Nghiên cứu một số limpho bào máu sự thâm nhiễm TCD8,NK và sự biểu lộ Protein LMP1,P53,MDM2 ở bệnh nhân ung thư vòm họng

Nghiên cứu một số limpho bào máu sự thâm nhiễm TCD8,NK và sự biểu lộ Protein LMP1,P53,MDM2 ở bệnh nhân ung thư vòm họng

Luận án tiến sỹ y học : Đỗ Hòa Bình

Chuyên ngành : Sinh Lý bệnh học ; năm bảo vệ 2003

Hướng dẫn khoa học : GS.TSKH Phan Thị Phi Phi

MÃ TÀI LIỆU

LA.2003.00238

LA.2003.00668

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890

Suy giảm miễn dịch tế bào là tình trạng thường thấy ở nhiều ung thư thực nghiệm cũng như ở người, nhất là các ung thư liên quan đến virus [1],[21],[23],[42]. [70]. Điều đáng lưu ý, theo nhiều tác giả, suy giảm miễn dịch tế bào thể hiện khá rõ ở một số ung thư có liên quan đến virus Herpes trong đó có Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) [43],[56],[57],[65],[71],[123],[132]. 
Những công trình nghiên cứu đầu tiên ở trong và ngoài nước đã đề cập đến những thay đổi miễn dịch tế bào (MDTB) trong UTVMH thể hiện ở giảm tỷ lệ chuyến dạng của lympho bào với PHA, giảm số lượng tế bào tạo hoa hồng E. giảm phản ứng bì với PPD [1],[21],[150]. 
Sự ra đời của kháng thể đơn chon trong những năm tiếp theo với việc xác định các dưới nhóm của tế bào lympho T (TCD3, TCD4, TCD8), đã cho thấy, ở bệnh nhân UTVMH có sự thay đổi số lượng các tế bào này và tình trạng mất cân bằng miễn dịch làm thay đổi tỷ lệ TCD4/TCD8, TCD8/TCD3. TCD4/TCD3 [14].[60]. [73],[86].[91],[104],[116],[121],[158]. 
Cùng với sự thay đổi số lượng tế bào lympho T và các dưới nhóm, nhiều công trình nghiên cứu còn đề cập đến sự thay đổi chức năng của các tế bào này thông qua nóng độ của một số cytokin có vai trò quan trọng trong khởi động, hoạt hóa (IL-2) hoặc ức chế (IL-10) đáp ứng miễn dịch [11],[44],[76], [92].[103],[140],[145].[162]. 
Tuy nhiên, kết quả rất khác nhau giữa các tác giả [9],[13],[44],[143], [145], [150] và cũng chưa thấy các công bố đóng bộ những thay đổi về số lượng các dưới nhóm và chức năng của chúng trong việc chế tiết cytokin và ý nghĩa của sự thay đổi này theo giai đoạn bệnh. 
Tại Việt Nam, các nghiên cứu miễn dịch mới chỉ được tiến hành trên máu ngoại vì người bệnh. Các yếu tố miễn dịch quan trọng liên quan với sức đề kháng chống ung thư chưa được xem xét tại mô ung thư. Trong những năm gần đây, y học ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng các dấu ấn ung thư trong việc giúp chẩn đoán, đặc biệt trong giám sát diễn biến và tiên lượng bệnh UTVMH được xem như một mô hình bệnh lý về mối liên quan gắn của nó với Virus Epstein-Barr (EBV) [70],[89],[123][125]. Mối liên quan này được gợi ý bởi sự xuất hiện kháng thể chống lại các kháng nguyên EBV trong huyết thanh bệnh nhân và việc phát hiện DNA EBV ở 100% các mẫu sinh thiết UTVMH thể biểu mô không biệt hóa (UCNT-Undifferentiated Carcinoma of Nasopharyngeal Type) [25]. [30],[34],[40],[45],[51],[96]. 
Gần đây, các dấu ấn của EBV như EBNAI, EBER, LMP1 được tìm thấy ở hầu hết các mẫu sinh thiết UTVMH trong đó sự biểu lộ của LMPI, một sản phẩm gen của EBV, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển UTVMH [12].[15]. [19],[53],[99][124][137][149][159] Theo nhiều tác giả, LMP1 là sản phẩm gen EBV duy nhất có khả năng gây biến đối và ức chế sự biệt hóa của tế bào biểu mô [12],[87] [88] [89]. 
Trong tế bào chủ UTVMH, một số protein tế bào liên quan đến sự có mặt của EBV và sự xuất hiện một số bệnh lý ác tính thường được nói đến như P53, P63, P73 và MDM2, bcl-2… trong đó P53 có vai trò ức chế ung thư quan trọng nhất [57][95]. [112], [135]. Đột biến gen P53 là thương tổn thường gặp nhất trong phần lớn các khối u ở người, số còn lại là Wild Type P53 (Wt P53) bị bất hoạt chức năng hoặc bị giảng hoá bởi một số oncoprotein của virus (SV40 T antigen, EIB- 55 KD của adenovirus, E6 của HPV) hoặc một số oncoprotein của tế bào (MDM2, P63…) [16],[74][109][138]. 
MDM2 như một protein điều hòa âm tính chức năng của P53 nhờ khả năng gắn của nó với vùng hoạt hóa dạng trans của P53 gây ức chế yếu tố sao chép, làm giảm Wt P53 tự do, tạo điều kiện cho ung thư phát triển [94], [97][98],[102][117]. 
Trong UTVMH nguyên phát, rất hiếm gặp đột biến gen P53. Không những thế, sản phẩm bình thường của gen P53 (protein Wt P53) biểu lộ khá nhiều ở mô sinh thiết UTVMH cả về cường độ và tần suất, có thể xác định bằng phương pháp hóa mô miễn dịch [54],[68][81][113].[126] [127] [141] 
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong khối u vòm họng, protein WIP53 da được biểu lộ rất nhiều nhưng UTVMH vẫn phát triển nghĩa là WtP53 không còn chức năng ức chế sự phát triển của khối u. Một số tác giả cho rằng LMP1, một trong những sản phẩm gen của EBV, khi biểu lộ ở khối u đã bất hoạt chức năng của protein WIP53 hay sự tăng biểu lộ MDM2 tại khối u đã giáng hóa hoặc bất hoạt thêm chức năng của protein WtP53. 
Xuất phát từ những cơ sở trên cùng với các tiến bộ của y sinh học trong thập kỷ cuối 20 về bệnh sinh của các bệnh lý ác tỉnh, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng miên địch trong UTVMH, luận án được mở rộng thêm một số khía cạnh có liên quan đến khả năng ức chế sự phát triển và tăng sinh tế bào UTVMH. Do đó, mục tiêu của luận án là: 
1. Nghiên cứu số lượng, chức năng của lympho bào máu ngoại vi và sự thâm nhiễm TCD8,NK tại mô sinh thiết UTVMH theo giai đoạn bệnh. 
2. Xác định tỷ lệ và mới liên quan giữa sự biểu lộ của protein LMP1, MDM2, WtP53 tai mô sinh thiết và đối chiếu với sự phát triển của UTVMH ve lâm sàng. 
Đóng góp mới của luận án: 

1. Nghiên cứu đóng bỏ một số thay đổi về số lượng và chức năng các dưới nhóm lympho máu ngoại vi, đặc biệt tại mô sinh thiết UTVMH: tìm hiểu khả năng của hệ thống miễn dịch chống sự phát triển tế bào UTVMH theo giai đoạn bệnh. 
2. Là nghiên cứu đầu tiên xác định tỷ lệ và mối liên quan giữa sự biểu lộ của protein LMP1 của EBV, protein MDM2 và WIP53 của tế bào chủ ở mô sinh thiết UTVMH, góp phần làm sáng tỏ vai trò quan trọng của EBV trong cơ chế bệnh sỉnh của UTVMH, cụ thể là trong việc ức chế hay tạo thuận lợi cho sự tăng sinh tố bào u

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/