Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022.Sàng lọc trước sinh (SLTS) là kiểm tra tình trạng của thai phụ và thai nhi trong thai kỳ và phát hiện sớm các nguy cơ bất thường/khuyết tật bẩm sinh tìm thấy trên trẻ sinh ra có thể đơn lẻ hay kết hợp, có thể liên quan đến một hoặc nhiều cơ quan (1). Nguyên nhân có thể do các yếu tố di truyền hoặc không do di truyền. SLTS thường được khuyến nghị thực hiện để phát hiện sớm các bất thường để giảm hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ của trẻ em góp phần nâng cao chất lượng dân số (1). Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%, như vậy mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ sơ sinh mắc một dị tật bẩm sinh (2). Tại Việt Nam, trong 1,5 triệu trẻ sơ sinh có 2 – 3% trẻ sơ sinh mắc các DTBS như hội chứng Edwards, hội chứng Down, dị tật ống thần kinh hoặc một số bệnh lý di truyền khác làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ (3). Tuy nhiên, DTBS hoàn toàn có thể phát hiện từ những tháng đầu của thai kỳ thông qua SLTS. Hiện nay, các báo cáo về sản khoa cho thấy nếu thai phụ đượcSLTS kết hợp với sàng lọc sơ sinh sẽ loại bỏ được khoảng 95% những dị tật bất thường giúp nâng cao chất lượng dân số (4).

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00284

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Chương trình SLTS ra đời đã trở thành bước đột phá lớn trong chăm sóc sản khoa. Sau nhiều lần cải tiến và phát triển, năm 1982 SLTS đã trở thành chương trình thực hiện trên toàn thế giới (5). Phương pháp SLTS sử dụng các xét nghiệm sinh hóa từ máu của thai phụ, siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi, xét nghiệm nước ối, gai nhau và máu để xác định nguy cơ có các rối loạn nhiễm sắc thể với tỷ lệ sàng lọc dương khoảng 5% và tỷ lệ phát hiện là 95%. Phương pháp này giúp phát hiện sớm những trẻ sơ sinh bị các DTBS và một số bệnh di truyền không chữa khỏi để đưa quyết định chấm dứt thai kỳ sớm (6). Xác định được tầm quan trọng của SLTS, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra chỉ tiêu 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất (7).
Hiện nay, tỷ lệ SLTS trên thế giới và các thành phố lớn tại Việt Nam đều ở mức cao. Tính đến hết tháng 8/2019, tỷ lệ SLTS trên địa bàn Hà Nội là 83,36%, còn ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ bà mẹ mang thai được SLTS năm 2020 đạt đến 88,57% (8,9).
Tuy nhiên ở những tỉnh thành khác tỷ lệ SLTS tương đối thấp. Năm 2017, tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh có 59% thai phụ SLTS (10), trong khi một nghiên cứu tương tự tại Bình Thuận cho thấy thai phụ có hành vi đúng về SLTS chỉ chiếm 31,9% (11). Nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức và thái độ có tác động lớn đến thực hành SLTS của thai phụ. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh ở phụ nữ mang thai tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất” của Salvi MB năm 2019 cho thấy 42,85% có thái độ đúng khi khám SLTS nhưng chỉ có 14,74% thai phụ tuân thủ thực hành tốt. Kiến thức của phụ nữ và việc sử dụng các xét nghiệm SLTS ở phụ nữ mang thai trên 274 phụ nữ trước khi sinh từ một bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy có 36,1% phụ nữ đã thực hiện SLTS bằng xét nghiệm Double test hoặc Triple test (12).
Tại Long An, Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh” đã được triển khai thực hiện ở tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố và toàn bộ 188 xã, phường, thị trấn. Mặc dù chương trình SLTS ngày càng phát triển và mở rộng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu trang thiết bị và nhân lực thực hiện. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng gây hạn chế không nhỏ là nhận thức, hiểu biết và thái độ của thai phụ về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của SLTS chưa được đầy đủ. Năm 2014, một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của thai phụ về SLTS tại huyện Thủ Thừa của tác giả Nguyễn Thị Phương Tâm cho thấy tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng là 59,9%; 48,6% và 75,5%. Nghiên cứu này cũng tìm thấy các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của thai phụ gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhóm tuổi, kinh tế gia đình (13).
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để huyện điều chỉnh lại một số phương pháp truyền thông tập trung vào các yếu tố liên quan nhằm tăng cường nhận thức của người dân về tầm quan trọng của SLTS khi mang thai để tiến tới tăng tỷ lệ thai phụ thực hiện SLTS và đạt 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất vào năm 2030 nhằm nâng cao chất lượng dân số. Để đánh giá lại hiệu quả của những hoạt động này, đồng thời có số liệu chân thực và thuyết phục để báo cáo cho lãnh đạo huyện sau một thời gian dài triển khai thực hiện đề án sàng lọc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………….. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ………………………………………………………………………….. viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………4
1.1. Các khái niệm………………………………………………………………………………………….4
1.2 Vai trò của sàng lọc trước sinh……………………………………………………………………4
1.3. Các bước sàng lọc trước sinh …………………………………………………………………….5
1.3.1. Sàng lọc trước sinh 3 tháng đầu thai kỳ……………………………………………………5
1.3.2. Sàng lọc trước sinh 3 tháng giữa thai kỳ…………………………………………………..8
1.4. Dị tật bẩm sinh – các nguyên nhân……………………………………………………………10
1.4.1. Dị tật bẩm sinh do yếu tố di truyền………………………………………………………..10
1.4.2. Dị tật bẩm sinh do yếu tố môi trường …………………………………………………….10
1.4.3. Dị tật bẩm sinh do di truyền đa yếu tố ……………………………………………………12
1.5. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về sàng lọc trước sinh…………..12
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về sàng lọc trước sinh…………………………….12
1.5.2. Một số nghiên cứu trong nước về sàng lọc trước sinh………………………………13
1.6.1. Tình hình dị tật bẩm sinh và sàng lọc trước sinh trên thế giới……………………16
1.6.2. Tình hình dị tật bẩm sinh và sàng lọc trước sinh tại Việt Nam ………………….16
1.7. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ mang thai về
sàng lọc trước sinh. ………………………………………………………………………………………17
1.7.1. Yếu tố cá nhân và gia đình……………………………………………………………………17
1.7.2. Yếu tố truyền thông……………………………………………………………………………..17
1.7.3. Yếu tố cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế ………………………………………………..18
1.8. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………………19
HUPHiii
1.9. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………..21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………23
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….23
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..23
2.4. Mẫu………………………………………………………………………………………………………23
2.5.Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………………………24
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu………………………………………………….25
2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………………..25
2.6.2. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………………….26
2.7. Các biến số và chủ đề nghiên cứu: (Phụ lục 3)…………………………………………..26
2.8. Thước đo tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………………….27
2.8.1. Đánh giá kiến thức của phụ nữ mang thai về sàng lọc trước sinh ………………27
2.8.2. Đánh giá thái độ của phụ nữ mang thai về sàng lọc trước sinh ………………….28
2.8.3. Đánh giá thực hành của phụ nữ mang thai về sàng lọc trước sinh ……………..28
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………29
2.9.1. Phương pháp làm sạch số liệu……………………………………………………………….29
2.9.2. Nhập liệu và phân tích số liệu……………………………………………………………….29
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………..29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………..31
3.1. Đặc điểm về dân số – xã hội của thai phụ ………………………………………………….31
Bảng 3.2. Đặc điểm dân số – xã hội của thai phụ………………………………………………31
3.2 Tiền sử sinh đẻ và bệnh tật……………………………………………………………………….33
Bảng 3.4. Tiền sử sinh đẻ và bệnh tật của thai phụ……………………………………………33
3.3. Kiến thức về sàng lọc trước sinh của thai phụ ……………………………………………33
3.4. Thái độ về sàng lọc trước sinh của thai phụ……………………………………………….34
Bảng 3.6. Đánh giá thái độ về sàng lọc trước sinh của thai phụ (N=225)…………….34
3.5. Thực hành về sàng lọc trước sinh của thai phụ…………………………………………..34
3.6. Một số yếu tố về đặc điểm dân số- xã hội và tiền sử sinh đẻ bệnh tật liên quan đến
kiến thức SLTS của thai phụ………………………………………………………………………….35
HUPHiv
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………..48
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………64
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….65
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..66
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT………………………………………………………………….71
PHỤ LỤC 2. TIÊU CHÍ CHO ĐIỂM ……………………………………………………………..7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số thai phụ trên 24 tuần tuổi cần lấy của mỗi xã ………………………………24
Bảng 3.2. Đặc điểm dân số – xã hội của thai phụ………………………………………………31
Bảng 3.3. Nguồn thông tin liên quan đến SLTS của thai phụ …………………………….32
Bảng 3.4. Tiền sử sinh đẻ và bệnh tật của thai phụ……………………………………………33
Bảng 3.5. Đánh giá kiến thức sàng lọc trước sinh của thai phụ (N=225)……………..33
Bảng 3.6. Đánh giá thái độ về sàng lọc trước sinh của thai phụ (N=225)…………….34
Bảng 3.7. Đánh giá thực hành về sàng lọc trước sinh của thai phụ (N=225) ………..34
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức về SLTS với đặc điểm dân số – xã hội của
thai phụ (N=225) ………………………………………………………………………………………….35
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức với nguồn thông tin về SLTS thai phụ nhận
được (N=225)………………………………………………………………………………………………36
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức SLTS của thai phụ với tiền sử sinh đẻ bệnh
tật của thai phụ (N=225) ……………………………………………………………………………….37
Bảng 3.11. Các yếu tố liên quan với kiến thức về SLTS của thai phụ khi xét mô hình
hồi qui đa biến (N=225) ………………………………………………………………………………..37
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ về SLTS của thai phụ với các đặc điểm dân
số-xã hội (N=225) ………………………………………………………………………………………..38
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thái độ với thông tin về SLTS thai phụ nhận được .40
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thái độ về SLTS ở thai phụ với tiền sử sinh đẻ và bệnh
tật của thai phụ (N=225) ……………………………………………………………………………….41
Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan với thái độ về sàng lọc trước sinh của thai phụ khi
xét mô hình hồi qui đa biến (N=225)………………………………………………………………41
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thực hành SLTS với đặc điểm dân số – xã hội của thai
phụ (N=225) ………………………………………………………………………………………………..42
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thực hành SLTS với thông tin thai phụ nhận được
(N=225) ………………………………………………………………………………………………………44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thực hành SLTS với tiền sử sinh đẻ bệnh tật của thai
phụ (N=225) ………………………………………………………………………………………………..44
HUPHvii
Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan thực hành SLTS của thai phụ khi xét mô hình hồi
qui đa biến (N=225) ……………………………………………………………………………………..45
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về SLTS của thai phụ…………46
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về SLTS của thai phụ…….46
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thái độ với thực hành về SLTS của thai phụ………..4

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/