Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam.Phi công quân sự (PCQS) là đối tượng lao động đặc biệt. Trong thực hành bay, PCQS chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi: thiếu oxy do giảm phân áp, gia tốc, quá tải, rung xóc và tiếng ồn… Những yếu tố bất lợi đó tác động kéo dài trong suốt chuyến bay, nhiều khi ở những giới hạn cao, vượt ngưỡng sinh lý, đôi khi ở trạng thái cực hạn và ảnh hưởng tích lũy đến sức khoẻ. Hệ tim mạch có những đáp ứng nhằm thích nghi với các biến đổi về môi trường cũng như tác động của yếu tố bất lợi trong hoạt động bay [1].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2024.00033

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


Tăng độ cứng động mạch (arterial stiffness) được coi là yếu tố nguy cơ tim mạch mới, là kết quả của quá trình biến đổi về chức năng và cấu trúc của lưới động mạch, làm tăng hoạt động cơ tim thích nghi với các biến đổi hậu gánh và làm giảm tưới máu động mạch vành (ĐMV). Có mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, cụ thể là vận tốc sóng mạch (PWV) với tình trạng tăng huyết áp, mức độ nặng bệnh, tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch [2], [3]. Hiện nay, sự phát triển các công cụ đo cung cấp các tham số đa dạng như chỉ số độ cứng, chỉ số gia tăng, chỉ số phản xạ, để đánh giá độ cứng động mạch ở phạm vi hệ thống, theo vùng hoặc cục bộ, cho cái nhìn sâu sắc hơn về chức năng và đáp ứng của hệ động mạch với các tác nhân bệnh lý [4]. Osteoprotegerin (OPG) và Osteopontin (OPN) là các cytokine liên quan trực tiếp đến chu chuyển xương, tuy nhiên tác động sinh học của chúng đến các tế bào thành động mạch, như tế bào nội mạc và tế bào cơ trơn, có liên quan đến tình trạng calci hóa thành mạch, các khâu của quá trình viêm và biến đổi cấu trúc, chức năng mạch máu đã được chứng minh. Nồng độ OPG và OPN liên quan đến chỉ số độ cứng động mạch, mức độ nặng bệnh, nguy cơ, nguy cơ tử vong và tần suất biến cố tim mạch trong tương lai [5], [6], [7].2
Cũng như các nhóm dân cư khác, phi công (PC) và PCQS tồn tại các yếu tố nguy cơ tim mạch, tần suất mắc tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim vàmáu não, rối loạn nhịp, đột tử… tăng theo tuổi, đã được thống kê ở các nước có nền YHHK hiện đại như châu Âu, Hoa Kỳ, Úc. Bệnh lý và các rối loạn về tim mạch đứng hàng đầu, chiếm tới 50% các lý do y tế đình chỉ năng lực bay của PC nói chung [8], [9]. Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp trong môi trường bay quân sự có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch về lâu dài và làm giảm khả năng lao động của PCQS [10], [11]. Những yếu tố bất lợi trong môi trường bay đã chứng minh làm biến đổi sinh lý tim mạch, thiếu oxy làm tăng nhịp tim và thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, quá tải gia tốc tác động trực tiếp lên thành mạch và làm thay đổi trở kháng mạch máu ngoại vi, tiếng ổn làm tăng độ cứng động mạch và rung xóc tác động lên cân bằng hệ thực vật trong hoạt động vận mạch [12], [13], [14]. Nhu cầu khảo sát nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp và yếu tố nguy cơ lên chức năng hệ tim mạch ở đối tượng PCQS là thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay ở đối tượng PCQS Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nồng độ OPG, OPN, các chỉ số độ cứng động mạch trong mối quan hệ với các yếu tố nguy cơ tim mạch, yếu tố nghề nghiệp. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương; chỉ số độ cứng động mạch đo bằng máy AngioScan-01 trong điều kiện tĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m ở phi công quân sự Việt Nam.
2. Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt Nam

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………………………. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………… 3
1.1. ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG BAY TỚI SINH LÝ TIM MẠCH, YẾU
TỐ NGUY CƠ VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ……… 3
1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng sinh lý tim mạch trong hoạt động bay của
phi công quân sự ………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Nguy cơ tim mạch ở phi công và phi công quân sự ……………………… 8
1.1.3. Bệnh lý tim mạch ở phi công và phi công quân sự ……………………… 10
1.2. ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH ……………………………………………………………. 15
1.2.1. Định nghĩa độ cứng động mạch ……………………………………………….. 15
1.2.2. Các chỉ số độ cứng động mạch ………………………………………………… 15
1.2.3. Đánh giá độ cứng động mạch thông qua phương pháp đo biến thiên
thể tích mạch đầu ngón tay (Digital volume pulse – DVP) …………………… 18
1.3. OSTEOPROTEGERIN (OPG) và OSTEOPONTIN (OPN) ………………. 24
1.3.1. Nguồn gốc, cấu trúc và chuyển hóa ………………………………………….. 24
1.3.2. Vai trò sinh bệnh học của osteoprotegerin và osteopontin: ………….. 27
1.3.3. Mối liên quan osteoprotegerin và osteopontin với yếu tố nguy cơ và
bệnh lý tim mạch …………………………………………………………………………….. 31
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TIM MẠCH PHI CÔNG QUÂN SỰ, CHỈ
SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN
…………………………………………………………………………………………………………. 33
1.4.1. Nghiên cứu về tim mạch ở phi công và phi công quân sự ……………. 33
1.4.2. Nghiên cứu về chỉ số độ cứng động mạch …………………………………. 34
1.4.3. Nghiên cứu về osteoprotegerin và osteopontin …………………………… 34
CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………….. 36
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………… 36ii
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: ………………… 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………. 36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và các nội dung công việc chính: ………………. 37
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: …………………………………………………………….. 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………… 38
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: ……………………………………………………………….. 38
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: ………………………………………………………….. 39
2.2.4. Các bước tiến hành tổ chức nghiên cứu: ……………………………………. 39
2.2.5. Các phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………. 40
2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………….. 41
2.2.7. Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu: ……………………………. 42
2.2.8. Các tiêu chuẩn áp dụng cho nghiên cứu ……………………………………. 60
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: ………………………………………………. 63
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………….. 66
CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………….. 67
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. 67
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………… 67
3.1.1. Tuổi, phân bố tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………… 67
3.1.2. Một số yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự ………………………….. 69
3.1.3. Tình trạng huyết áp đối tượng nghiên cứu …………………………………. 70
3.1.4. Tình trạng lipid máu đối tượng nghiên cứu ……………………………….. 71
3.1.5. Một số yếu tố nguy cơ, bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên cứu …… 72
3.2. CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ
OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG Ở PHI CÔNG
QUÂN SỰ …………………………………………………………………………………………. 73
3.2.1. Các chỉ số độ cứng động mạch ở đối tượng nghiên cứu ………………. 73iii
3.2.2. Nồng độ Osteoprotegerin và Osteopontin huyết tương ……………….. 76
3.2.3. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô phỏng
thiếu oxy ở độ cao 5000m ………………………………………………………………… 78
3.3. MỐI LIÊN QUAN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH, NỒNG
ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGHỀ
NGHIỆP Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ……………………………………………………… 81
3.3.1. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin,
osteopontin với tuổi, huyết áp ở phi công quân sự ………………………………. 81
3.3.2. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ
osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với tình trạng lipid máu, BMI,
điểm nguy cơ tim mạch và hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự …… 90
3.3.3. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ osteoprotegerin,
osteopontin huyết tương với các yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự .. 97
CHƯƠNG 4 ……………………………………………………………………………………… 104
BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………….. 104
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………. 104
4.1.1. Tuổi, phân bố tuổi, chiều cao, cân nặng BMI đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………. 104
4.1.2. Một số yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự ………………………… 105
4.1.3. Tình trạng huyết áp đối tượng nghiên cứu ……………………………….. 107
4.1.4. Tình trạng lipid máu đối tượng nghiên cứu ……………………………… 108
4.1.5. Một số yếu tố nguy cơ, bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên cứu …. 108
4.2. GIÁ TRỊ CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ
OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG Ở PHI CÔNG
QUÂN SỰ ……………………………………………………………………………………….. 110
4.2.1. Các chỉ số độ cứng động mạch ở đối tượng nghiên cứu …………….. 110iv
4.2.2. Nồng độ Osteoprotegerin, Osteopontin huyết tương và mối quan hệ
với chỉ số SI, AIp, AIp75 và RI ………………………………………………………. 112
4.2.3. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô phỏng
thiếu oxy ở độ cao 5000m ………………………………………………………………. 115
4.3. MỐI LIÊN QUAN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH, NỒNG
ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI TUỔI,
HUYẾT ÁP, TÌNH TRẠNG LIPID MÁU, BMI, ĐIỂM NGUY CƠ TIM
MẠCH VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ …… 117
4.3.1. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin,
osteopontin huyết tương với tuổi, huyết áp ở phi công quân sự …………… 117
4.3.2. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin,
osteopontin huyết tương với tình trạng lipid máu, BMI, điểm nguy cơ tim
mạch và hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự ………………………….. 121
4.3.3. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin,
osteopontin huyết tương với các yếu tố nghề nghiệp ở PCQS …………….. 128
4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU: ………………………………………………… 133
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 135
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………………………. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………….. 139

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Quy ước về quá tải gia tốc 5
1.2. So sánh nồng độ osteoprotegerin ở một số quần thể 29
2.1. Thang điểm Framingham: Điểm theo tuổi 57
2.2. Thang điểm Framingham: Điểm theo nồng độ cholesterol và
nhóm tuổi
58
2.3. Thang điểm Framingham: Điểm theo hút thuốc lá và nhóm
tuổi
58
2.4. Thang điểm Framingham: Điểm theo nồng độ HDL –
cholesterol và nhóm tuổi
58
2.5. Thang điểm Framingham: Điểm theo số đo HATT 59
2.6. Thang điểm Framingham: Tổng điểm thô 59
2.7. Thang điểm Framingham: % nguy cơ theo điểm thô 59
2.8. Phân loại huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam (2015) 61
2.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 61
2.10. Phân tầng nguy cơ mắc BMV sau 10 năm theo thang điểm
Framingham
62
3.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng đối tượng nghiên cứu 67
3.2. Phân bố BMI đối tượng nghiên cứu 68
3.3. Một số yếu tố nghề nghiệp của PCQS 69
3.4. Số đo huyết áp và mạch đối tượng nghiên cứu 70
3.5. Tình trạng rối loạn lipid máu đối tượng nghiên cứu 71
3.6. Tiền sử một số yếu tố nguy cơ, bệnh tật tim mạch ở ĐTNC 72
3.7. Giá trị chỉ số cứng SI ở đối tượng nghiên cứu 73
3.8. Giá trị chỉ số gia tăng AIp và AIp 75 ở đối tượng nghiên cứu 74ii
Bảng Tên bảng Trang
3.9. Chỉ số phản xạ RI ở đối tượng nghiên cứu 75
3.10. Nồng độ osteoprotegerin huyết tương đối tượng nghiên cứu 76
3.11. Nồng độ osteopontin huyết tương đối tượng nghiên cứu 77
3.12. Tương quan nồng độ OPG với các chỉ số độ cứng động
mạch
77
3.13. Tương quan nồng độ OPN với các chỉ số độ cứng động
mạch
78
3.14. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô
phỏng thiếu oxy độ cao 5000m
78
3.15. Biến thiên các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô
phỏng thiếu oxy độ cao 5000m
79
3.16. Tương quan giữa % biến thiên SI và RI trong điều kiện thiếu
oxy với các chỉ số độ cứng động mạch
79
3.17. Tương quan giữa % biến thiên SI và RI trong điều kiện thiếu
oxy với nồng độ OPG và OPN
80
3.18. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với tuổi PCQS 81
3.19. Tương quan các chỉ số độ cứng động mạch với tuổi PCQS 83
3.20. Nồng độ OPG, OPN huyết tương liên quan với tuổi PCQS 84
3.21. Tương quan nồng độ OPG với tuổi PCQS 85
3.22. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với HA PCQS 85
3.23. Tương quan SI với các chỉ số HA ở PCQS 87
3.24. Hồi quy tuyến tính chỉ số gia tăng với các chỉ số HA ở
PCQS
87
3.25. Hồi quy tuyến tính chỉ số RI với các chỉ số huyết áp ở PCQS 88
3.26. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với HA PCQS 88
3.27. Tương quan nồng độ OPG với các chỉ số HA ở PCQS 89iii
Bảng Tên bảng Trang
3.28. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với tình trạng lipid
máu
90
3.29. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với tình trạng BMI 91
3.30. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với tình trạng lipid máu 91
3.31. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với tình trạng BMI 92
3.32. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với nguy cơ BMV
sau 10 năm
93
3.33. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với HCCH 93
3.34. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với nguy cơ BMV sau 10
năm
94
3.35. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với HCCH 95
3.36. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ OPG
và OPN với tình trạng tăng nguy cơ BMV ≥10%
96
3.37. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với loại máy bay
điều khiển
97
3.38. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với loại máy bay điều
khiển
98
3.39 Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với giờ bay 99
3.40. Tương quan số giờ bay với các chỉ số độ cứng động mạch 99
3.41. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với giờ bay 100
3.42. Tương quan số giờ bay với nồng độ OPG, OPN 100
3.43. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với mức phơi
nhiễm quá tải +Gz
101
3.44. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với mức phơi nhiễm quá
tải +Gz
101iv
Bảng Tên bảng Trang
3.45. Mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, các chỉ số độ cứng
động mạch, yếu tố nghề nghiệp, yếu tố nguy cơ tim mạch
với tình trạng nguy cơ BMV sau 10 năm ≥ 10% qua mô
hình hồi quy logistic đa biếN

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/