu thuật 75
4.2.6. Kết quả điều trị 76
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Atlas giải phẫu ngƣời.Hình 71- 75. Nhà Xuất Bản Y Học, Tr 85- 89.
2. Bộ môn giải phẫu trƣờng Đại học Y Hà Nội (1998). Giải phẫu Người tập I, Nhà Xuất bản Y học, Tr 579- 594.
3. Bộ môn giải phẫu bệnh trƣờng Đại học Y Hà Nội (1985), U lành tính, Giải phẫu bệnh, Tr 151.
4. Đoàn Thị Nguyệt Ánh (2007). Nghiên cứu ảnh hƣởng của mở khí quản trong quy trình điều trị u nhú thanh quản trẻ em tại Bệnh viện TMHTW. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Xuân Cành (1989). Kết hợp các phƣơng pháp điều trị papillom thanh quản trẻ em. Nội san Tai Mũi Họng- Số đặc biệt, Nhà Xuất Bản Y học Hà Nội, Tr 138- 140.
6. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2005). Nghiên cứu vai trò của HPV và điều trị nội soi cắt hút trong bệnh u nhú thanh quản trẻ em. Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Dược TPHCM.
7. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009). Căn nguyên siêu vi HPV trong u nhú thanh quản và các phương pháp điều trị. Nhà Xuất bản y học.
8. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Văn Đức (2001). Nhận xét ban đầu về u nhú thanh quản ngƣời lớn gặp tai TT Tai Mũi Họng TP. HCM (10/1995- 10/2000). Tạp chí y học TPHCM số đặc biệt, Tr 60- 63.
9. Đỗ Xuân Hợp (1976). Giải phẫu đại cương giải phẫu đầu mặt cổ. Nhà Xuất bản Y học, Tr 433- 443.10. Ngô Ngọc Liễn (2000). Giải phẫu thanh quản, Đại cƣơng sinh lý thanh quản, Giản yếu Tai Mũi Họng tập III. Nhà Xuất bản Y học, Tr 148- 152.
11. Trịnh Thị Hồng Loan (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và tỷ lệ nhiễm Human Papilloma Virus trong u nhú thanh quản ngƣời lớn. Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
12. Nhan Trừng Sơn (2008). Tai Mũi Họng quyển 2. Nhà Xuất Bản Y học, Tr 339- 348.
13. Nguyễn Thị Minh Tâm (2004). Đặc điểm lâm sàng- mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật u nhú thanh quản ngƣời lớn tại Bệnh viện TMHTW (1/2000- 8/2004). Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y hà Nội.
14. Võ Tấn (1991). Tai Mũi Họng thực hành tập III. Nhà Xuất Bản Y học, Tr 91- 92.
15. Phạm Hùng Vân (1996). Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR), một cuộc cách mạng trong y học phân tử, Tập san y học TPHCM, số đặc biệt, Tr 27- 35
Recent Comments