Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015

Luận văn Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chiến lược, chính sách nhằm hướng tới cải thiện và nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó thì việc cải thiện dinh dưỡng bà mẹ – trẻ em cần phải được quan tâm đúng mức và nó cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của chính phủ, trong đó cân nặng sơ sinh là một vấn đề đáng quan tâm [32].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.01294

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Cân nặng sơ sinh là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bà mẹ cũng như sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động của trẻ sau này [40]. Nhẹ cân khi sinh (dưới 2500g) là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh [15], [40]. Sơ sinh nhẹ cân là nguyên nhân thứ 2 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh tại Hoa Kỳ và chiếm 53,6% trong tổng số tử vong sơ sinh sớm ở các nước thu nhập trung bình và thấp [44], [46]. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật và 25% tử vong sơ sinh [41]. Cân nặng sơ sinh thấp còn làm giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, giảm khả năng nhận thức và chỉ số thông minh của trẻ đồng thời làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành [7], [18], [40], [47], [52], [53]. Cân nặng sơ sinh của trẻ có liên quan mật thiết với dinh dưỡng của mẹ trước và trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, phụ nữ có BMI thấp hoặc tăng không đủ cân trong thai kỳ cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thai kém phát triển [49].
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân vẫn còn cao trên toàn thế giới và Việt Nam. Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc, năm 2013, gần 22 triệu trẻ sơ sinh tức khoảng 16% trẻ sơ sinh nhẹ cân trên toàn cầu [58]. Phần lớn những đứa trẻ này sinh ra ở các nước đang phát triển, trong đó các nước Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất với 28% năm 2013 [59]. Tại Việt Nam theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân vẫn còn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm, 5,1% năm 2011 tăng lên 5,7% năm 2014 [5], [34], [40]. Tương tự, tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân trên toàn tỉnh đang có xu hướng tăng, từ 1,78% năm 2014 lên 1,98% năm 2015 [37].
Trước thực trạng đó, để giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở độ tuổi mang thai, việc tìm hiểu về thực trạng và các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh là hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015” với mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng cân nặng sơ sinh trong năm 2015 tại phường Hương Long, thành phố Huế.
2.    Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh ở các đối tượng nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015
A. TIẾNG VIỆT

1.    Bộ môn Nhi (2013), "Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và đẻ non", Giáo trình Nhi Khoa, Đại học Huế.
2.    Bộ môn Phụ sản và Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2011), "Bài giảng vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ", Giáo trình sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Tp Hồ Chí Minh.
3.    Bộ môn Phụ sản và Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2011), "Bài giảng vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ", Nhà xuất bản Y học, Tp Hồ Chí Minh, tr. 86 -110.
4.    Bộ y tế (2009), Quyết định số 4620/QĐ-BYT, ngày 25 tháng 11 năm 2009, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
5.    Bộ y tế (2015), Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015.
6.    Hoàng Ngọc Côn (2007), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân ở huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2004-2006, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
7.    Đinh Đạo (2014), Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận án Tiến sỹ y học, Đại Học Y Dược Huế.
8.    Trương Quang Đạt và Trần Đức Phấn (2013), "Tỷ lệ dị tật bẩm sinh và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát – Bình Định", Y học thực hành. 10(884), tr. 82-86.
9.    Bùi Minh Đức và Phan Thị Kim (2005), Dinh dưỡng bảo vệ bà mẹ, thai nhi và phòng bệnh mãn tính, Nhà xuất bản y học, tr.41-55.
10.    Hà Thị Mỹ Dung (2015), Nghiên cứu tình hình sàng lọc dị tật trước sinh ở các bà mẹ mang thai đến khám và chăm sóc thai tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2015
11.    Nguyễn Thế Dũng (2006), "Nghiên cứu về dị tật bẩm sinh tại tỉnh Bình Thuận – Việt Nam ", Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 10(2), tr. 136-140.
12.    Lê Đình Dương (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản và các yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại Học Y Dược Huế.
13.    Lê Thị Hợp và Nguyễn Đỗ Huy (2012), "Một số yếu tố liên quan đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại 4 xã miền núi, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực pham. 8(3), tr 52-60.
14.    Đinh Thanh Huề và Dương Thu Hương (2004), "Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai xã Hương Long, thành phố Huế", Tạp chí nghiên cứu y học. 26(6), tr. 141-147.
15.    Nguyễn Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Huế (2010), "Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên trong 3 năm 2009-2010 ", Tạp chí Khoa học & cong nghệ. 89(1), tr. 202-205.
16.    Nguyễn Đỗ Huy (2004), Ánh hưởng của tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của người mẹ với cân nặng sơ sinh, phát triển thể lực, tâm – vận động của đứa con trong 12 tháng đầu, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17.    Nguyễn Thị Lâm (2003), "Thống nhất phương pháp kỹ thuật sử dụng trong đánh giá thừa cân – béo phì của các nhóm tuổi khác nhau", Tạp chí
dinh dưỡng và thực pham(1).
18.    Hoàng Thị Liên và Nguyễn Hữu Kỳ (2003), "Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi", Tạp chíy học thực hành. 447, tr. 237-240.
19.    Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007), "Khám thai – quản lý thai nghén – chăm sóc thai nghén", Sản Phụ Khoa, Bộ Y tế, tr. 137-148.
20.    Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007), "Thai nghén nguy cơ cao", Sản phụ khoa, Bộ Y tế, tr. 320-334.
21.    Nguyễn Hoàng Long (2015), Nghiên cứu sự liên quan giữa sự tăng cân trong thai kỳ và chỉ số BMI với kết quả kết thúc chuyển dạ ở phụ nữ mang thai con so đủ tháng, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Huế.
22.    Hoàng Thu Nga (2009), "Thực trạng cân nặng sơ sinh trên địa bàn nông thôn Phú Thọ", Tạp chíy học thực hành. 670(8), tr. 6-8.
23.    Phan Bích Nga (2012), Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện phụ sản Trung ương Luận án Tiến sỹ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
24.    Phan Bích Nga và Nguyễn Xuân Ninh (2012), "Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng, vi chất của mẹ khi mang thai", Yhọc thực hành. 830(7), tr. 37-40.
25.    Lê Thị Phương Nhi (2009), Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh dưới 2500g tại huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Huế.
26.    Nguyễn Thị Kiều Nhi (2011), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan từ mẹ đến các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh tại các nhà hộ sinh khu vực thành phố Huế", Tạp chíy học thực hành. 805.
27.    Nguyễn Ái Thùy Phương và Hoàng Trọng Quý (2010), "Nghiên cứu đặc điểm cân nặng, chiều cao và giới tính của trẻ sơ sinh đẻ ra sống tại khoa sản trung tâm y tế huyện Phú Vang năm 2010 ", Tạp chíy học thực hành. 805.
28.    Nguyễn Thị Kim Phương (2007), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học trẻ sơ sinh tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Đại học Y dược Huế.
29.    Văn Quang Tân (2007), "Liên hệ giữa các chỉ số khối cơ thể của thai phụ và cân nặng trẻ sơ sinh đủ tháng tại tỉnh Bình Dương năm 2004-2005 ", Tạp chí Y học thực hành. 3(566+567), tr. 64 – 66.
30.    Văn Quang Tân (2015), Thực trang tình trạng dinh dưỡng trước – trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2010-2012, Luận văn Tiến sỹ y học.
31.    Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.
32.    Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 226 /QĐ-TTg ngày 22/2/2012, Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
33.    Tăng Chí Thượng và Võ Đức Trí (2006), "Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tử vong sơ sinh tại 6 tỉnh phía nam Việt Nam", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 10(4), tr. 212-217.
34.    Phạm Thị Kim Thủy và Tạ Văn Trầm (2011), "Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện phủ sản tiền giang từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011", Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 15(1), tr. 222-228.
35.    Tổng Cục Thống Kê (2012), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
36.    Tổng cục Thống kê (2014), Số liệu thống kê, truy cập ngày 21/4/2016, tại trang web https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714.
37.    Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (2016), Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Thừa Thiên Huế.
38.    Lê Danh Tuyên và Lê Thị Hợp (2010), "Xu hướng phát triển suy dinh dưỡng – thấp còi và các giải pháp can thiệp trong giai đoạn mới 2011 – 2020", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực pham. 6(3,4).
39.    Unicef (2014), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam, chủ biên, tr. 59-61.
40.    Unicef và Tổng cục Thống kê (2014), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam.
41.    Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em (2014), Ngày thế giới vì trẻ sinh non: Mang đến điều kỳ diệu cho thiên thần nhỏ, truy cập ngày 7/4/2016, tại trang web http://mch.moh.gov.vn/bai-viet/tin-tuc—su-kien/Ngay-the-gioi-vi- tre-sinh-non-Mang-den-dieu-kv-dieu-cho-thien-than-nho-694.html.
TIẾNG ANH
42.    Arrish J, Yeatman H (2016), "Australian midwives and provision of nutrition education during pregnancy: A cross sectional survey of nutrition knowledge, attitudes, and confidence", Women Birth. 5192(16), pp. 112-123.
43.    Phelan S. Cox J (2008), "Nutrition during Pregnancy", Obstetrics and Gynecology clinics of north America. 35, pp. 369-383.
44.    Dhaded SM, Somannavar MS (2015), "Neonatal mortality and coverage of essential newborn interventions 2010 – 2013: a prospective, population-based study from low-middle income countries", Reprod Health. 12(2), pp. 1-8.MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Một số vấn đề chung về cân nặng sơ sinh (cnss)    3
1.2.    Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh    7
1.3.    Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu    13
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    14
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    14
2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    14
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    14
2.4.    Các biến và phân định biến nghiên cứu    15
2.5.    Xử lý số liệu và phân tích số liệu    18
2.6.    Kiểm soát sai lệch thông tin    19
2.7.    Đạo đức nghiên cứu    20
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    21
3.1.    Thực trạng cân nặng sơ sinh    21
3.2.    Các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh    24
Chương 4 BÀN LUẬN    30
4.1.    Thực trạng cân nặng sơ sinh    30
4.2.    Các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh    33
4.3.    Một số hạn chế của đề tài    38
KẾT LUẬN    39
KIẾN NGHỊ    40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/