Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay

Luận văn thạc sĩ luật học Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay.Trong những năm vừa qua, cùng với tiến trình cách mạng của dân tộc, ngành y tế nói chung, lĩnh vực YTDP nói riêng đã có nhiều đóng góp to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể: Nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội đã được khống chế hoặc loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ của người dân được tăng lên. Thực hiện quan điểm của Đảng về công tác YTDP, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hệ thống YTDP đã không ngừng phát triển và hoàn thiện đáp ứng nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế dự phòng”.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00285

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Việt Nam là nước đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một số bệnh không nhiễm trùng, bệnh xã hội có xu hướng gia tăng cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết như bệnh tim mạch, ung thư, sức khoẻ tinh thần. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn tăng từ 1,8% (năm 1976) lên 13,7% (năm 2000). Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm có xu hướng diễn biến phức tạp. Trong vòng 10 năm (1994 – 2003) một số bệnh có tỷ lệ mắc cao như: cúm, sốt rét, lao, sốt xuất huyết và một số bệnh có tỷ lệ chết cao như: lao, HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết. Nhiều bệnh dịch lưu hành địa phương có xu hướng quay trở lại phát triển thành dịch lớn. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh mới nguy hiểm đang là mối nguy cơ đe doạ sức khoẻ cộng đồng như: SARS, cúm H5N1, HIV/AIDS…
Con người được Đảng ta quan niệm không phải chỉ là động lực phát triển kinh tế – xã hội mà còn là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Một trong những những yêu cầu của nguồn nhân lực là phải có sức khoẻ thể xác cũng như sức khoẻ tâm thần tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người. Để thực hiện mục tiêu đến năm 20209 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, xây dựng con người phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển nguồn nhân lực là một trong ba lĩnh vực then chốt cần tập trung triển khai để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế – xã hội, đòi hỏi công tác y tế nói chung và YTDP nói riêng phải có những chuyển biến tích cực và đột phá để đi lên.
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2005 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 46/2005/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó xác định nhiệm vụ “Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng”. Ngày 30/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó có nêu rõ xây dựng và phát triển trung tâm y tế dự phòng đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ: giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ nhằm củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng là một trong những nội dung của phát triển hệ thống y tếViệt Nam.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác YTDP trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cải thiện đời sống và giống nòi, ngày 09/11/2006, Thủ10 tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chiến lược quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển và đầu tư cho công tác YTDP trong tương lai, đồng thời Chiến lược là cơ sở định hướng y tế Việt Nam đi theo hướng phát triển của y học thế giới là “y học trong tương lai là y học dự phòng”. Chiến lược cũng là cơ sở pháp lý để xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới YTDP, xây dựng các chương trình hành động, dự án mục tiêu quốc gia về y tế dự phòng, đồng thời là cơ sở để phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả các nguồn lực cho YTDP.
Để thực hiện được các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mạng lưới YTDP cần được củng cố, hoàn thiện, quy hoạch và nâng cao chất lượng để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho, trong đó yếu tố quyết định là phải có một đội ngũ cán bộ, viên chức dự phòng đủ về số lượng, có chất lượng, có chuyên môn cao, có văn hoá, y đức và khả năng sáng tạo, tiếp thu những thành quả khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới. Vì lý do đó luận văn đề cập tới vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII) về “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”; Nghị quyết số46/2005/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 153/2006/QĐ-TT ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê11 duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Viện Chiến lược và Chính sách – Bộ Y tế đã có đề tài “Quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá” (nghiệm thu năm 2004), trong đó đưa ra quan điểm phát triển y tế bền vững và trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ y tế đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực y tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó trong những năm qua Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng Việt Nam cũng đã dự thảo một số báo cáo, đề án về hoàn thiện và nâng cao hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng, trong đó có đề cập đến vấn đề nhân lực
như:
– “Báo cáo Thực trạng nhân lực và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại tuyến huyện”, Bộ Y tế, tháng 6 năm 2007.
– Đề án “Hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện”, Cục Y tế dự phòng Việt Nam, tháng 8 năm 2007.
Tuy nhiên, trong các đề tài, đề án, báo cáo chỉ đề cập ở phạm vi hẹp hoặc chưa đề cập, phân tích về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, những tồn tại, hạn chế của đội ngũ viên chức YTDP, cũng như chưa đưa ra được các tiêu chí để đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP một cách toàn diện.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
– Về đối tượng nghiên cứu:
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là tình hình chất lượng đội ngũ viên chức YTDP Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Cụ thể là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất12 các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP trong thời gian
tới.
– Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam. Thời gian nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2006.
3. Mục đích và mục tiêu của luận văn:
– Mục đích của luận văn:
Luận văn có mục đích là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020.
– Mục tiêu của luận văn:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP. Cụ thể là làm sáng tỏ khái niệm, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức YTDP.
2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2006.
3. Phân tích yêu cầu khách quan, quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, với những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích – tổng hợp, lịch sử – so sánh, kết hợp với các nghiên cứu khác như phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học.
Các số liệu minh hoạ trong đề tài được dựa trên các tài liệu thứ cấp như: niên giám thống kê y tế, điều tra y tế quốc gia năm 2002, báo cáo tổng kết về công tác y tế dự phòng hàng năm của Cục Y tế dự phòng Việt Nam, số liệu báo cáo của các địa phương về nhân lực y tế do Vụ Tổ chức13 cán bộ – Bộ Y tế tổng hợp, các chính sách có liên quan đã được ban hành và còn có hiệu lực, các bài viết trên các tạp chí, trang thông tin điện tử…
Trong luận văn cũng sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề án có liên quan đã được công bố.
6. Đóng góp khoa học của luận văn:
– Đưa ra những tiêu chí nâng cao chất lượng viên chức YTDP.
– Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng viên chức YTDP nhằm góp phần tạo ra một đội ngũ viên chức YTDP có chuyên môn giỏi, có tiềm năng tự phát triển và đạo đức tốt, đáp ứng được những đòi hỏi của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Kết quả luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật trong một lĩnh cụ thể – chất lượng đội ngũ viên chức YTDP.
Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng đội ngũ viên chức YTDP có chất lượng và những người quan tâm đến vấn đề chất lượng của đội ngũ viên chức YTDP.
8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương và 50 mục.
Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP.
Chương 2. Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 8
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP
14
1.1. Khái niệm, vai trò của đội ngũ viên chức YTDP 14
1.1.1. Khái niệm viên chức và viên chức YTDP 14
1.1.1.1. Khái niệm viên chức 14
1.1.1.2. Khái niệm viên chức YTDP 18
1.1.2. Vai trò của đội ngũ viên chức YTDP 19
1.2. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ
viên chức YTDP
22
1.2.1. Tiêu chuẩn của viên chức y tế dự phòng 22
1.2.1.1. Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức 22
1.2.1.2. Tiêu chuẩn của viên chức YTDP 26
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ viên chức
YTDP
28
1.2.2.1. Các tiêu chí chung 30
1.2.2.2. Các tiêu chí cụ thể 30
1.3. Điều kiện đảm bảo chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP
33
1.3.1. Đảm bảo về chính trị 33
1.3.2. Đảm bảo về kinh tế 34
1.3.3. Đảm bảo về pháp luật 35
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP
ở Việt Nam
37
2.1. Tình hình kinh tế, xã hội, địa lý và dân số tác động
đến phát triển mạng lưới YTDP và chất lượng đội
376
ngũ viên chức YTDP
2.1.1. Yếu tố tự nhiên, môi trường, dân số 37
2.1.2. Yếu tố kinh tế, xã hội 37
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở
Việt Nam
39
2.2.1. Sự phát triển về số lượng của đội ngũ viên chức
YTDP
39
2.2.2. Phân bố nhân lực YTDP 41
2.2.2.1. Tuyến trung ương 42
2.2.2.2. Tuyến tỉnh 42
2.2.2.3. Tuyến huyện 46
2.2.2.4. Nhân lực YTDP khác 49
2.2.3. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng của viên chức
YTDP
49
2.2.4. Về đạo đức, lối sống của viên chức YTDP 50
2.2.5. Về trình độ, năng lực và khả năng hoạt động thực
tiễn của viên chức YTDP
52
2.2.5.1. Trình độ đào tạo 52
2.2.5.2. Năng lực và khả năng hoạt động thực tiễn 56
2.3. Những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ
viên chức YTDP
61
2.3.1. Công tác đánh giá, phân loại viên chức YTDP 61
2.3.2. Công tác quy hoạch, tuyển dụng viên chức YTDP 63
2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức YTDP 65
2.3.4. Về chế độ, chính sách đối với viên chức YTDP 67
2.4. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế 69
2.4.1. Nguyên nhân khách quan 697
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 70
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020
73
3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP – yêu
cầu cấp bách hiện nay
73
3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác y tế 75
3.3. Các quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức YTDP
78
3.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP
78
3.4.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất
chính trị, tư tưởng
78
3.4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất đạo
đức, lối sống, phong cách làm việc
81
3.4.3. Các giải pháp nâng cao trình độ, năng lực và khả
năng tổ chức hoạt động thực tiễn
84
3.4.4. Các giải pháp khác 88
3.4.4.1. Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức và pháp luật về lĩnh vực YTDP
88
3.4.4.2. Đổi mới quan điểm, nội dung và phương pháp đánh
giá viên chức
90
3.4.4.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch viên chức và thực
hiện việc đề bạt, bổ nhiệm viên chức theo quy hoạch
92
Kết luận 94
Tài liệu tham khảo. 97-10

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/