Mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng và các yếu tố liên quan
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng và các yếu tố liên quan.Ung thư hiện đang là gánh nặng của hệ thống y tế toàn cầu. Theo tổ chức y tế thế giới năm 2012, trên thế giới có khoảng 14 triệu trường hợp ung thư mới, đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng lên 21,7 triệu trường hợp ung thư [71]. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 150 nghìn NB ung thư mới và dự báo tới năm 2020 sẽ tăng lên 200 nghìn trường hợp [14]. Trong đó, tỷ lệ hiện mắc ung thư đường tiêu hóa tại Việt Nam năm 2017 gần 240 nghìn ca chiếm gần 40% trong tất cả các loại ung thư [70].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00274 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh phổ biến tại các nước Âu Mỹ và đứng hàng đầu trong ung thư đường tiêu hoá. Theo số liệu của Tổ chức Y tế năm 2018, ung thư đại trực tràng là một trong 3 căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao (sau ung thư phổi và ung thư vú) và thuộc nhóm 5 căn bệnh ung thư dẫn tới tử vong, UTĐTT đã ảnh hưởng tới 1,4 triệu người, 55% trong số đó sống ở các nước công nghiệp [30]. Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICCUnion for International Cancer Control) ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu trường hợp UTĐTT mới được phát hiện và khoảng 5000 trường hợp tử vong [30]. Năm 2016, ước tính có khoảng 1.324.922 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở Hoa Kỳ [28]. Ở Việt Nam, theo số liệu ghi nhận năm 2018, UTĐTT đứng hàng thứ 5 trong tất cả các loại ung thư, sau ung thư phổi, dạ dày, vú, gan và đứng hàng thứ 3 trong ung thư đường tiêu hóa, sau ung thư gan và ung thư dạ dày [12].
Cho đến nay, phẫu thuật là phương thức điều trị chính cho ung thư đại trực tràng với mục đích chữa bệnh, điều trị triệu chứng khi người bệnh bị biến chứng: thủng đại tràng hoặc tắc nghẽn [16].
Mặc dù phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong ung thư đại trực tràng nhưng phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của .người bệnh. Phẫu thuật thường ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, người bệnh thường đặt câu hỏi: mổ có nguy hiểm không, sau mổ có đau không, mổ có lành bệnh không, có để lại di chứng, biến chứng không, chi phí có nhiều không…[71]. Đây chính là những vấn đề lo âu của người bệnh trước phẫu thuật. Lo âu là một trạng thái tâm lý phổ biến ở người bệnh khi nằm viện, đặc biệt là ở người bệnh điều trị bằng phẫu thuật.
Lo âu là một trạng thái tâm lý phổ biến ở người bệnh khi nằm viện, đặc biệt là ở người bệnh điều trị bằng phẫu thuật. Lo âu được định nghĩa là một cảm giác không thoải mái, sợ hãi, căng thẳng và e ngại. Nó là một phản ứng với bên ngoài hoặc kích thích bên trong và có thể có các triệu chứng về hành vi, cảm xúc, nhận thức, thể chất [15]. Lo âu có thể xuất hiện trong cả ba giai đoạn: trước phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Lo âu ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh và cũng là một trong nhiều lý do để điều dưỡng phải quan tâm, chăm sóc. Lo âu có tác động trực tiếp đến sự thành công của phẫu thuật và sự phục hồi sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật. Giai đoạn trước phẫu thuật là một trong những sự kiện đáng lo ngại đối với hầu hết người bệnh phẫu thuật. Nó thường kích hoạt cảm xúc, nhận thức và sinh lý phản ứng.
Mục tiêu của chăm sóc điều dưỡng quanh phẫu thuật là cung cấp môi trường tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật [72]. Lo âu trước phẫu thuật là một vấn đề đầy thách thức trong chăm sóc trước phẫu thuật của người bệnh. Một mức độ thấp phổ biến của lo âu là một phản ứng mong đợi đối với những điều không thể đoán trước hoặc trường hợp có khả năng đe dọa tính mạng, đặc biệt là đối với một kinh nghiệm phẫu thuật đầu tiên của người bệnh. Tuy nhiên, cao hơn và mức độ lo âu trước phẫu thuật kéo dài dẫn đến chậm trễ trong việc chữa lành vết thương cũng như cần liều thuốc gây mê lớn hơn và phục hồi kém. Hầu hết người bệnh trong giai đoạn tiền phẫu đều cảm thấy lo âu và coi như một phản ứng thông thường [31], [34]. Lo âu trước phẫu thuật có thể dẫn đến một số biến chứng trên người bệnh, và một trong những biến chứng là đau. Đau là mong muốn phổ biến của người .bệnh sau phẫu thuật hầu hết xảy ra do lo âu trước phẫu thuật và là một yếu tố phổ biến. Lo âu trước phẫu thuật đã được tìm thấy dẫn đến một số vấn đề như buồn nôn, nôn, rối loạn tim mạch như nhịp tim nhanh và tăng huyết áp, và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một tỷ lệ lớn người bệnh phẫu thuật gặp phải lo âu trước phẫu thuật đáng kể và điều này đã được báo cáo gây ảnh hưởng đến 60-80% người bệnh phẫu thuật [58]. Mức độ mà mỗi người bệnh biểu hiện lo âu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người bệnh nhạy cảm với lo âu trước phẫu thuật, tuổi, giới tính, kinh nghiệm trong quá khứ với phẫu thuật, tình trạng giáo dục, loại và mức độ của phẫu thuật đề xuất, tình trạng sức khỏe hiện tại, và tình trạng kinh tế xã hội. Xác định các yếu tố rủi ro giúp người điều dưỡng cung cấp hỗ trợ tâm lý trong thăm khám trước phẫu thuật để giảm căng thẳng. Một số nhóm người bệnh, ví dụ: nữ, người bệnh trẻ tuổi, người bệnh không có tiền sử phẫu thuật trước đó kinh nghiệm hoạt động có mức độ lo âu trước phẫu thuật tăng lên [71]. Một nghiên cứu của Henok Mulueta (2018) [53] được thực hiện ở bệnh viện Debre MarKos và Felege Hiwot, Tây Bắc Ethiopia, cho thấy tỷ lệ chung của lo âu trước phẫu thuật là 61%. Tương tự, một nghiên cứu của Wetsch (2009) [63] được thực hiện ở Áo báo cáo rằng lo âu trước phẫu thuật chiếm 45,3% trong số người bệnh phẫu thuật nhập viện.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của Akinsulore (2015) [23] được thực hiện trong bệnh viện đại học ở Nigeria và một nghiên cứu thí điểm ở Nigeria cho thấy 51,0% và 90% người bệnh phẫu thuật có lo âu đáng kể trước phẫu thuật. Nghiên cứu Eva Reyes-Gilaber (2017) [59] về đánh giá sự lo âu trước và sau phẫu thuật ở người bệnh trải qua phẫu thuật miệng cấp cứu với thang điểm STAI-S cho thấy tỷ lệ lo âu sau phẫu thuật là 73,3% trên 33 người bệnh. Nghiên cứu Marta Medeiros & Celina Tizuko Fujiyama Oshima (2010) [52] về trầm cảm và lo âu trên người bệnh ung thư đại trực tràng, cho thấy kết quả nhóm người bệnh được điều trị bằng phẫu thuật thì trầm cảm và lo âu cao hơn ở nhóm người bệnh được điều trị bằng hóa trị … Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập về sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Vậy, mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ung thư đại trực tràng như thế nào và các yếu tố liên quan đến lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ung thư đại trực tràng là gì? Đó là câu hỏi nghiên cứu. Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng và các yếu tố liên quan”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định các yếu tố liên quan đến lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định mức độ lo lâu của người bệnh trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng theo thang điểm HADS-A.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng: dân số, hỗ trợ xã hội và tình trạng bệnh
MỤC LỤC
Lời cam đoan…………………………………………………………………………………………I
Mục lục………………………………………………………………………………………………..II
Danh mục từ viết tắt………………………………………………………………………………V
Danh mục các bảng…………………………………………………………………………….. VI
Danh mục các biểu đồ………………………………………………………………………… VII
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 6
1.1 Sơ lược tâm lý người bệnh……………………………………………………………….. 6
1.2 Tình trạng lo âu ………………………………………………………………………………. 8
1.3 Các công trình nghiên cứu về tình trạng lo âu trước PT……………………… 14
1.4 Ung thư đại trực tràng ……………………………………………………………………. 17
1.5 Học thuyết điều dưỡng…………………………………………………………………… 21
1.6 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………………………………………………………….. 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………… 26
2.3 Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………… 27
2.4 Kỹ thuật chọn mẫu ………………………………………………………………………… 27
2.5 Kiểm soát sai lệch …………………………………………………………………………. 27
.
.i
2.6 Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………………………….. 28
2.7 Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………………. 29
2.8 Các biến số cần thu thập và định nghĩa…………………………………………….. 30
2.9 Xử lý số liệu và phân tích số liệu…………………………………………………….. 33
2.10 Vấn đề y đức và tính ứng dụng của nghiên cứu……………………………….. 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 36
3.1 Đặc điểm chung của người bệnh……………………………………………………… 36
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của NB ……………………………………………………… 39
3.3 Đặc điểm về bệnh của người bệnh…………………………………………………… 41
3.4 Mức độ lo âu người bệnh trước phẫu thuật của người bệnh………………… 42
3.5 Những vấn đề lo âu của người bệnh ………………………………………………… 43
3.6 Các yếu tố liên quan và không liên quan đến lo âu trước phẫu thuật……. 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 48
4.1 Đặc điểm chung của người bệnh……………………………………………………… 48
4.2 Đặc điểm về bệnh của người bệnh…………………………………………………… 53
4.3 Mức độ lo âu của người bệnh………………………………………………………….. 53
4.4 Các vấn đề lo âu của người bệnh …………………………………………………….. 56
4.5 Xác định các yếu tố liên quan đến lo âu …………………………………………… 58
4.6 Điểm mạnh và hạn chế nghiên cứu………………………………………………….. 61
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 63
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khung học thuyết về sự thoải mái…………………………………………… 23
Bảng 1. 2 Ứng dụng khung học thuyết về sự thoải mái cho NB PT…………… 24
Bảng 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu ………………………………………………. 28
Bảng 3.1 Tuổi trung bình …………………………………………………………………….. 36
Bảng 3.2 Phân bố UTĐTT theo nhóm tuổi…………………………………………….. 36
Bảng 3.3 Phân bố theo đặc điểm kinh tế xã hội………………………………………. 39
Bảng 3.4 Đặc điểm về bệnh của người bệnh ………………………………………….. 41
Bảng 3.5 Vấn đề lo âu người bệnh trước phẫu thuật ……………………………….. 43
Bảng 3.6 Bảng các yếu tố liên quan đến lo âu người bệnh trước PT
UTĐTT……………………………………………………………………………………………… 44
Bảng 4.1 So sánh tuổi trung bình trong các nghiên cứu …………………………… 49
Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ nam/nữ trong các nghiên cứu………………………………. 50
Bảng 4.3 Kết quả mức độ lo âu trước phẫu thuật của một vài nghiên cứu….. 5
Recent Comments