Đánh giá hiệu quả kiểm soát tích cực huyết áp bằng Nicardipin đường tĩnh mạch ở bệnh nhân chảy máu trong sọ giai đoạn cấp

Luận văn Đánh giá hiệu quả kiểm soát tích cực huyết áp bằng Nicardipin đường tĩnh mạch ở bệnh nhân chảy máu trong sọ giai đoạn cấp.Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau các bệnh tim mạch, ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người lớn. Ở Việt nam trong những năm gần đây số người mắc tai biến mạch máu não và di chứng của bệnh có xu hướng gia tăng. Tai biến mạch máu não không những là bệnh nguy hiểm gây tử vong và tàn tật cho bệnh nhân mà còn để lại gánh nặng cho gia đình họ và toàn xã hội. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho điều trị và chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não lên tới 3 tỷ đô la Mỹ. Tại Canada, từ năm 1994 đến 1995 con số này là 857 triệu đô la Mỹ. Hàng năm trên Thế giới số tiền chi phí cho tai biến mạch máu não lên tới hơn 45 tỷ đô la Mỹ [4], [44], [58], [74].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00143

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Chảy máu trong sọ là một thể của tai biến mạch máu não. Chảy máu trong sọ chiếm tỉ lệ khoảng 15-20 % số đột quị. Chảy máu trong sọ ước tính ảnh hưởng trên một triệu người mỗi năm, hầu hết dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Tăng huyết áp rất thường gặp sau chảy máu trong sọ, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có liên quan chặt chẽ giữa mức độ tăng huyết áp và sự gia tăng thể tích khối máu tụ. Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy trong ngày đầu tiên mà chủ yếu trong sáu giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quị thì huyết áp tăng đã làm tăng sự phát triển của khối máu tụ ở bệnh nhân chảy máu trong sọ, dẫn đến làm biến đổi xấu tình trạng lâm sàng. Vì vậy điều trị huyết áp sớm, tích cực ở các bệnh nhân chảy máu trong sọ giai đoạn cấp tính trong sáu giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng đột quị đầu tiên có thể dẫn đến tác dụng có ích, làm cải thiện tiên lượng của bệnh nhân, làm giảm sự tiến triển thể tích khối máu tụ [27]. Theo nghiên cứu của tác giả Morgenstern cho thấy ở những bệnh nhân có huyết áp tâm thu từ 160 đến 220 mmHg thì giảm nhanh huyết áp tâm thu xuống 140 -160 mmHg vẫn an toàn.

Ở Việt Nam, còn chưa nhiều nghiên cứu đánh giá việc kiểm soát tích cực huyết áp bằng các thuốc truyền tĩnh mạch có làm giảm sự lan rộng của khối máu tụ và có gây tác dụng xấu trên chức năng thần kinh của bệnh nhân hay không ? nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kiểm soát tích cực huyết áp bằng Nicardipin đường tĩnh mạch ở bệnh nhân chảy máu trong sọ giai đoạn cấp” với hai mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát tích cực huyết áp bằng Nicardipin đường tĩnh mạch ở bệnh nhân chảy máu trong sọ giai đoạn cấp.

2. Đánh giá thay đổi lâm sàng và thể tích khối máu tụ trong giai đoạn cấp khi kiểm soát huyết áp theo mục tiêu.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu – sinh lý tuần hoàn não 3

1.1.1. Tuần hoàn ngoại vi 3

1.1.2. Tuần hoàn trung tâm 5

1.1.3. Điều hoà cung lượng máu não ở người bình thường và người tăng huyết áp 5

1.2. Các yếu tố nguy cơ của chảy máu não tự phát ó

1.3. Nguyên nhân của chảy máu não l

1.3.1. Các nguyên nhân thường gặp l

1.3.2. Các nguyên nhân ít gặp l

1.4. Sinh lý bệnh của chảy máu não l

1.4.1. Cơ chế sinh lý gây chảy máu l

1.4.2. Sự lan rộng của khối máu tụ 9

1.4.3. Các tổn thương não thứ phát sau chảy máu não 10

1.4.4. Vấn đề chèn ép do khối máu tụ và tăng áp lực trong sọ 11

1.4.5. Vấn đề tăng huyết áp sau đột quỵ: 12

1.5. Phân loại bệnh mạch máu não 13

1.5.1. Phân loại bệnh quốc tế lần thứ X, 1992 (ICD- X, 1992 )  13

1.5.2. Chảy máu não được phân loại chi tiết 13

1.5.3. Phân loại theo vị trí chảy máu não trong tăng huyết áp 14

1.6. Vấn đề chẩn đoán chảy máu não 15

1.7. Cách tính thể tích khối máu tụ trong nhu mô não ll

1.8. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp 19

1.8.1. Định nghĩa tăng huyết áp 19

1.8.2. Phân loại theo tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp 20

1.9. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp 21

1.9.1. Nguyên nhân tăng huyết áp 21

1.9.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp 21

1.10. Biến chứng của tăng huyết áp 24

1.11. Các thuốc sử dụng theo đường tĩnh mạch trong điều trị cơn tăng huyết áp … 25

1.11.1. Nhóm chẹn kênh canxi 25

1.11.2. Nhóm chẹn Alpha giao cảm 25

1.11.3. Nhóm lợi tiểu quai 25

1.11.4. Nhóm dẫn chất Nitrat 26

1.11.5. Nhóm giãn động mạch trực tiếp 26

1.11.6. Chẹn Bêta giao cảm 26

1.11.7. Ức chế giao cảm trung ương 26

1.11.8. Thuốc giãn mạch chủ vận Dopamin 26

1.12. Một số hiểu biết về thuốc chẹn kênh canxi hiện nay 29

1.12.1. Nhóm dihydropyridin 29

1.12.2. Nhóm không dihydropyridin 30

1.13. Thuốc chẹn kênh canxi 30

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 35

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35

2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 35

2.3. Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 35

2.3.2. Mẫu nghiên cứu 36

2.3.3. Phương tiện nghiên cứu 36

2.3.4. Quy trình nghiên cứu 36

2.3.5. Tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu, các chỉ số nghiên cứu 38

2.4. Phương pháp xử lý thống kê 39

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 40

3.1.1. Đặc điểm phân bố về giới 40

3.1.2. Đặc điểm về tuổi 41

3.1.3. Đặc điểm về Glasgow trước truyền Nicardipin 41

3.1.4. Đặc điểm về tiền sử tăng huyết áp 42

3.2. Hiệu quả kiểm soát huyết áp bằng Nicardipin 43

3.2.1. Diễn biến của HA tâm thu 43

3.2.2. Diễn biến của HA tâm trương 45

3.2.3. Diễn biến của HA trung bình 47

3.2.4. Diễn biến liều truyền Nicardipin 49

3.2.5. Diễn biến của tần số tim 51

3.2.6. Thể tích khối máu tụ 52

3.2.7. Vị trí khối máu tụ trong nhu mô não 52

3.2.8. Tuổi và sự lan rộng khối máu tụ 53

3.2.9. Giới tính và sự tăng thể tích khối máu tụ 53

3.2.10. Vị trí chảy máu nhu mô não và sự tăng thể tích khối máu tụ 54

3.3. Thay đổi lâm sàng và cận lâm sàng 55

3.3.1. Glasgow khi vào viện và sự tăng thể tích khối máu tụ 55

3.3.2. Huyết áp tâm thu lúc vào viện và sự lan rộng của khối máu tụ …. 55

3.3.3. Huyết áp tâm trương lúc vào viện và sự lan rộng của khối máu tụ 56

3.3.4. Thời gian đến viện và sự gia tăng thể tích khối máu tụ 57

3.3.5. Tác dụng phụ và tai biến của Nicardipin trong quá trình điều trị . 58

3.3.6. Thay đổi triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 59

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 60

4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 60

4.1.1. Tuổi 60

4.1.2. Giới 61

4.1.3. Đặc điểm về tiền sử tăng huyết áp 61

4.1.4. Đặc điểm Glasgow trước khi truyền Nicardipin 61

4.1.5. Đặc điểm vị trí chảy máu nhu mô não 61

4.2. Hiệu quả kiểm soát huyết áp bằng Nicardipin 62

4.3. Tính an toàn của thuốc 66

4.3.1. Ảnh hưởng của Nicardipin đối với tần số tim 66

4.3.2. Tác dụng phụ của Nicardipin 66

4.4. Thay đổi lâm sàng và thể tích khối máu tụ trong sọ giai đoạn cấp 66

4.4.1. Sự thay đổi thể tích khối máu tụ 66

4.4.2. Tuổi và sự lan rộng khối máu tụ 67

4.4.3. Giới và sự lan rộng khối máu tụ 67

4.4.5. Thời gian đến viện và sự lan rộng khối máu tụ 67

4.4.6. Tri giác lúc vào viện và sự lan rộng khối máu tụ 68

4.4.7. Huyết áp tâm thu và sự lan rộng khối máu tụ 68

4.4.8. Huyết áp tâm trương và sự lan rộng khối máu tụ 68

4.4.9. Vị trí xuất huyết não và sự lan rộng khối máu tụ 68

4.4.10. Phân tích 5 trường hợp tăng thể tích khối máu tụ 69

4.4.11. Thay đổi lâm sàng trước và sau điều trị 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Cƣờng (1997), “Tai biến mạch máu não ”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Vương Đình Cƣờng (2004), “Bước đầu đánh giá hiệu lực và tính an toàn của Nicardipine trong xử trí cơn tăng huyết áp kịch phát”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đăng (1997), “Tai biến mạch máu não ”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đăng (1998), “ Tai biến mạch máu não”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 81-93.
5. Vũ Văn Đính (2001), “Phác đồ xử trí tai biến mạch máu não”, Hội thảo chuyên đề liên khoa, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 114- 119.
6. Vũ Văn Đính, Đặng Quốc Tuấn (2000), “Tăng áp lực nội sọ”, Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 261- 265.
7. Phạm Minh Đức (1995), “Huyết áp động mạch và tăng huyết áp”, bài giảng sinh lý sau đại học Nxb Y học, Hà Nội, tr. 29 – 42.
8. Nguyễn Huy Dung (2000), ” Khảo cứu tính cần thiết, tính hợp lý về lý thuyết và thực hành của phối hợp trị liệu trong tăng huyết áp thích hợp cá thể từng bệnh nhân”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 23 tr. 53-60.
9. Lê Đức Hinh (2001), “Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não”, Hội thảo chuyên đề liên khoa, Bệnh viện Bạch Mai.
10. Lê Đức Hinh và cs (2001), “Tình hình tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước Châu Á”, Hội thảo chuyên đề liên khoa, Bệnh viện Bạch Mai.11. JNC VI (1997), “Dự phòng phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết
áp”, (tài liệu dịch).
12. Phạm Khuê (1991), “Tai biến mạch máu não”, Bách khoa thư bệnh học, Hà Nội, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, tr. 245- 252.
13. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (1996), “Tăng huyết áp”, Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 99-105.
14. Hoàng Đức Kiệt (1996), “Nhân 649 trường hợp tai biến xuất huyết nội sọ phát hiện qua chụp cắt lớp vi tính”, Tạp chí Y học Việt Nam, 9, tr. 13- 20.
15. Hoàng Đức Kiệt (2001), “Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ trợ về thần kinh”, Bài giảng sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Hồ Hữu Lƣơng (2002), “Tai biến mạch máu não”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Nguyễn Xuân Phách (2000), “Tương quan và hồi qui”, Thống kê y học, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 73- 92.
18. Nguyễn Quang Quyền (2012), “Atlas giải phẫu người”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Phạm Minh Thông (2002), “Chụp cắt lớp vi tính chảy máu trong não”, Tài liệu đào tạo chụp cắt lớp vi tính, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 252- 282.
20. Nguyễn Hữu Tín (2004), “ Nghiên cứu diễn biến lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng sự lan rộng của khối máu tụ trong não do tăng huyết áp”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
21. Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2002), “Bài giảng sinh lý bệnh học” nhà xuất bản Y học, Hà Nội.22. Lê Văn Tuấn (2003), “Hội chứng tăng áp lực nội sọ”, Thần kinh học, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 213- 230.
23. Nguyễn Văn Tuận (1998), “Đánh giá một số dấu hiệu cổ điển về tiên lượng chảy máu não do tăng huyết áp”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Bùi Thị Tuyến (1996), “Góp phần nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính chảy máu não trên bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn (2001), “Phì đại thất trái trong tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 25, tr 61-65.
26. Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn (2002), “Khuyến cáo mới về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp”, Viện Tim mạch học Việt Nam

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/