Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ của bênh vảy nến thể thông thường

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ của bênh vảy nến thể thông thường.Vảy nến là một bênh da mạn tính, tiến triển thành từng đợt xen kẽ những giai đoạn ổn định, có thể sạch hoàn toàn thương tổn hoặc chỉ còn một vài đám khu trú ở vị trí da nào đó của cơ thể [13,27,102]. Vảy nến thể thông thường ít gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bênh, đặc biêt là thẩm mỹ. Bênh rất thường gặp ở Viêt Nam cũng như trên thế giới.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2004.00714

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bênh vảy nến được mô tả đầu tiên từ thời cổ đại trong y văn của Hyppocrates. Khi đó tác giả đã thống kê các thương tổn giống như bênh vảy nến ngày nay nhưng được gọi với các tên khác nhau. Vì vậy trong một thời gian dài bênh vảy nến bị nhầm lẫn với các bênh như chốc, phong, lichen v.v. Đến năm 1801, Robert Willan là người đã mô tả những nét đặc trưng của bênh và đặt tên là “psoriasis” rút ra từ chữ Hylạp “Psora” [11,17,40,91,113]. Ở Viêt Nam, giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên đặt tên cho bênh này là “Vảy nến” [trích dẫn từ 13]. Đầu thế kỷ XIX, bênh được làm sáng tỏ dần, lúc đầu là những mô tả về đặc điểm lâm sàng, rồi đến hình ảnh mô học đặc trưng và các phương pháp điều trị. Nhưng qua một thời gian dài người ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị đặc hiêu cho bênh này.

Hình thái lâm sàng của bênh vảy nến rất đa dạng. Hiên nay do viêc sử dụng thuốc không đúng chỉ định, nhất là dùng corticosteroid làm cho hình ảnh lâm sàng của bênh vảy nến bị thay đổi, nhiều khi khó chẩn đoán. Do đó cần phải có sự hỗ trợ của chẩn đoán mô học [40,45,66].

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bênh nguyên và bênh sinh của bênh vảy nến, nhưng nguồn gốc phát sinh và những yếu tố góp phần làm cho thương tổn tiến triển dai dẳng còn chưa xác định được. Cho nên cơ chế bênh sinh của bênh vảy nến vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ [9]. Những năm gần đây nhờ những kỹ thuật mới như kỹ thuật hoá mô miễn dịch, sinh học phân tử v.v, việc nghiên cứu miễn dịch bệnh vảy nến cũng phát triển [98,119,122]. Ở thượng bì của bệnh nhân vảy nến người ta thấy rõ ràng có sự thay đổi miễn dịch với sự hiện diện của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch mà bình thường người khoẻ mạnh không có hoặc có rất ít. Các tế bào miễn dịch hoạt hoá tiết ra nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học mạnh là các cytokin, trong đó có các chemokin. Các chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng sinh và làm bất thường quá trình biệt hoá tế bào sừng tạo nên thương tổn vảy nến. Với những hiểu biết hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng vảy nến là bệnh viêm qua trung gian lympho bào [34,54,64,65,66,69,70,82].

Cho đến nay hiểu biết về căn nguyên đích thực gây bệnh vảy nến còn chưa rõ ràng. Có nhiều ý kiến cho rằng bệnh lý vảy nến thuộc loại hình một bệnh lý miễn dịch. Ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về những biến đổi miễn dịch tại mô da của bệnh vảy nến. Có thể điều đó dẫn đến việc lựa chọn các phương pháp điều trị chưa phù hợp hoặc chưa tìm ra những thuốc điều trị dứt điểm bệnh này. Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ của bênh vảy nến thể thông thường’1

Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:

1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến.

2. Nghiên cứu một số thay đổi miễn dịch tại mô da của bệnh vảy nến thể

thông thường.

Nếu công trình nghiên cứu thành công, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ chẩn đoán dựa vào tần xuất xuất hiên cao của những triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Những kết quả này sẽ làm cơ sở để củng cố lý luận giải thích cơ chế’ bệnh sinh của bệnh vảy nến và nghiên cứu những phương pháp điều trị thích hợp có hiệu quả cũng như hạn chế’ những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Mục lục

Trang

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1: TổNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Tình hình bệnh vảy nến 4

1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến 4

1.2.1. Đặc điểm lâm sàng của bênh vảy nến thể thông thường 4

1.2.2. Phân loại bênh vảy nến 6

1.3. Mô học của bệnh vảy nến 9

1.3.1. Cấu trúc mô da người bình thường 9

1.3.2. Mô bênh học bênh vảy nến 11

1.3.2.1. Những thay đổi ở thượng bì của bênh vảy nến 12

1.3.2.2. Thay đổi cấu trúc màng đáy của bênh vảy nến 14

1.3.2.3. Thay đổi cấu trúc trung bì của bênh vảy nến 14

1.4. Những thay đổi miễn dịch ở mô da bệnh vảy nến 16

1.4.1. Hoạt hoá hê thống miễn dịch da 16

1.4.2. Liên quan bênh vảy nến với phức hợp hoà hợp mô chủ yếu 19

1.4.3. Một số tế bào và phân tử tham gia đáp ứng miễn dịch

tại mô thương tổn vảy nến 21

1.4.3.1. Tế bào Langerhans trình diên kháng nguyên 21

1.4.3.2. LymphoT và các hoạt chất sinh học của chúng 22

1.4.3.3. LymphoB và các Ig miễn dịch 29

1.4.3.4. Vai trò của tế bào sừng trong đáp ứng miễn dịch 31

1.4.3.5. Một số tế bào khác 33

1.4.3.6. Vai trò của hê thống bổ thể 33

1.5. Điều trị bệnh vảy nến 36

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu 38

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 38

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu miễn dịch 38

2.1.3. Nhóm chứng 40

2.2. Địa điểm nghiên cứu 40

2.3. Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41

2.3.2. Nghiên cứu miễn dịch tại mô da 43

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 50

3.1. Kết quả nghiên cứu về lâm sàng của bệnh vảy nến 50

3.1.1. Một số yếu tố liên quan đến bênh vảy nến 50

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bênh vảy nến 58

3.2. Kết quả nghiên cứu miễn dịch bệnh vảy nến thể thông thường 63

3.2.1. Thay đổi số lượng tuyệt đối các dòng bạch cầu trong máu ngoại vi 63

3.2.2. Thâm nhiễm TCD3 và lympho CD19 vào mô da bệnh vảy nến 65

3.2.3. Thâm nhiễm TCD4 và TCD8 vào mô da bệnh vảy nến 68

3.2.4. Liên quan giữa thay đổi số lượng tuyệt đối của các dòng bạch cầu

trong máu ngoại vi và thâm nhiễm lympho ở mô da vảy nến 71

3.2.5. Lắng đọng các Ig miễn dịch và C3 ở thượng bì vảy nến 71

Chương 4: BÀN LUẬN 81

4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến 81

4.1.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến 81

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến 93

4.2. Thay đổi miễn dịch của bệnh vảy nến thể thông thường 101

4.2.1. Thay đổi số lượng tuyệt đối các dòng bạch cầu ở máu ngoại vi 101

4.2.2. Thâm nhiễm TCD3 và lymphoCD19 vào thương tổn vảy nến 103

4.2.3. Thâm nhiễm TCD4 và TCD8 vào thương tổn vảy nến 107

4.2.4. Liên quan giữa thay đổi số lượng tuyệt đối bạch cầu trong máu

ngoại vi và thâm nhiễm lympho ở thượng bì vảy nến 112

4.2.5. Lắng đọng các Ig miễn dịch và C3 ở thượng bì vảy nến 114

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 135

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/