Nghiên cứu kỹ thuật cắt dịch kính điều trị các biến chứng bệnh võng mạc đái tháo đường
Luận án Nghiên cứu kỹ thuật cắt dịch kính điều trị các biến chứng bệnh võng mạc đái tháo đường.Bệnh lý võng mạc do biến chứng của đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay vẫn là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở các nước phát triển. Theo ước tính năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người chiếm gần 6% dân số. Tỉ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển sẽ là 170%, trong đó có Việt Nam [90]. Ngày nay, tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường ngày càng tăng kể từ khi insulin được sử dụng để kéo dài đời sống của nhiều người bệnh. Các biến chứng chính có thể dẫn đến mù lòa là xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, glôcôm tân mạch, phù hoàng điểm. Laser toàn bộ võng mạc đã được nhiều tác giả trên thế giới khẳng định là góp phần đáng kể vào việc cải thiện tiên lượng cho bệnh võng mạc đái tháo đường và ngày nay đã trở thành biện pháp điều trị cơ bản cho bệnh lý võng mạc đái tháo đường ở trên toàn thế giới. Tuy vậy, theo nhiều tác giả, những biến chứng nặng của bệnh võng mạc đái tháo đường vẫn xảy ra trên những mắt hoặc là không được điều trị laser đầy đủ hoặc là không đáp ứng với điều trị này [59],[181].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00328 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trên thế giới, phẫu thuật cắt dịch kính (CDK) ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ trước đã mở ra một trang sử mới trong điều trị một số biến chứng nặng của bệnh võng mạc đái tháo đường. Phẫu thuật đã góp phần to lớn vào việc cứu vãn chức năng cho những mắt có tổn thương nặng mà trước kia không có khả năng điều trị. Từ những tiến bộ về kỹ thuật đến trang thiết bị cũng như sự hiểu biết rõ hơn về bệnh lý võng mạc đái tháo đường, mà phẫu thuật cắt dịch kính điều trị các biến chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường đã đạt được những thành quả đáng khích lệ [76], [117], [177].
Ở Việt nam, tỉ lệ bệnh ĐTĐ ngày càng tăng, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, sự kiểm soát về bệnh lý này chưa được tốt. Hậu quà là bệnh võng mạc đái tháo đường nói chung và bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh gây mù nói riêng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo Phạm Hồng Hoa (2000) [7], ở Việt Nam, 43% số bệnh nhân đái tháo đường có tổn hại võng mạcvà 27% trong số đó bị mù do đái tháo đường. Đã có công trình nghiên cứu điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường bằng laser [3], nhưng phương pháp này chỉ có giá trị điều trị dự phòng mù do đái tháo đường, không giải quyết được những trường hợp mù đã xảy ra do bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Phẫu thuật cắt dịch kính được nghiên cứu và triển khai từ 1994 góp phần điều trị và mang lại ánh sáng cho nhiều bệnh lý nặng mà trước đây không điều trị được như một số trường hợp bong võng mạc phức tạp [9], [10], xuất huyết dịch kính do chấn thương [1], dị vật nội nhãn [6], vết thương xuyên nhãn cầu [12], nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này vào điều trị cho bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nặng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này vào điều trị nhằm góp phần giải quyết mù lòa do bệnh VMĐTĐ tăng sinh với đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật cắt dịch kính điều trị các biến chứng bệnh võng mạc đái tháo đường” được tiến hành với 2 mục tiêu:
– Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nặng.
– Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả cắt dịch kính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
1.1.1 Sơ lược về bệnh võng mạc đái tháo đường 3
1.1.2 Biếu hiện lâm sàng của bệnh VMĐTĐ tăng sinh nặng 5
1.1.3 Các phương pháp điều trị bệnh VMĐTĐ hiện nay 6
1.2 KỸ THUẬT CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ BỆNH VMĐTĐ
TĂNG SINH NẶNG 11
1.2.1 Khái niệm về phẫu thuật cắt dịch kính 11
1.2.2 Chỉ định CDK điều trị bệnh VMĐTĐ tăng sinh nặng 12
1.2.3. Mục tiêu CDK điều trị bệnh VMĐTĐ tăng sinh nặng 19
1.2.4. Kỹ thuật CDK điều trị bệnh VMĐTĐ tăng sinh nặng 21
1.2.5. Kết quả CDK điều trị bệnh VMĐTĐ tăng sinh nặng 28
1.2.6. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 30
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 33
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
2.1.1 T iêu chuẩn chọn bệnh nhân 34
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 35
2.2.3 Thu thập thông tin 35
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu 35
2.2.5 Quy trình nghiên cứu 36
2.2.6 Đánh giá kết quả nghiên cứu 46
2.2.7. Xử lý số liệu 52
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT 54
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tình trạng toàn thân 54
3.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo các tổn thương tại mắt 57
3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CDK ĐIỀU TRỊ
BỆNH VMĐTĐ TĂNG SINH NẶNG 58
3.2.1 Chỉ định của phẫu thuật CDK điều trị VMĐTĐ tăng sinh nặng ..58
3.2.2 Kỹ thuật CDK điều trị bệnh VMĐTĐ tăng sinh nặng 59
3.2.3 Kết quả phẫu thuật và liên quan giữa kết quả phẫu thuật
với các kỹ thuật ứng dụng 62
3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THỤẬT 74
3.3.1 Hình thái lâm sàng của tổn thương dịch kính – võng mạc 74
3.3.2 Thị lực trước phẫu thuật và các yếu tố toàn thân 80
Chương 4. BÀN LUẬN 87
4. 1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT 87
4.1.1 Các yếu tố toàn thân 87
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng các tổn thương ở mắt 88
4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CDK ĐIỀU TRỊ
BỆNH VMĐTĐ TĂNG SINH NẶNG 90
4.2.1 Chỉ định phẫu thuật 90
4.2.2 Đặc điểm kỹ thuật 94
4.2.3 Kết quả phẫu thuật và liên quan từng kỹ thuật CDK
đến kết quả phẫu thuật 101
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 111
4.3.1 Các hình thái lâm sàng của tổn thương dịch kính – võng mạc
với kết quả phẫu thuật 111
4.3.2 Tình trạng toàn thân và thị lực trước phẫu thuật với
kết quả phẫu thuật 116
KẾT LUẬN 122
KIẾN NGHỊ 124
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Nhất Châu, Đỗ Như Hơn, (2010), “Nghiên cứu sử dụng Avastin phối hợp CDK điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nặng”, Tạp chí Y học thực hành, 729(8), tr.11-14.
2. Nguyễn Thị Nhất Châu, Đỗ Như Hơn, (2010), “Các biến chứng trong mổ của phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nặng”, Tạp chí Y học thực hành, 732(9), tr.12 – 14.127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Nhất Châu (2000), Nghiên cứu cắt dịch kính trong xuất huyết dịch kính do chấn thương, Luận án thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Huy Cường (2004), Điều tra dịch tể bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở khu vực Hà Nội, Luận án thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Hoàng Thu Hà (1998), Nhận xét tổn hại võng mạc trong bệnh võng mạc đái tháo đường và kết quả điều trị bước đầu bằng laser diode, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Tụ Văn Hải, Trần Bích Dung (2003): “Biến chứng về mắt ở người bị tiểu đường trong cộng đồng”, Tạp chí Y học thực hành,1,tr. 7 – 9.
5. Tô Văn Hải, Vũ Mai Hưng, Nguyễn Văn Hoa và cs. (2003): “Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường ở người từ 16 tuổi trở lên thuộc ba quận huyện Hà nội”, Tạp chí Y học thực hành, 6,tr. 58 – 64.
6. Đào Lan Hoa (1999), Hiệu quả cắt dịch kính lấy dị vật phần sau nhãn cầu, Luận văn tốt nghiệp BSCK II khóa 11, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Phạm Hồng Hoa, Lê Huy Liệu (2000): “Nghiên cứu tổn thương mắt trong bệnh đái tháo đường”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học. Đại hội nội tiết – Đái tháo đường Việt nam lần thứ nhất, tr. 222-229.
8. Đỗ Như Hơn, Lê Thị Hợi, Hoàng Việt Nga (1994), “Nhận xét bước đầu về phẫu thuật cắt dịch kính phần sau nhãn cầu”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Mắt, tr. 74 – 77128
9. Đỗ Như Hơn (1996), Nghiên cứu cắt dịch kính trong phẫu thuật điều trị bong võng mạc, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Đỗ Như Hơn (1998): “Biến chứng cắt dịch kính trong điều trị bong võng mạc”, Nội san nhãn khoa, 1, tr. 84 – 88.
11. Bùi Tiến Hùng (2002), Nghiên cứu các hình thái tổn thương võng mạc trong bệnh đái tháo đường, Luận văn chuyên khoa cấp 2 trường Đại học Y Hà nội.
12. Đỗ Gia Tuyển (2007), ”Phân độ suy thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận hay nồng độ creatinine máu”, trong Bài giảng bệnh học nội khoa, Trường Đại học Y Hà nội, Các bộ môn nội, Nhà Xuất bản Y học, tr. 436.
13. Nguyễn Thu Yên, Đỗ Như Hơn, Phan Đức Khâm (2001): “Cắt dịch kính qua pars plana điều trị vết thương xuyên nhãn cầu”, Nội san nhãn khoa, 5, tr. 16 – 2
Recent Comments