Nghiên cứu kết hợp PAM và atropin trong điều trị ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phospho hữu cơ
Luận án Nghiên cứu kết hợp PAM và atropin trong điều trị ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phospho hữu cơ.Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ đang và sẽ còn được sử dụng rông rãi trong nông nghiệp, do đó ngô đôc cấp phospho hữu cơ (NĐC PHC) là môt cấp cứu thường găp ở các nước nông nghiệp. Hàng năm có hơn 3 triệu người trên thế giới nhiêm đôc hoá chất trừ sâu, phần lớn là do PHC, gây chết 220 nghìn người [68], [ll7], [l28]. Tại Việt Nam NĐC PHC vẫn là môt bệnh cảnh năng nề thường găp, có tỉ lệ tử vong cao [8], [ló], [40], [4l].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2004.00757 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trong điều trị NĐC thuốc trừ sâu PHC có hai loại thuốc chính là atropin và pralidoxim. Tác dụng của atropin và cách dùng atropin trong điều trị NĐC PHC đã được thống nhất bởi hầu hết các tác giả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam vấn đề sử dụng atropin cũng đã được thống nhất qua nhiều hôi thảo của chuyên ngành Hổi sức Cấp cứu và chống đôc: liều atropin được xác định qua test dò liều và được điều chỉnh theo dấu ngấm atropin. Tác giả Phạm Duệ cũng đã có nghiên cứu sử dụng atropin trong điều trị NĐC thuốc trừ sâu PHC [l0]. Phác đổ sử dụng atropin do nghiên cứu đưa ra và bảng điểm atropin xác định tiêu chuẩn của tình trạng ngấm atropin đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại bệnh viện Bạch Mai từ l99l đến nay và vấn đề điều trị atropin cho NĐC thuốc trừ sâu PHC căn bản đã được giải quyết. Điều cần quan tâm khi phối hợp với PAM liều cao thì việc điều trị atropin cho NĐC thuốc trừ sâu PHC sẽ thay đổi như thế nào?
Pralidoxim (PAM) là thuốc giải đôc đăc hiệu theo cơ chế gắn với phospho hữu cơ và tái hoạt hoá enzym cholinestarase. Tác dụng tái hoạt hoá ChE của PAM đã được chứng minh qua các thực nghiệm trong ống nghiệm [60], trên đông vât [59] và cả qua kinh nghiệm điều trị trên người [l05], [lló]. Chỉ định của PAM trong điều trị NĐC PHC đã được ghi trong các sách giáo khoa Âu- Mỹ [54], [58], [7l], [ll9], nhưng việc sử dụng PAM trên thực tiên chưa đạt được sự thống nhất. Các báo cáo về tác dụng tốt của PAM chỉ là các báo cáo “case report”[67]. Có những tác giả qua những nghiên cứu lâm sàng
cho rằng PAM không có vai trò trong điều trị NĐC PHC [56], [67], [93]. Chỉ định và liều lượng của PAM cũng chưa thống nhất.
Tại khoa Hổi sức cấp cứu A9 bênh viên Bạch Mai các nghiên cứu về NĐC thuốc trừ sâu PHC đã giải quyết các vấn đề: thải trừ đọc chất (rửa dạ dày và dùng than hoạt), hổi sức hô hấp [S] và sử dụng atropin [lO]. PAM cũng đã được sử dụng trong điều trị từ những năm đầu của thập kỷ SO [4l]. Nhưng cho đến giai đoạn l993-l995, tỉ lê tử vong của NĐC PHC tại khoa Hổi sức cấp cứu bênh viên Bạch Mai vẫn là lO-l3% [S], [lO], [ló]. Ngày điều trị cho mọt BN vẫn kéo dài [ló], các biểu hiên năng của NĐC PHC như liêt cơ, hôi chứng trung gian (HCTG), suy hô hấp vẫn chiếm tỉ lê cao [S], [ll], [l7]. Nhận định của chúng tôi là: các biến chứng và tiên lượng xấu trong điều trị NĐC PHC có thể là do sử dụng PAM chưa đúng. Đặc biêt khi nghiên cứu về liêt cơ [ll] và HCTG [l7] chúng tôi đã có nhận định nguyên nhân của HCTG có thể là HC nicotinic kéo dài do điều trị PAM liều thấp. Giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi là: sử dụng PAM đúng phối hợp với atropin sẽ giảm nhẹ bênh cảnh NĐC PHC, rút ngắn thời gian điều trị, giảm tỉ lê tử vong. Không những thế có thể còn ngăn chặn được liêt cơ do HCTG. Cơ sở khoa học cho giả thuyết này chính là cơ chế hoạt đọng của PAM: tái hoạt hoá ChE và trung hoà PHC. Vấn đề đặt ra là: dùng PAM như thế nào cho đúng và đủ; dựa vào đâu để điều chỉnh liều PAM? Nghiên cứu thăm dò của chúng tôi trong 2 năm l995-l99ó cho thấy PAM cần được chỉ định theo mức đọ nhiêm đọc và điều chỉnh theo đáp ứng của từng BN và nghiên cứu này cũng đã xây dựng được phác đổ điều trị PAM liều cao thích hợp bước đầu cho hiêu quả tốt.
Để khẳng định hiêu quả của PAM, trả lời các câu hỏi về cách dùng và liều lượng của PAM đồng thời hoàn thiên phác đồ điều trị, giảm tỉ lê tử vong, rút ngắn thời gian điều trị của NĐC thuốc trừ sâu PHC chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kết hợp PAM và atropin trong điều trị ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phospho hữu cơ” với các mục tiêu cụ thể dưới đây.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu đánh giá tác dụng của PAM (trong điều kiên kết hợp với atropin liều ngấm) đối với các hôi chứng cường cholinergic và hôi chứng trung gian, tác dụng phụ và các biên pháp khắc phục.
2. Nghiên cứu các mối liên quan giữa liều PAM với các yếu tố: đô nặng lâm sàng (ĐNLS), liều atropin và sự thay đổi hoạt tính ChE, từ đó lựa chọn những yếu tố có thể sử dụng làm chỉ định và điều chỉnh liều PAM trong điều trị NĐC PHC.
3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phác đổ sử dụng PAM liều cao phối hợp với atropin trong điều trị NĐC PHC.
Recent Comments