Nghiên cứu hình ảnh nội soi thực quản bằng ánh sáng dải hẹp (nbi) ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản

Luận văn Nghiên cứu hình ảnh nội soi thực quản bằng ánh sáng dải hẹp (nbi) ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản.Bênh trào ngược dạ dày thực quản (BTNDDTQ) (Gastroesophageal reflux disease – GERD) là hiên tượng các chất chứa trong dạ dày hoặc tá tràng trào ngược lên thực quản (TQ). Do đó niêm mạc TQ tiếp xúc với dịch vị gây nên các triệu chứng khó chịu và niêm mạc thực quản có thể bị phá hủy bởi dịch vị [13], [35].

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0015

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

BTNDDTQ rất phổ biến ở các nước phương tây, chiếm khoảng 15 – 20% dân số, ở các nước Châu Á tỷ lệ mắc ít hơn, chiếm khoảng 6% nhưng ngày càng có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ phát hiện viêm thực quản do trào ngược trong dân chúng ở Châu Âu ước tính khoảng 2% và chiếm khoảng 10 -30% trong tổng số bệnh nhân nôi soi [13]. Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào tại công đồng để điều tra tỷ lệ mắc bệnh, nhưng theo Lê Văn Dũng nghiên cứu tại Khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Bạch Mai năm 2001 thấy tỷ lệ viêm thực quản do trào ngược khoảng 7,8% [2].

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản biểu hiện rất khác nhau như: nóng rát sau xương ức, ợ chua, nuốt khó, nuốt đau, đau ngực không do tim, ho kéo dài, hen phế quản, …

Các nghiên cứu trên thế giới gần đây cho thấy rằng chỉ có khoảng từ 40-50% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày thực quản có tổn thương thực quản được phát hiện trên nôi soi. Những bệnh nhân không phát hiện tổn thương trên nôi soi được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản không viêm trợt. Vì vậy nôi soi thông thường là môt phương pháp có đô nhạy không cao để chẩn đoán BTNDDTQ. Việc chẩn đoán BTNDDTQ không viêm trợt dựa chủ yếu vào đánh giá các triệu chứng và cũng vì các triệu chứng này đều xuất hiện không thường xuyên nên rất khó chẩn đoán xác định. Mặt khác môt số bệnh nhân có hôi chứng trào ngược không điển hình với các triệu chứng ngoài ống tiêu hoá như: ho khan kéo dài, khàn giọng, khó thở về đêm.do đó rất cần có môt thăm dò khách quan để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản không viêm trợt. Theo dõi pH 24giờ thường để chẩn đoán xác định BTNDDTQ nhưng phương pháp này tốn nhiều thời gian, gây phiền phức cho bênh nhân và không phải lúc nào cũng có sẵn dụng cụ thăm dò [26].

Tỷ lê phát hiên tổn thương thực quản do trào ngược dạ dày thực quản rất khác nhau giữa các tác giả, một phần phụ thuộc vào kinh nghiêm của các nhà nôi soi, phần khác do hạn chế của phương pháp nội soi thông thường.

Nhiều nhà nội soi trên thế” giới nhận thấy rằng phương pháp nội soi thông thường khó nhận biết tổn thương viêm thực quản trào ngược độ A, ngược lại phương pháp nội soi nhuộm màu cho phép phát hiên dễ dàng tổn thương này hơn.

Hơn nữa nội soi nhuộm màu giúp cho viêc sinh thiết khu trú vào những vùng tổn thương (TT) sẽ làm tăng hiệu quả cho việc phát hiên Barrett thực quản do đó giúp cho chẩn đoán sớm ung thư ở TQ. Tuy nhiên các phương pháp này đều có những hạn chế’ của nó như hóa chất nhuộm có thể gây kích ứng, phản ứng có hại cho cơ thể và các thao tác thường mất nhiều thời gian làm kéo dài thủ thuật, hơn nữa kết quả còn phụ thuộc nhiều vào kinh nhiêm cũng như thao tác của người làm nội soi.

Từ năm 2001 với sự tiến bộ của phương pháp nội soi (NS) đã ứng dụng của viêc thu lại các chùm tia sáng khi đi qua các lớp niêm mạc khác nhau chúng ta thu được hình ảnh tổn thương niêm mạc một cách chi tiết do thay đổi màu sắc rõ giữa vùng lành và bênh giống như khi bơm thuốc nhuộm màu mà không cần phải bơm rửa và nhuộm màu [25], [49]. Hiên thế’ hê máy này được sử dụng chưa nhiều ở Viêt Nam nên viêc nghiên cứu các ứng dụng của nó còn rất ít, do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:

1- Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi thực quản bằng phương pháp ánh sáng dải hẹp ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

2- Nhận xét hình ảnh nội soi thực quản bằng ánh sáng dải hẹp với kết quả mô bệnh học.

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

1.1. sinh lý của thực quản 3

1.2. Bênh trào ngược dạ dày thực quản 4

1.2.1. Định nghĩa 4

1.2.2. Tình hình dịch tễ BTNDDTQ trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.2.3. Sinh lý bệnh 5

1.2.4. Nguyên nhân 7

1.3. Chẩn đoán BTNDDTQ 8

1.3.1. Lâm sàng 8

1.3.2. Cận lâm sàng 9

1.3.3. Các biến chứng của BTNDDTQ 23

1.3.4. Điều trị 24

1.4. Tình hình nghiên cứu nôi soi ánh sáng dải hẹp trong chẩn đoán bệnh

trào ngược dạ dày thực quản 26

1.4.1. Các nghiên cứu trên thế’ giới 26

1.4.2. Nghiên cứu trong nước 29

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 31

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu 32

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 32

2.2.3. Cỡ mẫu 38

2.2.4. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu 38

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 39

3.1. Đặc điểm lâm sàng bênh nhân có BTNDDTQ 39

3.1.1. Phân bố theo tuổi, giới và thời gian mắc bênh 39

3.1.2. Các yếu tố nguy cơ 41

3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 41

3.2. Hình ảnh nôi soi của BN nghiên cứu 43

3.2.1. Tổn thương thực quản ở các bênh nhân nôi soi ánh sáng trắng và

ánh sáng dải hẹp 43

3.2.2. Mức đô tổn thương của thực quản trên nôi soi ánh sáng trắng và

NBI theo phân loại Los Angeles 43

3.2.3. Tổn thương TQ khác kèm theo trên NS ánh sáng trắng và nôi soi

ánh sáng dải hẹp   44

3.2.4. Tổn thương ở dạ dày và tá tràng phối hợp 44

3.2.5. Đối chiếu tổn thương viêm thực quản và viêm dạ dày trên NS ánh

sáng trắng 45

3.2.6. Liên quan giữa thời gian mắc bênh và tổn thương TQ trên NS ánh

sáng trắng 46

3.2.6.1. Liên quan giữa thời gian mắc bênh và TT viêm TQ trên NS WL46

3.2.7. Đối chiếu tổn thương viêm TQ trên NS ánh sáng trắng với NBI47

3.2.8. Đối chiếu tổn thương Barrett TQ trên NS WL với NBI 48

3.3. Tổn thương mô bênh học thực quản 48

3.3.1. Tổn thương viêm thực quản trên Z trên mô bênh học 48

3.3.2. Tổn thương Barrett TQ trên mô bênh học 49

3.3.3. Nhiễm HP trên mô bênh học 49

3.4. Đối chiếu hình ảnh tổn thương TQ trên nôi soi ánh sáng dải hẹp với kết

quả mô bênh học của thực quản 50

3.4.1. Đối chiếu tổn thương viêm TQ trên nôi soi ánh sáng dải hẹp với kết quả mô bênh học của thực quản   50

3.4.2. Đối chiếu tổn thương TQ Barrett trên nôi soi ánh sáng dải hẹp với

mô bênh học của thực quản 51

3.4.3. Đối chiếu tổn thương viêm TQ trên nôi soi ánh sáng trắng với mô

bênh học của thực quản 51

3.4.4. Đối chiếu tổn thương Barrett TQ trên nôi soi ánh sáng trắng với mô

bênh học của thực quản 52

Chương 3: Bàn luận 56

4.1. Đặc điểm lâm sàng 56

4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới 56

4.1.2. Thời gian mắc bênh 57

4.1.3. Các yếu tố nguy cơ 58

4.1.4. Các triệu chứng lâm sàng 60

4.2. Hình ảnh nôi soi 61

4.2.1. Hình ảnh tổn thương trên NS ánh sáng trắng 61

4.2.2. Hình ảnh tổn thương trên NS NBI 64

4.3. Tổn thương mô bệnh học 67

4.3.1. Tổn thương viêm thực quản trên Z trên mô bệnh học 67

4.3.2. Tổn thương Barrett TQ trên mô bệnh học 68

4.3.3. Nhiễm HP trên mô bệnh học 69

4.3.4. Đối chiếu tổn thương viêm thực quản trên NS NBI với mô bệnh học70

4.3.5. Đối chiếu tổn thương Barrett TQ trên NS NBI với mô bệnh học71

4.3.6. Đối chiếu tổn thương viêm thực quản trên NS ánh sáng trắng với mô bệnh học 72

4.3.7. Đối chiếu tổn thương Barrett TQ trên NS ánh sáng trắng với mô bệnh học 72

Kết luận  73

Tài liệu tham khảo Phụ lục 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/