Nghiên cứu tạo hình khuyết mi bẩm sinh ở trẻ em
Luận án Nghiên cứu tạo hình khuyết mi bẩm sinh ở trẻ em.Khuyết mi bẩm sinh là tình trạng thiếu toàn bộ da, sụn, kết mạc, lông mi của mi trên hoặc mi dưới, hoặc sự kết dính không tốt của mép mí trên và mép mí dưới của khe mi ngoài hoặc khe mi trong [25],[29],[98].
Hậu quả của khuyết mi mắt là hở nhãn cầu, kể cả khi ngủ mắt nhắm không kín, từ đó dẫn đến tình trạng khô kết – giác mạc, làm giảm thị lực, và nặng nề hưn là viêm loét giác mạc, thủng nhãn cầu, cuối cùng bệnh nhân mù hoàn toàn.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2005.00731 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trong các dị tật hẩm sinh ở mắt trẻ cm, khuyết mi cũng thường hay gặp và cổ tỉ lệ lừ 2% đến 4% trong số trẻ em bị mù [15], [73]. Vì vậy, vấn đề xử lý sớm các khuyết mi bẩm sinh đã được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu. Họ đã đề xuất nhiều kỹ thuật từ đơn giản như Jacques ơuiỉỉemeau ở thế kỷ XVI [291 khâu dính hai mcp hở vào nhau (như xử lý sứt môi), cho đến các kỹ thuật tạo hình phức tạp hơn vào các thập niên 40 đến 70 của thế kỷ XX như ghép xoay và chuyển vạt da, ghép mi toàn bộ bề dầy, hoặc ghép sụn – kêt mạc. Các kỹ thuật tạo hình khuyết mi bẩm sinh đã không ngừng được cải tiến, nhưng vẫn chưa đạt kết quả mỹ mãn. Gần đây nhất, có hai báo cáo của tác giả Eusterholz T (Đức, 1997) [33] và James Patrinely (Mỹ, 1999) [621 dã tạo hình khuyếl mi do các nguyên nhân khác nhau (bẩm sinh, châ\’n thương và ung thư), kết quả đạt dược đáng khích ỉệ với kỹ thuật ghép sụn – kết mạc. Tuy nhicn, các tác giả này cung thừa nhận đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, chưa đồ ra được những chỉ định phẫu thuật cho từng thể loại lâm sàng. Điều này có nghĩa là tạo hình khuyết mi bẩm sinh vẫn còn là vấn đề khó, cần đưực nghiên cứu cả về bệnh học cùng như điều trị.
Ở Việt Nam, ít tác giả đề cập đến vấn đề tạo hình khuyết mi hẩm sinh. Riêng tại Bệnh viện Mắt Thành phô” Hồ Chí Minh, khuyết mi bẩm sinh chiếm khoảng 3% tổng số bệnh nhân nhi đến khám mỗi năm và đa số ỉà từ các địa phương chuyển lên. Tác giả Lê Minh Thông (2000) [8) đã báo cáo tạo hình khuyết mi cho 52 trường hợp (bẩm sinh, chấn thương, ung thư), trong đó có 8 trường hợp khuyết mi bẩm sinh đạt kết quả tốt với kỹ thuật nốì sụn tận tận, nhưng chỉ mới là kết quả bước đầu và số lượng còn ít.
Trên cơ sở thực tế của Việt Nam, chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu này mang tên “Nghiên cứu tạo hình khuyết mi bẩm sinh d trẻ em” nhằm mục đích:
1. Nghiên cứu các hình thái lâm sàng của khuyết mi bẩm sinh.
2. ứng dụng và nghiên cứu các phẫu thuật tạo hình thích hựp cho từng hình thái lâm sàng của các thể loại khuyết mi bẩm sinh.
3. Nhận xct kết quả một số phẫu ihuật và đề xuất chỉ định, chông chỉ định điều trị.
Recent Comments