Nghiên cứu kết quả gạn tách tiểu cầu từ một người cho trên các loại máy tách thành phần máu tự động

Luận văn Nghiên cứu kết quả gạn tách tiểu cầu từ một người cho trên các loại máy tách thành phần máu tự động.Với sự tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực y học, trải qua hơn một trăm năm kể từ khi nhóm máu hệ ABO được nhà Bác học vĩ đại Karl Lansteiner phát hiện, cho đến nay ngành Truyền máu đã có được nhiều thành tựu hết sức to lớn như:

Sự phát hiện ra nhóm máu hệ ABO và các nhóm máu hệ hồng cầu khác đã góp phần đảm bảo an toàn và thực hiện truyền máu có hiệu lực hơn cho người bệnh [1], [2].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00114

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Sự chuyển đổi từ lấy máu bằng chai thủy tinh sang lấy máu bằng túi dẻo và sự nghiên cứu thành công dung dịch chống đông, dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu đã giúp cho việc bảo quản máu kéo dài đến 42 ngày cũng đã góp phần nâng cao chất lượng máu, chế phẩm để phục vụ cho người bệnh [9], [10], [12], [21].

Việc phát hiện ra HBV, HCV, HIV… và những nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra bộ kít xét nghiệm sàng lọc các virus này cho người hiến máu đã giúp cho việc ngăn ngừa lây truyền HBV, HCV, HIV qua đường truyền máu cho người bệnh là một bước tiến vượt bậc của ngành Truyền máu [9], [10], [11], [12], [21].

Trước đây, khi chưa có máy ly tâm lạnh để điều chế các thành phần máu, cũng như chưa có máy để gạn tách các thành phần máu từ một người cho thì truyền máu toàn phần là phổ biến. Ngày nay, với phương trâm của truyền máu hiện đại là truyền máu từng thành phần theo nhu cầu của người bệnh và “Cần thành phần máu nào thì truyền thành phần đó và không cần thì không truyền”, cũng như “Truyền máu toàn phần vừa không an toàn vừa không tiết kiệm” cũng đã nâng cao được chất lượng điều trị và đảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh [12], [16], [19], [21].

Để phục vụ việc tách các thành phần máu từ một người cho bằng các hệ thống máy tách tế bào tự động thì các hãng đã sản xuất ra hàng loạt các loại máy tách tự động như Heamonetics MCS+, Cobe Spectra, Comtec, Baxter, Trima và thực hiện được nhiều chức năng vừa tách các thành phần máu từ người cho để điều trị cho người bệnh như khối hồng cầu, huyết tương tươi, khối tiểu cầu. Bên cạnh đó, gạn tách các thành phần máu còn phục vụ trực tiếp cho điều trị (gạn bạch cầu, trao đổi huyết tương, gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi phục vụ cho ghép tế bào gốc…). Tại Viện Huyết học – Truyền máu TW các loại máy tách tế bào tự động như: Haemonetics MCS+, Cobe Spectra đã được trang bị từ những năm 2000, từ năm 2008 đến nay Viện Huyết học – Truyền máu TW đã được trang bị thêm hai loại máy tách thành phần máu tự động là Comtec và Trima, đây là những hệ thống máy hiện đại bậc nhất hiện nay đang được sử dụng để gạn tách các thành phần máu trên Thế giới và tại Việt Nam. Để so sánh kết quả gạn tách khối tiểu cầu từ một người cho trên ba loại máy tách tế bào tự động Haemonetics MCS+, Comtec, Trima mà hiện đang được sử dụng tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết quả gạn tách tiểu cầu từ một người cho trên các loại máy tách thành phần máu tự động” nhằm hai mục tiêu sau:

1. So sánh kết quả gạn tách khối tiểu cầu từ một người cho trên ba loại máy tách tế bào tự động Comtec, Haemonetic, Trima tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2012.

2. Theo dõi sự phục hồi một số chỉ số huyết học và sinh hóa của người hiến tiểu cầu khi được gạn tách trên 3 loại máy Comtec, Heamonetic, Trima

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15

1.1. Máu và chế phẩm máu 15

1.1.1. Máu toàn phần 15

1.1.2. Khối hồng cầu 17

1.1.3. Chế phẩm tiểu cầu 19

1.1.4. Khối bạch cầu hạt trung tính 22

1.1.5. Huyết tương tươi đông lạnh 22

1.1.6. Tủa lạnh giàu yếu tố VIII 23

1.2. Đặc điểm sinh lý, cấu trúc và chức năng của tiểu cầu 23

1.2.1. Số lượng tiểu cầu trong cơ thể 23

1.2.2. Đời sống của tiểu cầu 24

1.2.3. Cấu trúc của tiểu cầu 24

1.2.4. Chức năng của tiểu cầu 27

1.2.5. Bảo quản tiểu cầu 29

1.3. Gạn tách thành phần máu bằng máy tự động 32

1.3.1. Khái niệm apheresis 32

1.3.2. Nguyên lý kỹ thuật của máy gạn tách thành phần tế bào 32

1.3.3. Ứng dụng của kỹ thuật apheresis trong gạn tách các thành phần

máu bằng máy tách tế bào tự động 35

1.3.4. Tuyển chọn người hiến khối tiểu cầu bằng kỹ thuật gạn tách trên

máy tự động 37

1.4. Tình hình gạn tách KTC và nhu cầu sử dụng 38

1.4.1. Tình hình tách và sử dụng KTC từ một người cho trên Thế giới .. 38

1.4.2. Tình hình tách và sử dụng KTC từ một người cho tại Việt Nam … 39

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1. Đối tượng nghiên cứu 41

2.1.1. Người hiến tiểu cầu 41

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn NHTC 41

2.1.3. Các loại máy sử dụng trong nghiên cứu 42

2.1.4. Vật liệu 43

2.2. Phương pháp nghiên cứu 43

2.2. Xử lý kết quả 48

2.3. Thời gian nghiên cứu 49

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 49

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.1. Đặc điểm chung của người hiến tiểu cầu 50

3.2. So sánh kết quả gạn tách khối tiểu cầu trên ba loại máy Comtec,

Heamonetic và Trima 53

3.2.1. So sánh kết quả gạn tách khối tiểu cầu trên ba loại máy Comtec,

Heamonetic và Trima 53

3.2.2. Sự thay đổi các chỉ số huyết học và sinh hóa của KTC được gạn tách

trên máy Comtec, Heamonetic và Trima trong quá trình bảo quản 54

3.2.3. Sự thay đổi về hình thái tiểu cầu trong KTC được gạn tách ở 3 loại

máy trên kính hiển vi điện tử qua các ngày bảo quản 64

3.2.4. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn trong KTC qua các ngày bảo quản 68

3.3. Theo dõi kết quả hồi phục các chỉ số huyết học, sinh hóa ở người hiến

tiểu cầu trên 3 loại máy gạn tách Comtec, Heamonetic và Trima 68

3.3.1. Kết quả hồi phục các chỉ số huyết học, sinh hóa ở người hiến tiểu

cầu trên máy Comtec 68

3.3.2. Kết quả hồi phục các chỉ số huyết học, sinh hóa ở người hiến tiểu

cầu trên máy Heamonetic 70

3.3.3. Kết quả hồi phục các chỉ số huyết học, sinh hóa ở người hiến tiểu

cầu trên máy Trima 71

3.3.4. So sánh các chỉ số huyết học, sinh hóa ở người hiến tiểu cầu trên ba

loại máy Comtec, Heamonetic và Trima 72

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 78

4.1. Bàn luận về đặc điểm của người hiến tiểu cầu 78

4.2. Bàn luận về so sánh kết quả gạn tách khối TC trên ba loại máy Comtec,

Heamonetic và Trima 78

4.2.1. So sánh kết quả gạn tách KTC trên ba loại máy 78

4.2.2. Bàn luận về sự thay đổi số lượng bạch cầu trong KTC được gạn

tách trên ba loại máy trong quá trình bảo quản 81

4.2.3. Bàn luận về sự thay đổi số lượng tiểu cầu trong KTC được gạn tách

trên ba loại máy trong quá trình bảo quản 82

4.2.4. Bàn luận về sự thay đổi nồng độ đường trong KTC được gạn tách

trên ba loại máy trong quá trình bảo quản 83

4.2.5. Bàn luận về sự thay đổi nồng độ LDH trong KTC được gạn tách

trên ba loại máy trong quá trình bảo quản 84

4.2.6. Bàn luận về sự thay đổi pH trong KTC được gạn tách trên ba loại

máy trong quá trình bảo quản 84

4.2.7. Bàn luận về sự thay đổi hình thái của TC trong KTC được gạn tách trên

3 loại máy dưới kính hiển vi điện tử trong quá trình bảo quản 85

4.2.8. Bàn luận về kết quả nuôi cấy vi khuẩn của KTC được gạn tách trên

3 loại máy 86

4.3. Bàn luận về sự phục hồi các chỉ số huyết học, sinh hóa ở NHTC trên ba

loại máy gạn tách Comtec, Heamonetic và Trima 86

4.3.1. Bàn luận sự phục hồi các chỉ số huyết học, sinh hóa ở NHTC trên

máy gạn tách Comtec 86

4.3.2. Bàn luận sự phục hồi các chỉ số huyết học, sinh hóa ở NHTC trên

máy gạn tách Heamonetic 87

4.3.3. Bàn luận sự phục hồi các chỉ số huyết học, sinh hóa ở NHTC trên

máy gạn tách Trima 88

4.3.4. So sánh sự hồi phục hồi các chỉ số huyết học, sinh hóa ở NHTC

trên ba loại máy gạn tách các thành phần máu Comtec, Heamonetic

và Trima 89

KẾT LUẬN 91

KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêng việt
1. Bùi Thị Mai An (2004), Đánh giá hiệu quả các kỹ thuật sàng lọc HIV, HCV, HBV đối với máu của người cho tại Viện Huyết học – Truyền máu TW (1997 – 2002), Luận án Tiến sỹ Y học, tr. 1 – 9.
2. Bùi Thị Mai An (2006), Những hiểu biết mới về nhóm máu hệ hồng cầu và ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học năm 2006, tr. 170 – 187.
3. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh, Nhà xuất bản y học, tr. 177 – 190
4. Vũ Đức Bình (2007), Nghiên cứu kết quả tách khối tiểu cầu từ một người cho trên máy Cobe Spectra và Heamonetic tại Viện huyết học – Truyền máu năm 2006 – 2007, Luận văn thạc sỹ, tr. 1 – 20
5. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – Thế kỷ XX, Nhà xuất bản Y học (2003), tr. 73 – 88
6. Đào Văn Chinh, Trần Kim Xuyến (1979), Bệnh lý cầm máu và đông máu, NXB Y học, tr. 5 – 312.
7. Nguyễn Thị Kim Loan (1997), Nghiên cứu những biến đổi về tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu và bater độ PH của khối tiểu cầu được bảo quản bằng máy lắc chuyên dùng Baxter Thrombomixer ở nhiệt độ 220C ± 20C, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Thị Thanh Mai (2006), Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, hóa sinh của khối tiểu cầu bảo quản 40C và 220C tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
9. Đỗ Trung Phấn (2000), An toàn truyền máu, NXB Khoa học kỹ thuật.
10. Đỗ Trung Phấn (1995), “Cung cấp máu và an toàn truyền máu, hai nhiệm vụ khẩn thiết hiện nay”, Tạp chí Y học Việt Nam, 9 (196), tr. 2 -6.
11. Đỗ Trung Phấn, Ngô Mạnh Quân (2001), “Vận động hiến máu nhắc lại một biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu hiệu quả”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Huyết học – Truyền máu 1999 – 2001, NXB Y học, tr. 274 – 280.
12. Đỗ Trung Phấn (2006), Bài giảng huyết học – Truyền máu, NXB Y học, tr.287 – 395.
13. Đỗ Trung Phấn (2012), Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh, NXB Giáo dục Việt Nam tr.373 – 515.
14. Nguyễn Như Phố (2003), “ Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và hình dạng hồng cầu của khối hổng cầu bảo quản tại Viện Huyết học – Truyền máu TW”, Luân văn thạc sỹ Y khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
15. Trần Ngọc Quế, nghiên cứu hiệu quả sản xuất 2 khối tiểu cầu từ một người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động Trima tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, tạp chí Y học Việt Nam số 373.
16. Thái Quý (1999), Lịch sử truyền máu, bài giảng sau đại học, trường Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Trường Sơn (1999), nghiên cứu hiệu suất tách tiểu cầu và sự biến đổi về tế bào, sinh hóa trong quá trình sản xuất và bảo quản khối tiểu cầu, Luận án tiến sỹ Y dược, Học viện Quân Y
18. Đỗ Mạnh Tuấn (2002), nghiên cứu chất lượng và hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu sản xuất bằng máy tách tế bào tự động Cobe Spectra tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II.
19. Nguyễn Anh Trí, Quy chế truyền máu (2007).

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/