Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh là người trưởng thành
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh là người trưởng thành.Động kinh là bệnh lý mạn tính của não, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh [0], [0]. Trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc động kinh dao động từ 5/1000 dân đến 10/1000 dân [0], [0], [0]. Ở Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc động kinh dao động trong khoảng 4,5%o đến 5,4%o tùy theo từng tác giả, nông thôn gặp nhiều hơn thành thị [0], [0], [0], và về lâu dài, loại bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [0], [0], [0].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00294 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Là bệnh lý xuất phát từ tổn thương ở não nên ngoài các cơn động kinh, bệnh nhân động kinh còn có thể bị tổn thương các chức năng cao cấp của não trong đó có chức năng nhận thức [0], [0], [0], [0]. Rối loạn nhận thức, mà mức độ nặng là sa sút trí tuệ, là hội chứng rối loạn chức năng của vỏ não bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, sự hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán [0], [0], [0], [0]. Các ảnh hưởng của rối loạn nhận thức đến cuộc sống hàng ngày tiến triển nặng dần, tuỳ theo mức độ trầm trọng của bệnh làm người bệnh có thể bị phụ thuộc một phần hay toàn bộ vào người thân, [0], [0]. Cùng với các nghiên cứu tập trung vào các bệnh lý liên quan đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi [0], [0], rối loạn nhận thức trên bệnh nhân động kinh cũng đã được đề cập đến [0], [0], [0].
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn nhận thức trên bệnh nhân động kinh được công bố [0], [0], [0]. Năm 1998, Hart và cộng sự đã mô tả một số đặc điểm sinh bệnh học về mối liên quan giữa sa sút trí tuệ và động kinh [0]. Deonna T (2005) [0] cho rằng có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ giữa các loại cơn động kinh. Bên cạnh các nghiên cứu về mối liên quan giữa rối loạn nhận thức và thể động kinh, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rối loạn nhận thức còn liên quan đến tuổi khởi phát cơn động kinh [0], [0], [0], tần suất cơn [0], [0], [0], thời gian mang bệnh [0], [0] và việc sử dụng một số thuốc kháng động kinh cổ điển [0], [0], [0]. Tỷ lệ rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ trên bệnh nhân động kinh khác nhau tùy theo từng nghiên cứu, vì phụ thuộc vào đối tượng cũng như phương pháp chọn mẫu. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều nhận thấy rối loạn nhận thức đều liên quan đến các yếu tố kể trên và sự cộng hưởng các yếu tố này sẽ làm cho rối loạn nhận thức trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, việc hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn nhận thức trên bệnh nhân động kinh sẽ giúp cho việc đưa ra các chiến lược phù hợp trong điều trị cũng như trong chăm sóc bệnh nhân động kinh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Với mong muốn tìm hiểu rối loạn nhận thức và đánh giá về mối liên quan giữa chức năng nhận thức với một số yếu tố trên bệnh nhân động kinh ở người Việt Nam trưởng thành, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh là người trưởng thành“. Để có thể cung cấp các thông tin giúp các thầy thuốc chọn các giải pháp điều trị người bệnh phù hợp và qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nghiên cứu được thiết kế gồm những mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trên bệnh nhân động kinh là người trưởng thành.
2. Phân tích mối liên quan giữa thể lâm sàng, tần suất cơn, tuổi khởi phát, thời gian mắc bệnh và thuốc kháng động kinh ở bệnh nhân động kinh người trưởng thành với sự biến đổi một số chức năng nhận thức.
Nguyễn Văn Hướng, Lê Quang Cường (2007), “Tỉ lệ hiện mắc động kinh tại xã Phù Linh huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội năm 2003”. Tạp chí nghiên cứu Y học, 52(5), tr 68-72.
Lê Quang Cường, Nguyễn Văn Hướng (2009), “Một số đặc điểm dịch tễ học động kinh ở hai cộng đồng thành thị và nông thôn thuộc thành phố Hà Nội năm 2003”, Tạp chí Y học Việt nam, 354 (1), tr 49-53.
Nguyễn Văn Hướng, Lê Quang Cường, Nguyễn Kim Việt (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm về nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành”, Tạp chí Y học Thực hành, 10(787), tr. 68-71.
Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Kim Việt, Lê Quang Cường (2012), “Đặc điểm về trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành”, tạp chí Nghiên cứu Y học, Suppl 3 (Vol 80), 93- 99.
TIẾNG VIỆT
Nguyễn Đại Chiến (2006), Đánh giá chức năng nhận thức ở người Việt nam từ 60 tuổi trở lên bằng một số trắc nghiệm thần kinh tâm lý, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
Lê Quang Cường (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học động kinh tại hai xã phường thuộc thành phố Hà nội 2003 – 2006. Đề tài cấp Bộ, Bộ Y tế. Tr 33-67.
Lê Quang Cường (2009), Chẩn đoán động kinh, Nhà xuất bản Y học. Tr 34-53.
Lê Quang Cường (2009), Điều trị động kinh. Nhà xuất bản Y học. Tr 96- 112.
Ngô Văn Dũng (2005), Bước đầu đánh giá suy giảm nhận thức nhẹ và một số yếu tố liên quan người cao tuổi tại huyện Ba vì, Hà tây, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội. Tr 15-45.
Ngô Đăng Thục (2004), “Một số kiến thức điều trị sa sút trí tuệ hiện nay”, Hội thảo chuyên đề những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, Bệnh viện Bạch mai. Tr. 17Hồ Anh Thủy (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm về rối loạn nhận thức trên bệnh nhân động kinh ở người trưởng thành được điều trị bằng Phenolbacbital, Luận văn tốt Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Đoàn Minh Trí (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm rối loạn nhận thức trên bệnh nhân trưởng thành động kinh cơn lớn, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Vân (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn nhận thức sau nhồi máu não ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
Nguyễn Kim Việt (2005), Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
Recent Comments