Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại bệnh viện Đại Học Võ Trường Toản năm 2020 – 2021.THK gối là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý mạn tính của người cao tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của BN. Tổ chức y tế thế giới ước tính khoảng 25% người già trên 65 tuổi bị đau khớp và tàn phế do mắc bệnh THK gối [55]. Năm 2005 ở Mỹ có 27 triệu người (khoảng 10% dân số) mắc bệnh THK và đến năm 2009, THK đứng hàng thứ 4 khiến cho BN phải nhập viện điều trị. THK là nguyên nhân đứng đầu trong việc thay khớp: 905.000 trường hợp thay khớp háng và gối đã được thực hiện trong năm 2009 với chi phí rất cao 24,3 tỷ đô la Mỹ [55]. Ở Việt Nam, theo một NC của Phạm Hồ Thục Lan tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ THK gối trên X quang ở những người trên 40 tuổi là 34,2% [33].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00741 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
THK gối là bệnh thoái hóa tiến triển, liên quan đến hệ thống tự miễn và phản ứng viêm, trong đó gồm có 2 yếu tố quan trọng là: yếu tố cơ học và yếu tố sinh học. Hậu quả là gây ra sự hoạt hóa và giải phóng enzym trong quá trình thoái biến chất cơ bản làm phá hủy sụn khớp và sự tạo khớp bị suy giảm, bề mặt sụn khớp bị mỏng dần, xơ hóa và biểu hiện lâm sàng đầu tiên là đau, hạn chế vận động khớp. Mục tiêu điều trị chính là giảm sự hoạt hóa và giải phóng enzym gây hủy bề mặt sụn khớp, giúp tái tạo lại bề mặt sụn khớp [59].
Các phương pháp điều trị bao gồm giáo dục BN về cách phòng ngừa, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ gây nặng bệnh kết hợp điều trị nội và ngoại khoa. Điều trị nội khoa gồm các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu: chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, … thường đơn giản, dễ làm, ít biến chứng song hiệu quả chưa cao. Các biện pháp dùng thuốc giảm đau, NSAIDS có hiệu quả nhanh nhưng gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày tá tràng, …. Tiêm corticoid tại khớp gối có giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng dùng kéo dài có thể gây tổn thương thoái hóa sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như phản ứng viêm khớp do tinh thể thuốc, nhiễm khuẩn khớp [71]. Tiêm acid hyaluronic vào khớp có tác dụng tái tạo chức năng bôi trơn và chống sốc cho khớp nhưng theo nhiều NC cho thấy hiệu quả không ổn định lâu dài, không có chức năng bảo vệ, tái tạo sụn khớp [56]. Một kỹ thuật điều trị mới tác động tới sụn khớp theo hướng bảo tồn khớp một cách tự nhiên, độc lập hoặc phối hợp tốt với các phương pháp điều trị hiện tại nhằm đem lại kết quả cao trong điều trị bệnh, hạn chế các biến chứng và nhu cầu thay khớp nhân tạo. Liệu pháp PRP tự thân đã mở ra một hướng mới để điều trị THK: điều trị bảo tồn khớp một cách tự nhiên, sinh lý nhất, với hy vọng hạn chế dùng thuốc vốn nhiều tác dụng phụ. Phương pháp này tác động đúng vào cơ chế sinh bệnh của THK nhờ tác dụng thông qua các yếu tố tăng trưởng tự nhiên được sản sinh trực tiếp từ tiểu cầu có khả năng tái tạo và phục hồi tổn thương. Liệu pháp PRP trong điều trị THK gối là một hướng NC mới đã và đang được áp dụng trên thế giới, bước đầu có hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện có một số cơ sở y tế đã ứng dụng liệu pháp PRP trong một số lĩnh vực lâm sàng như thẩm mỹ, răng hàm mặt và cơ xương khớp. Tuy nhiên chưa có nhiều các NC hệ thống về sử dụng liệu pháp trong điều trị bệnh THK gối nguyên phát. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại bệnh viện Đại Học Võ Trường Toản năm 2020 – 2021” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….. 3
1.1. Giải phẫu khớp gối ……………………………………………………………………. 3
1.2. Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh ………………………………………………….. 4
1.3. Dịch tễ học của thoái hóa khớp …………………………………………………… 6
1.4. Phân loại, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thoái hóa khớp gối ….. 7
1.5. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối…………………………………………………….. 7
1.6. Điều trị thoái hóa khớp gối……………………………………………………….. 10
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước …………………………………. 12
1.8. Kỹ thuật tiêm PRP…………………………………………………………………… 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………… 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………. 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 19
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………… 27
Chương 3. KẾT QUẢ………………………………………………………………………….. 28
3.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………. 28
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………………………… 31
3.3. Đánh giá kết quả điều trị ………………………………………………………….. 34
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 43
4.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………. 436f87e 1b11a 932da b860f81b6f9bdc32eca c7776e0cf7b60da 52f6cf66b5ff2941e747e
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………………………… 46
4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị ………………………………………………………… 52
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 57
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm chung …………………………. 21
Bảng 2.2. Các biến số về tiền sử của bệnh nhân……………………………………. 22
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm lâm sàng …………………….. 23
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm cận lâm sàng ………………. 24
Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm MRI …………………………… 25
Bảng 3.1. Chỉ số khối cơ thể đối tượng nghiên cứu……………………………….. 30
Bảng 3.2. Đặc điểm tương quan giữa X quang và giới ………………………….. 31
Bảng 3.3. Đặc điểm tương quan giữa X quang và tuổi………………………….. 32
Bảng 3.4. Đặc điểm tương quan giữa X quang và BMI…………………………. 32
Bảng 3.5. Đánh giá kết quả lâm sàng theo thang điểm VAS………………….. 34
Bảng 3.6. Đánh giá kết quả X quang……………………………………………………. 35
Bảng 3.7. Đánh giá kết quả siêu âm……………………………………………………… 35
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả độ dày sụn trên siêu âm……………………………..
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối theo tuổi. ……………………………………. 28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối theo giới tính ……………………………… 29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối theo nghề nghiệp………………………… 29
Biểu đồ 3.4. Phân bố tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ…………………………….. 30
Biểu đồ 3.5. Phân bố triệu chứng lâm sàng ………………………………………….. 31
Biểu đồ 3.6. Phân bố mức độ tổn thương sụn trên MRI ……………………….. 33
Biểu đồ 3.7. Đánh giá kết quả thang điểm KOOS…………………………………. 34
Biểu đồ 3.8. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại lồi cầu trong
xương đùi……………………………………………………………………………………………. 37
Biểu đồ 3.9. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại lồi cầu ngoài
xương đùi……………………………………………………………………………………………. 38
Biểu đồ 3.10. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại diện bánh
chè ……………………………………………………………………………………………………… 39
Biểu đồ 3.11. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại diện lồi cầu
…………………………………………………………………………………………………………… 40
Biểu đồ 3.12. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại mâm chày
trong…………………………………………………………………………………………………… 41
Biểu đồ 3.13. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại mâm chày
ngoài……………………………………………………………………………………………………
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối ……………………………………………………………….. 3
Hình 1.2. Hình ảnh thoái hóa khớp gối………………………………………………….. 5
Hình 1.3. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong bệnh thoái hóa khớp gối………… 6
Hình 1.4. Các giai đoạn thoái hóa khớp gối trên X quang………………………. 9
Hình 1.5. Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối theo hội thoái hóa khớp và
loãng xương 2016………………………………………………………………………………… 11
Hình 1.6. Trình tự chuẩn bị và tiêm PRP …………………………………………….. 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Hải Bình (2016), Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hoá khớp gối bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, pp.
2. Lưu Thị Bình, Phạm Thị Quyên (2013), "Nghiên cứu tổn thương viêm màng hoạt dịch trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Thái Nguyên", Tạp chí Nội khoa Việt nam, pp. 214-221.
3. Bộ Y Tế (2016), Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế) ,Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp. 124-127.
4. Nguyễn Ngọc Châu (2012), Nghiên cứu nồng độ IL-1, TNF α và mật độ khoáng xương ở bệnh nhân thoái hóa khớp, Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y, pp.
5. Đinh Thị Diệu Hằng (2013), Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại Hải Dương, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
6. Đặng Hồng Hoa (1997), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hư khớp gối, Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
7. Nguyễn Mai Hồng (2006), "Xu hướng mới trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp", Y học lâm sàng, (8), pp. 15-19.
8. Bui Hong Thien Khanh, Triet Dinh Duong, Nhan Thanh Nguyen (2014), "Symptomatic knee osteoarthritis treatment using autologous adipose derived stem cells and platelet-rich plasma: a clinical study", Biomedical Research and Therapy, 1 (1), pp. 2-8.6f87e 1b11a 932da b860f81b6f9bdc32eca
9. Lê Thị Liễu, Nguyễn Mai Hồng (2009), Nghiên cứu vai trò của siêu âm khớp trong chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối, Bệnh viện Bạch Mai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, pp.
10. Lê Na (2012), Nhận xét tình trạng thoái hóa khớp gối ở người có hội chứng chuyển hóa từ 40 đến 70 tuổi, Luận án thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, pp.
11. Nguyễn Thị Thanh Phượng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng , siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, pp.
12. Phạm Hoài Thu (2017), Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, pp.
13. Dương Đình Toàn (2015), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
14. Cấn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Phi Nga (2014), "Mối liên quan giữa viêm màng hoạt dịch với các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối", Tạp chí Nội khoa Việt nam, 13 pp. 33-37
Recent Comments