Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh Nam Định năm 2016

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh Nam Định năm 2016.Hiện nay bệnh tim mạch đang đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu, thế giới có khoảng 17,3 triệu người chết mỗi năm do bệnh tim mạch và dự kiến sẽ tăng lên 23,6 triệu người chết vào năm 2030 [18]. Theo tổ chức đột quỵ toàn cầu (WSO, 2015) trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ não mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ não là nguyên nhân thứ hai tử vong hàng đầu cho những người trên 60 tuổi và là nguyên nhân thứ năm ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi. Mỗi năm, gần sáu triệu người trên thế giới chết vì đột quỵ não. Cứ 6 người thì có 1 người có cơn đột quỵ não gặp phải trong cuộc đời của họ [67]. Đột quỵ não là một vấn đề quan tâm lớn của toàn cầu, nhưng gánh nặng do đột quỵ não đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á, một khu vực hiện nay có tỉ lệ già hóa nhanh chóng và số ca mắc đột quỵ não cũng tăng lên vì thế đòi hỏi thời gian chăm sóc dài hạn và tốn kém về kinh tế. Trái lại, tỉ lệ sinh ngày càng thấp, hệ thống y tế xã hội chưa phát triển dẫn tới tăng khoảng cách giữa yêu cầu số về người chăm sóc và chất lượng của người cung cấp chăm sóc điều đó đã dẫn tới áp lực chăm sóc và gánh nặng chăm sóc [41].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00790

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Theo hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam (2011) Ở nước ta có khoảng 200.000 bị đột quỵ não mỗi năm và khoảng 100.000 người chết mỗi năm có liên quan tới đột quỵ não. Hiện tại nước ta có khoảng 486.400 người tàn tật và mất sức lao động do đột quỵ não. Theo một nghiên cứu về Dịch tễ học đột quỵ não tại 3 tỉnh ở miền nam Việt Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang đã chỉ ra rằng: tỉ lệ mắc mới hằng năm là 2,5/1000 dân, tỉ lệ bệnh toàn bộ (còn đang sống) 6,08/1000 dân và tỉ lệ tử vong 1,31/1000 dân [16].
Đột quỵ não là một biến cố nghiêm trọng ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh đời sống của mỗi cá nhân mắc phải. Sự tác động của đột quỵ não tới mỗi cá nhân thường không lường trước được, khá nghiêm trọng, thường đòi hỏi sự thay đổi điều chỉnh trong lối sống và tâm lý của người mắc phải [20]. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới những người bệnh sau đột quỵ não thuộc loại đa tàn tật, ngoài giảm2 khả năng vận động họ còn giảm khả năng nhận thức, giao tiếp và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày [14]. Gánh nặng chăm sóc bởi đột quỵ não được nhận thấy tăng cao, nó là một vấn đề sức khỏe được chú trọng quan tâm tới. Mức độ gánh nặng cho người chăm sóc dao động từ khoảng 25-54% [52]. Nghiên cứu của Costa 2015 đã chỉ ra rằng có tới 58% người chăm sóc trong gia đình của người bệnh đột quỵ não quá tải ở mức trung bình [25] . Một nghiên cứu khác năm 2012 cho thấy gánh nặng và mức độ rối loạn cảm xúc là hai hậu quả tiêu cực rõ rệt của việc chăm sóc [39].
Thời gian dành cho việc chăm sóc, lo lắng và sự mất khả năng của người bệnh là những yếu tố lên quan mật thiết tới gánh nặng chăm sóc [38]. Người chăm sóc trong gia đình không chỉ cung cấp cho các hoạt động chăm sóc hằng ngày như việc tắm rửa, mặc quần áo, giúp đỡ trong việc di chuyển xung quanh…vv, mà họ còn phải đối phó với một số vấn đề tâm thần của người bệnh[39]. Qua đó cho chúng ta thấy được người chăm sóc trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy những áp lực chăm sóc đó dễ dấn tới kết quả gánh nặng chăm sóc ở những người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não. Qua khảo sát địa bàn nghiên cứu và thực trạng số người bệnh đột quỵ não tại các khoa: Nội Thần kinh, Nội Tim mạch, Phục hồi hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cho thấy số lượng người đột quỵ não tương đối nhiều, khoảng gần hơn 80 người bệnh đang được điều trị tại tất cả các khoa trên. Do vậy để biết về tình hình, thực trạng, mức độ và các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh Nam Định năm 2016” Nhằm những mục tiêu sau:
1) Mô tả thực trạng gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ở tỉnh Nam Định.
2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ở tỉnh Nam Định

MỤC LỤC:
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………3
1.1 Tổng quan về bệnh đột quỵ não………………………………………………………………3
1.1.1 Định nghĩa đột quỵ não …………………………………………………………………….3
1.1.2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ não. …………………….3
1.1.3 Dịch tễ học đột quỵ não…………………………………………………………………….4
1.1.4 Các biểu hiện điển hình của bệnh đột quỵ não. ……………………………………..5
1.1.5 Hậu quả của đột quỵ não ………………………………………………………………….6
1.2 Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não …………….6
1.3 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não………………………………………7
1.3.1 Gánh nặng chăm sóc ………………………………………………………………………..7
1.3.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não: ………………………………..7
1.4 Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não. ……8
1.4.1 Thời gian chăm sóc ………………………………………………………………………….9
1.4.2 Tài chính của gia đình …………………………………………………………………….10
1.4.3 Hoạt động cá nhân hằng ngày của người bệnh (ADL) ………………………….10
1.4.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc…………………………………………………………………11
1.4.5 Kiến thức của người chăm sóc …………………………………………………………12
1.5 Người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não……………………………………………12
1.6 Khung nghiên cứu về gánh nặng chăm sóc: ……………………………………………..14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………15
2.1 Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………………………………………15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………15
2.1.2 Đối tượng và tiêu chuẩn đối tượng nghiên cứu ……………………………………15
2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu………………………………………………………………15
2.3 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………….162.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………16
2.5 Phương pháp thu thập thông tin và kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu …………17
2.6 Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu ……………………………………………………17
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………………………………………..18
2.8 Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………….19
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: ………………………………………………………….20
2.10Biện pháp khắc phục sai số…………………………………………………………………..20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………..21
3.1 Đặc điểm nhân khẩu học……………………………………………………………………….21
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh sau đột quỵ não. ……………………21
3.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc người bệnh sau ĐQN. ……..24
3.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não……………………………………..27
3.2.1 Phân loại gánh nặng chăm sóc………………………………………………………….27
3.2.2 Gánh nặng chăm sóc theo giới tính……………………………………………………28
3.2.3 Gánh nặng chăm sóc theo các nhóm tuổi ………………………………………………29
3.3 Các yếu tố liên quan tới gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN……………..31
3.3.1 Thời gian chăm sóc hàng ngày …………………………………………………………31
3.3.2 Kinh tế gia đình……………………………………………………………………………..33
3.3.3 Hoạt động cá nhân hàng ngày của người bệnh (ADL) ………………………….35
3.3.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc…………………………………………………………………38
3.3.5 Kiến thức người chăm sóc……………………………………………………………….40
CHƯƠNG4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………46
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ………………………………….46
4.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh sau đột quỵ não………………………………..46
4.1.2 Đặc điểm chung của người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não …………48
4.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN………………………………………………50
4.2.1 Mức độ gánh nặng chăm sóc ……………………………………………………………50
4.2.1 GNCS ở các nhóm: giới tính, tuổi và nghề nghiệp……………………………….504.3 Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN. …………..52
4.3.1 Thời gian chăm sóc người bệnh ĐQN ……………………………………………….52
4.3.2 Kinh tế gia đình……………………………………………………………………………..53
4.3.3 Hoạt động cá nhân hàng ngày của người bệnh…………………………………….54
4.3.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc…………………………………………………………………55
4.2.5 Kiến thức người chăm sóc……………………………………………………………….56
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..58
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân loại người bệnh theo tuổi (n=96) ………………………………………..21
Bảng 3.2: Đặc điểm trình độ văn hóa người bệnh ĐQN ………………………………22
Bảng 3.3 Các loại bệnh mạn tính kèm theo của người bệnh ĐQN ………………….23
Bảng 3.4 Phân loại tuổi người chăm sóc người bệnh ĐQN…………………..24
Bảng 3.5 Phân loại trình độ văn hóa NCS ………………………………………………….25
Bảng 3.6 Đặc điểm về nghề nghiệp của NCS ……………………………………………..26
Bảng 3.7 Phân loại mức độ gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN…………..27
Bảng 3.8 Phân loại gánh nặng chăm sóc theo giới tính…………………………………28
Bảng 3.9 Gánh nặng chăm sóc theo phân loại tuổi ……………………………………..29
Bảng 3.11 Thời gian phải chăm sóc hằng ngày của người bệnh sau ĐQN ……….31
Bảng 3.12 Sự liên quan giữa thời gian chăm sóc và gánh nặng chăm sóc………..32
Bảng 3.13 Sự liên quan giữa thu nhập của gia đình và gánh nặng chăm sóc……34
Bảng 3.14 Các hoạt động cá nhân của người bệnh theo Bathel Index……………..35
Bảng 3.15 Mức độ hoạt động cá nhân hàng ngày của người bệnh …………………36
Bảng 3.16 Sự liên quan giữa chỉ số hoạt động cá nhân của người bệnh với gánh
nặng ở người chăm sóc …………………………………………………………………………..37
Bảng 3.17 Phân loại hỗ trợ chăm sóc theo nhóm hỗ trợ………………………………..38
Bảng 3.18 Mức độ người chăm sóc nhận được hỗ trợ ………………………………….38
Bảng 3.19 Sự liên quan giữa hỗ trợ chăm sóc và gánh nặng chăm sóc ……………39
Bảng 3.20 Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ĐQN ………………………………………..40
Bảng 3.21 Kiến thức về dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh ĐQN……………………41
Bảng 3.22 Kiến thức về biến chứng của bệnh ĐQN …………………………………….42
Bảng 3.23 Kiến thức về thực hành chăm sóc người bệnh ĐQN……………………..43
Bảng 3.24 Sự liên quan giữa kiến thức và gánh nặng chăm sóc……………………..45DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 1.1: Khung nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não. 14
Biểu đồ 3.1 Phân bố người bệnh theo giới tính……………………………………………21
Biểu đồ 3.2 Số lần bị ĐQN …………………………………………………………………….22
Biểu đồ 3.3: Bệnh mạn tính kèm theo của người bệnh ĐQN ………………………..23
Biểu đồ 3.4 Giới tính người chăm sóc người bệnh ĐQN ………………………………24
Biểu đồ 3.5 Đặc điểm về hôn nhân của người chăm sóc……………………………….25
Biểu đồ 3.6 Thu nhập của gia đình người chăm sóc………………………….…33
Biểu đồ 3.7 Mức độ kiến thức người chăm sóc…………………….………………4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1] Nguyễn Văn Chương (2006), "Thực hành lâm sàng thần kinh học", Bệnh học
thần kinh, NXB Y Học, Hà nội, tr. 7-73.
2] Nguyễn Văn Chương (2010), "Thực hành lâm sàng học", Bệnh học thần
kinh, NXB Y học, Hà Nội, tr. 3-43.
3] Nguyễn Văn Đăng (2006), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà
nội.
4] Nguyễn Minh Hiện (2013), "Đột quỵ não", NXB y học, Hà Nội, pp. 20-60.
5] Ngô Huy Hoàng (2015), "Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa", Trường đại
học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định, tr. 59-69.
6] Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự. (2015), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh học thần kinh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tái đột quỵ
nhồi máu não", Tạp chí Y – dược học quân sự. 2-2015.
7] Hoàng Khánh (2010), "Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não", Tai
biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, NXB Y Học, Hà Nội,
tr. 84 – 95.
8] Tô Hoàng Linh (2009), Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của thuốc phục não
trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp, Luận văn thạc sỹ y học, Học
Viện Quân Y.
9] Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai Chẩn đoán và cấp cứu ban đầu tai biến
mạch máu não, http://bacsinoitru.vn/f69/chan-doan-va-cap-cuu-ban-dau-taibien-mach-mau-nao-606.html, ngày truy cập 05-3-2016.
10] Nguyễn Văn Thắng (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và hiệu
quả can thiệp dự phòng đột quỵ não tại Tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sỹ Y học,
Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.11] Trịnh Viết Thắng (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ
não và hiệu quả bài tập phục hồi chức năng tại nhà ở tỉnh Khánh Hòa, Luận
án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
12] Lê Văn Thính và cộng sự. (2008), Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ
trong các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở việt nam, Y học thực
hành, Hà Nội.
13] Phạm Thị Kim Thu (2006), Bước đầu đánh giá kế quả phục hồi chức năng
vận động chi trên ở bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa, Luận văn
Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
14] Vũ Thu Thủy (2005), Nghiên cứu tác dụng điều trị của hoa đà tái tạo hoàn
đối với nhồi máu bán cầu đại não sau giai đoạn cấp, Luận văn Thạc sỹ Y
học, Đại học Y Hà Nội.
15] Nguyễn Lân Việt (2014), "Thực hành bệnh tim mạch", NXB y học, Hà Nội,
tr. 430-441.
16] Hội phòng chống tai biến mạch máu não việt nam. (2011), Đột quỵ não – vấn
đề toàn cầu, Hà nội, http://www.yhth.vn/phong-ngua-tai-bien-mach-maunao-nhu-the-nao_d2969.aspx, ngày truy cập 5-3-2016.
17] Nguyễn Thị Xuyênvà cộng sự. (2008), "Phục hồi chức năng sau tai biến
mạch máu não", Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, NXB y học, Hà
Nội, tr. 5-9

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/