Nghiên cứu thực trạng mắc lao phổi và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2014

Luận án Nghiên cứu thực trạng mắc lao phổi và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2014.Trên thế giới hiện nay, bệnh lao là một trong số các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vong, thứ hai trong các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính năm 2012 trên toàn cầu có khoảng 12 triệu người mắc lao trong đó 8,6 triệu người mới mắc. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 1,3 triệu người mỗi năm [112].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00098

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Diễn biến bệnh lao đang có chiều hướng phức tạp do khủng hoảng kinh tế, chính trị toàn cầu, đồng thời cũng do sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc mới. Bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu [114].
Tại Việt Nam, vào năm 2000, chương trình chống lao quốc gia đạt được độ bao phủ toàn bộ về địa lý và cũng là một trong những chương trình thành công nhất về kết quả điều trị, với tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao AFB (+) mới liên tục đạt trên 90% từ năm 1998 đến nay [27]. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có số lượng bệnh lao cao nhất thế giới. Mặc dù từ năm 1997, Việt Nam đã đạt được mục tiêu đặt ra là phát hiện được trên 70% số bệnh nhân hiện có và điều trị khỏi cho trên 85% số nguồn lây được phát hiện. Tuy nhiên, tình hình mắc lao ở Việt Nam vẫn ở mức cao, có khoảng 3.000-5.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc mỗi năm [63].
Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện thành công điều tra hiện mắc lao trên phạm vi toàn quốc và cho thấy tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB(+) là 145 trên 100.000 dân, cao hơn so với cách ước tính trước đây khi dựa trên chỉ số nguy cơ nhiễm lao (R) [23]. Nguy cơ nhiễm lao vẫn ở mức cao (1,5%), điều này cho thấy, công tác phòng, chống bệnh lao trong đó có lao phổi hiện vẫn là một thách thức lớn [35].
Mặc dù năm 2015 đã đạt và vượt mục tiêu giảm 50% tỷ lệ hiện mắc lao so với năm 1990 nhưng việc giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao và tạo điều kiện cho mọi người có thể sớm tiếp cận được với dịch vụ khám và điều trị lao nhất là đối với các trường hợp lao mới vẫn còn là những thách thức lớn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả phòng chống lao ở tuyến cơ sở, đặc biệt là ở những tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đời sống nhân dân còn hạn chế là vấn đề hết sức cấp bách [37].
Tại Lai Châu, Chương trình phòng chống lao đã được triển khai từ năm 1993, song còn gặp rất nhiều khó khăn, công tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh lao so với toàn quốc hàng năm còn thấp, nhất là bệnh lao phổi AFB(+), tỷ lệ điều trị khỏi chưa đạt mục tiêu của Chương trình chống lao quốc gia đề ra. Năm 2012, tỷ lệ phát hiện bệnh lao hàng năm đạt thấp, tỷ lệ phát hiện mới đạt khoảng 40%, điều trị khỏi thấp chỉ khoảng 65% [30].
Vậy tại sao công tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh lao tại Lai Châu so với toàn quốc trước năm 2012 còn thấp? Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) thấp? Tỷ lệ điều trị khỏi chưa đạt mục tiêu của Chương trình chống lao quốc gia đề ra? Tại sao năng lực y tế cơ sở trong hoạt động phòng chống lao chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ? Giải pháp can thiệp nào áp dụng để nâng cao năng lực phòng chống lao cho tuyến y tế cơ sở tại Lai Châu?
Để trả lời cho các câu hỏi ở trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mắc lao phổi và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2014”, với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Mô tả thực trạng và yếu tố liên quan tới mắc lao phổi tại tỉnh Lai Châu (2011- 2012).
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Dương Đình đức, Đinh Ngọc Sỹ, Phạm Ngọc Châu (2017), “Thực trạng mắc lao phổi và sử dụng dịch vụ khám phát hiện lao phổi ở người từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh Lai Châu”, Tạp chí Y học Việt Nam, 461, tr. 151 – 155.
2. Dương Đình đức, Đinh Ngọc Sỹ, Phạm Ngọc Châu (2016), “Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu (2016), Tạp chí Y Dược học Quân sự, Vol 41, N09, tngas 12/2016, tr. 49 – 56.
.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:
1. Vũ Ngọc Bảo (2013), Những rào cản đối với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán lao tại Việt Nam, PATH & USAID, Hà Nội, tr.9-15.
2. Bệnh viện 74 Trung ương (2011), “Xử trí cấp cứu và một số kỹ thuật thường gặp trong chuyên ngành Lao và bệnh Phổi”, Tài liệu đào tạo cán bộ y tế theo Đề án 1816, Hà Nội, tr.20-26.
3. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Lai Châu (2012), Báo cáo tổng kết bệnh viện năm 2012. Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, tr.1-20.
4. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Lai Châu (2015), Báo cáo tổng kết bệnh viện năm 2014. Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, quy hoạch phát triển hệ thống y tế, tr.1-15.
5. Bộ môn Lao và bệnh Phổi Trường đại học Y Hà Nội (2014), Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.159.
6. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 979/QĐ-BYT, ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 2357/QĐ-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng, chống lao và bệnh phổi giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2011), Tài liệu đào tạo xử trí cấp cứu và một số kỹ thuật thường gặp trong chương trình lao và bệnh phổi, Hà Nội, tr.10-17.
9. Bộ Y tế (2012), Công văn số 6417/BYT-AIDS, ngày 21 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện phối hợp giữa chương trình phòng, chống HIV/AIDS và dự án phòng chống lao, Hà Nội.
10. Bộ Y tế – CTCLQG (2015), “Hướng dẫn phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao, Sự cần thiết phối hợp trong quản lý bệnh lao (Phần II), Các phương thức phối hợp (Phần III”). Tài liệu hướng dẫn PPM trong quản lý bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, tr 24-37.
11. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13 tháng 10 năm 2015 về việc ban hành hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 2495/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 7 năm 2012 về việc Hướng dẫn chẩn đoán tích cực bệnh lao và điều trị dự phòng mắc lao bằng Isoniazid (INH) cho người nhiễm HIV, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 2496/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 7 năm 2012 về Quy chế phối hợp giữa chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Dự án phòng, chống bệnh lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia y tế, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 2497/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 7 năm 2012 về Khung kế hoạch phối hợp giữa chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và dự án phòng chống bệnh lao thuộc chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.
15. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 02/2013/TT-BYT, ngày 15 tháng 01 năm 2013 về việc Quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao, Hà Nội.
16. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13 tháng 10 năm 2015 về việc Ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, Hà Nội.
17. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13 tháng 10 năm 2015 về việc ban hành hướng dẫn, chẩn đoán điều trị dự phòng bệnh lao, Hà Nội.
18. Nguyễn Đức Chính (2011), “Văn hóa y tế” và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của cứ dân – ứng dụng trong các chương trình y tế công cộng”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 2, tr.9-12.
19. Nguyễn Đức Chính, Đinh Ngọc Sỹ và Bùi Ngọc Diệp (2012), “Nghiên cứu tác động tâm lý, kinh tế, xã hội đến quá trình theo dõi, chăm sóc và điều trị người bệnh đồng nhiễm Lao/HIV”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 10, tr. 23-27.
20. Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Đình Tuấn (2012), “Lượng toàn diện (TQM) đối với chương trình chống lao”, Tạp chí lao và bệnh phổi, 9, tr. 39-43.
21. Chương trình chống lao quốc gia (2001), Phát hiện và điều trị bệnh lao – Hỏi và đáp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.318.
22. Chương trình chống lao quốc gia (2001), Tài liệu Hướng dẫn bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.243.
23. Chương trình chống lao quốc gia (2006), 20 năm chương trình chống lao hoạt động và trưởng thành, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.123.
24. Chương trình chống lao Quốc gia (2006), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia tuyến xã, phường. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 9-12.
25. Chương trình chống lao quốc gia (2007), Hướng dẫn Triển khai phối hợp y tế công tư trong chương trình chống lao quốc gia, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 42-43.
26. Chương trình chống lao quốc gia (2009), Hướng dẫn quản lý bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 177.
27. Chương trình chống lao quốc gia (2010), Dịch tễ học cơ bản và ứng dụng trong chương trình chống lao, (Dành cho cán bộ chương trình chống lao), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.5-30.
28. Chương trình chống lao quốc gia (2012), Báo cáo hoạt động giai đoạn 2007-2011 và phương hướng kế hoạch giai đoạn 2011-2015, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.1-15.
29. Chương trình chống lao quốc gia (2013), Báo cáo sơ kết hoạt động chống lao 06 tháng đầu năm 2012, Bộ Y tế, Hà Nội, tr 1-14.
30. Chương trình chống lao Quốc gia (2013), Báo cáo tổng kết Hoạt động chống lao 2012 và phương hướng 2013, Bộ Y tế, Hà Nội, tr 1-7.
31. Chương trình chống lao quốc gia (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động chống lao 2013 và phương hướng 2014, Bộ Y tế, Hà Nội, tr 2-9.
32. Chương trình chống lao quốc gia (2015), Báo cáo sơ kết hoạt động chống lao 06 tháng đầu năm 2014, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.1-10.
33. Chương trình chống lao Quốc gia (2015), Báo cáo tổng kết Hoạt động Chương trình chống lao năm 2014 và phương hướng năm 2015, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.1-8.
34. Chương trình chống lao Quốc gia (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động Chương trình chống lao năm 2015 và phương hướng năm 2016, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.1-11.
35. Chương trình chống lao Quốc gia (2017), Báo cáo tổng kết Hoạt động Chương trình chống lao năm 2016 và kế hoạch hoạt động 2017, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.1-14.
36. Chương trình chống lao Quốc gia (2017), Báo cáo tổng kết Hoạt động Chương trình chống lao năm 2017, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.5-18
37. Dự án hỗ trợ hệ thống Y tế do Quỹ toàn cầu phòng chống HIV – Lao – Sốt rét tài trợ (2013), Tài liệu tập huấn về chương trình phòng chống HIV.AIDS, lao, sốt rét và chăm sóc sưc skhoer bà mẹ trẻ em,Bộ Y tế, Hà Nội, tr.7-25.
38. Lê Văn Đức (2013), “Lao khớp gối – Báo cáo 2 trường hợp”, Tạp chí lao và bệnh phổi, 15, tr.54-57.
39. Kim Dung (2017), Phòng chống bệnh lao – Cần sự chung tay của cả cộng đồng. http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/54/55057/phong –
chong-benh-lao-%E2%80%93-can-su-chung-tay-cua-ca-cong-dong.
40. Phạm Thọ Dược (2014), Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu qủa can thiệp dự phòng ở nhớm nghiện chích ma tuý tại tỉnh Đăk Lăk, 2011 – 2012, Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr 62-78.
41. Nguyễn Trường Giang (2001), Vai trò của y tế thôn bản trong điều trị lao ở 4 huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.35-45.
42. Nguyễn Trường Giang (2012), “Đánh giá tình hình mắc và diễn tiến điều trị lao phổi AFB (+) trên bệnh nhân hen, COPD, viêm phổi tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi Thái Nguyên”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 9, tr. 48-53.
43. Đào Thị Hà (2005), So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB (+) ở người cao tuổi và trẻ tuổi, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr.38-47.
44. Hoàng Hà (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sinh học của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi điều trị lại, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr.67-75.
45. Nguyễn Thu Hà, Trần Văn Sáng, Đinh Ngọc Sỹ và cs (2012), “Giá trị của Genotype MTBDR PLUS trong chẩn đoán vi khuẩn lao kháng Rifampicin hoặc Isoniazid ở bệnh nhân lao phổi tái phát”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 12, tr. 26-32.
46. Phạm Thị Thái Hà, Nguyễn Thị Đào, Ngô Thế Quân và cs (2011), “So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lao phổi phối hợp với lao màng phổi, lao màng não ở bệnh nhân nhiễm vào không nhiễm HIV”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 02, tr. 23-27.
47. Đỗ Quang Hải (2011), Nghiên cứu tỷ lệ mắc lao và biện pháp nâng cao năng lực cán bộ y tế cơ sở trong công tác chống lao tỉnh Điện Biên năm 2010-2011. Đề tài cấp tỉnh – tỉnh Điện Biên, tr.27-38.
48. Phạm Ngọc Hân (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên quan việc tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân lao được quản lý điều trị tại quận Hoàn Kiếm – Hà Nội năm 2004 – 2005, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, tr.32-43.
49. Lưu Thị Liên (2007), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh lao và lâm sàng, cận lâm sàng Lao/HIV tại Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội, tr.62-77.
50. Lê Thuỳ Linh, Vũ Xuân Phú và Nguyễn Quỳnh Anh (2012), “Phân tích chi phí điều trị nội trú của người bệnh lao phổi mới tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Dương năm 2011-2012”, Tạp chí lao và bệnh phổi, 12, tr. 33-38.
51. Hoàng Minh (2002), “Các phương pháp phát hiện, chẩn đoán lao phổi”, Các phương pháp phát hiện, chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 5-106.
52. Hoàng Minh (2011), Những điều cần biết về bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.110.
53. Huỳnh Đình Nghĩa, Châu Văn Tuấn và Đỗ Phúc Thanh (2011), “Nhận xét lâm sàng, X-Quang phổi 60 trường hợp lao phổi AFB (+) mới người cao tuổi tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Bình Định”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 2, tr. 33-37.
54. Huỳnh Đình Nghĩa, Nguyễn Sỹ Dũng, Châu Văn Tuấn và cs (2012), “So sánh đặc điểm lâm sàng, X-Quang phổi ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (-) tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Bình Định”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 10, tr. 42-46.
55. Nguyễn Viết Nhung (2010), “Vấn đề bệnh Lao, HIV và sức khỏe phổi: Từ nghiên cứu và đổi mới đến các giải pháp”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 1, tr. 35.
56. Nguyễn Viết Nhung (2011), “Bệnh lao và kiểm soát bệnh lao ở thế kỷ 21”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, Đặc biệt (5+6), tr. 5-7.
57. Nguyễn Viết Nhung, Hoàng Thanh Vân, Nguyễn Thị Hằng và cs (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ mắc lao trẻ em tại Bệnh viện Phổi Trung ương trong 3 năm 2006 – 2009”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 7,8, tr. 35-41.
58. Vũ Đức Phan (2002), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) có xét nghiệm HIV (+), Luận văn Thạc sỹ Y học,Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 31-42.
59. Hoàng Long Phát (2002), Tìm hiểu về bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 80.
60. Nguyễn Thị Phượng (2006), Nghiên cứu phát hiện, điều trị lao phổi mới AFB (+) và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của công nhân ngành than tại Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 32-47.
61. Trần Thị Xuân Phương, Trần Văn Sáng, Nguyễn Thị Thanh Vân và cs (2011), “Tìm hiểu việc giám sát điều trị của nhân viên y tế đối với bệnh nhân lao trong thời gian điều trị “, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 2, tr. 28-32.
62 Phạm Khắc Quảng (1992), “Đại cương về bệnh lao”, Bài giảng sau đại học Lao và bệnh Phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.133-137.
63. Trần Văn Sáng (2005), Bệnh Lao: Quá khứ – Hiện tại và Tương lai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.89.
64. Trần Văn Sáng (2007), Hỏi đáp về bệnh lao có vi khuẩn kháng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.71.
65. Sở Y tế tỉnh Lai Châu (2016), Báo cáo Kết quả 10 năm thực hiện công tác kết hợp quân – dân y giai đoạn 2005 – 2015, Lai Châu.
66. Đinh Ngọc Sỹ (2006), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia tuyến xã, phường, Chương trình chống lao Quốc gia, Hà Nội, tr.18.
67. Đinh Ngọc Sỹ (2011), “Thực hành xử trí tốt các bệnh hô hấp” (PAL – Practical Approach to Lung Health) Thành tố mới trong chiến lược phòng chống lao Việt Nam”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 2(2), tr. 6-9.
68. Đinh Ngọc Sỹ, Vũ Đỗ, Nguyễn Thành Long và cs (2011), “Nghiên cứu vai trò của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị tràn dịch màng phối do lao tạo Bệnh viện phổi Trung ương trong 2 năm (từ tháng 9/2009 -9/2011)”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, Đặc biệt(5+6), tr. 61-65.
69. Đinh Ngọc Sỹ, Bùi Đức Dương, Nguyễn Thiên Hương và cs (2012), “Đánh giá hiệu quả xét nghiệm mẫu đờm thứ 3 trong chẩn đoán lao phổi bằng soi đờm trực tiếm tại Việt Nam”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 7,8, tr. 50-55.
70. Bùi Xuân Tám, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Lam và cs (2013), “Thay đổi hình ảnh X-Quang của lao phổi đồng nhiễm HIV/AIDS”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 15, tr. 50-53.
71. Lê Ngọc Thành, Trần Hữu Dàng, Lê Xuân Cường và cs (2012), “Nghiên cứu tăng đường máu qua xét nghiệm đường máu lúc đói ở bệnh nhân lao phổi cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 10, tr. 37-41.
72. Dương Văn Toán (2004), So sánh kết quả phát hiện lao phổi AFB (+) mới với chỉ số nguy cơ nhiễm lao và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến phát hiện tại tỉnh Nam Định, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr.30-45.
73. Trịnh Hữu Hùng (2009), Nghiên cứu sự chậm chễ tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân Lao phổi mới AFB(+) và giải pháp can thiệp tại Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr.35-52.
74. Trường Đại học Y Hà Nội (2014), Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.25-37.
75. Phan Xuân Trường, Trần Quang Phục và Vũ Ngọc Trường (2012), “Tình hình kháng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử điều trị thuốc chống lao”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 7,8, tr. 82-86.
76. Vương Thị Tuyên (2005), Nghiên cứu phát hiện, điều trị lao phổi mới AFB (+) và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân và một số cán bộ y tế cơ sở tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 37-45.
77. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2010), Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2010 về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến 2030, Lai Châu.
78. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2014), Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp hàng tháng và các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Lai Châu.
79. Viện Lao và Bệnh phổi (1992), Bài giảng sau đại học Lao và bệnh phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.37-51.
80. Nguyễn Thị Xuyên và Đinh Ngọc Sỹ (2009), Nghiên cứu tỷ lệ mắc lao và nhiễm lao tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 45-59.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/