Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình

Luận văn Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình.Thiểu sản vành tai (microtia) là tình trạng khiếm khuyết bẩm sinh của vành tai, dao động với các mức độ từ bất thường một phần cấu trúc của vành tai đến hoàn toàn không có vành tai (anotia). Bệnh có thể biểu hiện như một dị tật bẩm sinh đơn độc hoặc phối hợp với các dị tật khác và thường đi kèm với suy giảm thính lực. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị cả về tạo hình vành tai và khiếm thính [18].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00255

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Thiểu sản vành tai có tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 1/7000 – 1/8000 trong dân số. Bệnh thường gặp ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1. Tai bên phải gặp nhiều hơn so với tai bên trái – gấp khoảng 2 lần. Thiểu sản vành tai ở cả hai tai ít gặp hơn thiểu sản vành tai một bên, chỉ chiếm 10% trong các trường hợp thiểu sản vành tai. Ở người gốc Tây Ban Nha và người châu Á, thiểu sản vành tai gặp nhiều hơn so với người da đen và da trắng. Nguyên nhân của thiểu sản vành tai cho tới nay chưa được hiểu rõ nhưng người ta nhận thấy có mối liên quan mật thiết giữa yếu tố môi trường và di truyền trên những bệnh nhân này [55].

Thiểu sản vành tai gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của bệnh nhân và gia đình; bắt nguồn từ sự kỳ thị, trêu chọc, phân biệt đối xử của người xung quanh; sự mặc cảm về khiếm khuyết và gánh nặng phải trải qua nhiều lần phẫu thuật [25]. Thêm vào đó, hơn 90% trường hợp bệnh nhân thiểu sản vành tai có sự mất mát về sức nghe, gây ảnh hưởng tới giao tiếp xã hội, đặc biệt khi bệnh nhân bắt đầu đi học [44]. Mặc dù, không có những đánh giá gần đây về chi phí y tế trung bình trong việc điều trị thiểu sản vành tai và các vấn đề sức khỏe liên quan nhưng các chi phí dự kiến sẽ là đáng kể.

Trên thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái giải phẫu, chức năng, các phương pháp tạo hình lại các tổn

thương khuyết vành tai mắc phải cũng như các tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh và đã thu được những kết quả nhất định.

Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về hình thái, phương pháp điều trị các tổn thương khuyết vành tai và có những tiến bộ đáng kể. Nguyễn Thị Minh đã ứng dụng hoàn thiện phương pháp tạo hình các tổn thương khuyết rộng và toàn bộ vành tai có sử dụng vạt cân cơ thái dương nông [5]. Nguyễn Thái Hưng đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả tạo hình tổn thương khuyết vành tai [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về tổn thương khuyết vành tai nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về hình thái, phương pháp điều trị các tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh.

Từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình” với hai mục tiêu sau :

1.  Mô tả hình thái thiểu sản vành tai.

2.  Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình của vành tai thiểu sản.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I: TỔNG QUAN 14

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 14

1.1.1. Trên thế giới 14

1.1.2. Ở Việt Nam 15

1.2. Đặc điểm giải phẫu vành tai 16

1.2.1. Phôi thai học 16

1.2.2. Giải phẫu vành tai 18

1.2.3. Cấu trúc của vành tai 19

1.2.4. Mạch máu và thần kinh vành tai 20

1.2.5. Vị trí của vành tai 22

1.2.6. Chức năng của vành tai 24

1.3. Hình thái học và phân loại thiểu sản vành tai 25

1.3.1. Đặc điểm hình thái học của thiểu sản vành tai 25

1.3.2. Phân loại thiểu sản vành tai 28

1.4. Các phương pháp tạo hình vành tai thiểu sản 31

1.4.1. Kế hoạch phẫu thuật 31

1.4.2. Kỹ thuật của Brent với 4 giai đoạn 32

1.4.3. Kỹ thuật của Nagata với 2 giai đoạn 36

1.5. Biến chứng 38

1.5.1. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực 38

1.5.2. Biến chứng tại vị trí vành tai tái tạo 39

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.3. Các thông số nghiên cứu 41

2.3.1. Đặc điểm hình thái của thiểu sản vành tai 41

2.3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình 42

2.4. Phương tiện nghiên cứu 45

2.5. Địa điểm nghiên cứu 46

2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 46

2.7. Phương pháp xử lý số liệu 47

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 47

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

3.1. Đặc điểm hình thái của bệnh nhân thiểu sản vành tai trong nghiên cứu…. 48

3.1.1. Phân bố giới tính 48

3.1.2.  Phân bố nhóm tuổi củ a thiểu sản vành tai theo phương pháp phẫu thuật 49

3.1.3. Liên quan giữa thiểu sản vành tai và các dị tật trên khuôn mặt 49

3.1.4. Đánh giá hình thái khuôn mặt của bệnh nhân thiểu sản vành tai… 50

3.1.5. Vị trí vành tai bị thiểu sản 51

3.1.6. Phân độ thiểu sản vành tai 52

3.1.7. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản 53

3.1.8. Kích thước của vành tai thiểu sản 54

3.1.9. Đánh giá ống tai ngoài trên phim chụp CT scan xương thái dương 55

3.1.10.  Đánh giá hệ thống xương con trên phim chụp CT scan xương thái dương 56

3.2. Kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình vành tai 56

3.2.1. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng 56

3.2.2. Thời gian điều trị 57

3.2.3. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực 58

3.2.4. Biến chứng tại vị trí vùi khung sụn 59

3.2.5. Kết quả liền vết thương 60

3.2.6. Biến chứng muộn 60

3.2.7. Hình thái vành tai tạo hình 61

3.2.8. Kết quả điều trị gần 63

3.2.9. Kết quả điều trị xa 64

Chương 4 : BÀN LUẬN 66

4.1. Đặc điểm hình thái của bệnh nhân thiểu sản vành tai trong nghiên cứu.. 66

4.1.1. Giới 66

4.1.2. Độ tuổi 66

4.1.3. Hình thái khuôn mặt của bệnh nhân thiểu sản vành tai 68

4.1.4. Vị trí vành tai bị thiểu sản 69

4.1.5. Phân độ thiểu sản vành tai 69

4.1.6. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản 70

4.1.7. Kích thước của vành tai thiểu sản 70

4.1.8. Kết quả chụp CT scan xương thái dương 71

4.2. Kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình 72

4.2.1. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trên bệnh nhân 72

4.2.2. Thời gian điều trị 72

4.2.3. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực 74

4.2.4. Biến chứng sớm tại vị trí vùi sụn và cách xử trí 75

4.2.5. Biến chứng muộn 78

4.2.6. Hình thái vành tai sau phẫu thuật 78

4.2.7. Kết quả điều trị gần 80

4.2.8. Kết quả điều trị xa 80

KẾT LUẬN 81

KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Hà (2011), Nghiên cứu hình thái chấn thương vành tai và đánh giá kết quả xử trí ban đầu, Luận văn bác sĩ nội trú bệnh viện, Chuyên ngành Tai-Mũi-Họng.
2. Đỗ Xuân Hợp (1971), Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản y học, trang : 427-430.
3. Nguyễn Bắc Hùng (2000), Bài giảng phẫu thuật tạo hình, Tài liệu lưu hành nội bộ, trang : 247-251.
4. Nguyễn Thái Hưng (2006), Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả tạo hình tổn khuyết vành tai không toàn bộ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trang : 3-25.
5. Nguyễn Thị Minh (1995), Nghiên cứu điều trị các tổn khuyết rộng và toàn bộ vành tai bằng phẫu thuật tạo hình, Luận án tiến sỹ y học, trang 7-23, 84 – 133.
6. Nguyễn Thị Minh, Lê Gia Vinh (1994), Giải phẫu mach máu thần kinh vành tai, Nội san phẫu thuật tạo hình số 1, trang : 33-36.
7. Nguyễn Quang Quyền (1997), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, trang : 427 – 429.
8. Nhan Trừng Sơn (2008), Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, trang : 229 – 232.
9. Võ Tấn (1991), Tai – Mũi – Họng thực hành tập 2, Nhà xuất bản y học, trang : 5 – 28.
10. Lê Gia Vinh, Hoàng Văn Lương (1994), Góp phần nghiên cứu các kích thước và góc vành tai trên một nhóm thanh niên Việt Nam, Nội san phẫu thuật tạo hình số 1, trang : 3-6

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/