Gánh nặng chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người chăm sóc tại Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định

Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài khoa học công nghệ Gánh nặng chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người chăm sóc tại Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) được coi là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21 [45]. Trên thế giới ước tính có khoảng 328 triệu người mắc BPTNMT, và dự kiến tới năm 2030, BPTNMT sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong [63]. Các nước thu nhập thấp và trung bình là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BPTNMT với hơn 90% số ca tử vong. Năm 2015, BPTNMT đứng thứ 8 trong số 315 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu [71]. Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc, tử vong và chịu gánh nặng bệnh tật do BPTNMT cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ mắc BPTNMT khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi và 37,5% người mắc BPTNMT trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng, điều này gây ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày [62]. BPTNMT trở nên trầm trọng hơn do sự xuất hiện của các đợt cấp, gây gia tăng gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao [51]. BPTNMT khi biểu hiện cấp tính sẽ làm nặng thêm tình trạng hô hấp của người bệnh [6], làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe, khả năng hoạt động và chức năng phổi của người bệnh.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00789

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Nguy cơ nhập viện của người mắc BPTNMT đợt cấp cao gấp ba lần so với những người bệnh bị hạn chế luồng khí nhẹ hơn [29]. Gần 50% người bệnh xuất viện vì đợt cấp BPTNMT tử vong trong 2 năm và khoảng 80% ngưởi bệnh tử vong trong 9 năm sau đó [27]. Khi bệnh tiến triến đến giai đoạn vừa và nặng sẽ gây ảnh hưởng về thể chất, gây ra các triệu chứng lo lắng, trầm cảm, giảm khả năng tự chăm sóc, cần sự hỗ trợ từ người chăm sóc [47].
Người chăm sóc có vai trò rất quan trọng đối với người mắc BPTNMT và phần lớn công việc chăm sóc được thực hiện bởi thành viên trong gia đình thay vì nhân viên y tế. Người chăm sóc trợ giúp người bệnh không chỉ các hoạt động chăm sóc sức khỏe như vệ sinh cá nhân, hỗ trợ tinh thần, quản lý sử dụng thuốc, đưa người bệnh đi thăm khám sức khỏe, mà còn trợ giúp thiết thực các công việc hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ dùng… [23]. Chính khối lượng công việc nặng nề khi chăm sóc người mắc BPTNMT gây ảnh hưởng tới2 sức khỏe của người chăm sóc [22]. Chăm sóc là công việc đòi hỏi nhiều về thể chất, tình cảm và tài chính, gây ra gánh nặng cho người chăm sóc, giảm chất lượng cuộc sống của họ [51]. Những người chăm sóc người mắc BPTNMT cho biết họ có nhiều gánh nặng bao gồm mệt mỏi, bị cô lập xã hội, bối rối, mất tự do cá nhân, rối loạn giấc ngủ và cảm giác lo lâu [47].
Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng về gánh nặng chăm sóc mà người chăm sóc mắc BPTNMT phải gánh chịu. Do đó nhóm nhiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài “Gánh nặng chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người chăm sóc tại Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá gánh nặng chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người chăm sóc tại Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới gánh nặng chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người chăm sóc tại Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/