Nghiên cứu thực trạng nhiễm hiv ở phụ nữ mang thai và sự lây truyền hiv từ mẹ sang con tại tỉnh An Giang

Luận án Nghiên cứu thực trạng nhiễm hiv ở phụ nữ mang thai và sự lây truyền hiv từ mẹ sang con tại tỉnh An Giang.Đại dịch HIV là một trong những khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt hiện nay. Dịch HIV đã giết chết trên 25 triệu người kể từ năm 1981 [120]. Tại Châu Á, Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất, với nhiều xu hướng dịch khác nhau tại các nước khác nhau. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm tại Campuchia, Myanmar và Thái Lan đều có dấu hiệu giảm, thì tại Indonesia (đặc biệt tại tỉnh Papua) và Việt Nam những con số này lại đang tăng [120]. An Giang là một trong 10 tỉnh cả nước đứng đầu về số nhiễm HIV, trong khi cả nước khoảng 71% xã nihễm HIV tính đến năm 2009 [5] thì An Giang đã có 100 xã nhiễm HIV từ tháng 05 năm 2007. Đặc biệt, đường lây truyền HIV ở tỉnh An Giang qua mại dâm là đường chủ yếu và tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV gần bằng với nam giới [14]. Do đó, phụ nữ là một trong những đối tượng phải gánh chịu hậu quả của đại dịch này, đặc biệt phụ nữ mang thai đang nhiễm HIV được cộng đồng cũng như các nhà làm chính sách đặc biệt quan tâm do nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị bằng các thuốc kháng virut thì sẽ dự phòng được lây nhiễm HIV cho con.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00278

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Để có chiến lược phòng chống HIV có hiệu quả, việc xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV là một trong các yếu tố quan trọng để hoạch định chính sách phòng chống HIV. Theo ước tính của Bộ Y tế Việt Nam mỗi năm có 1,8 đến 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% (tăng gấp 20 lần so với năm 1994,

0, 02%) thì mỗi năm sẽ có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con [1]. Nếu không được dùng ARV dự phòng thì tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khoảng 30% và ước tính mỗi năm có thêm khoảng 2000 trẻ nhiễm HIV [1];

Theo báo cáo Ủy ban quốc gia AIDS năm 2006, trong 32 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới thì có hơn 1 triệu trẻ em. Theo ước tính hiện nay, mỗi ngày có thêm 1600 cháu bé bị nhiễm HIV trực tiếp từ mẹ sang con [120]. Phần lớn trẻ em đang sống chung với HIV bị nhiễm qua lây truyền từ mẹ sang con xảy ra trong thai kỳ, chuyển dạ sinh và sau sinh hoặc trong khi bú mẹ. Khi không có bất kỳ can thiệp nào thì nguy cơ của sự lây truyền này là 15 – 30% ở quần thể không bú mẹ; bà mẹ đã nhiễm cho con bú làm tăng nguy cơ này lên 5 – 20% và nguy cơ tính chung là 20-45% [45]. Có thể giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 2% bằng các can thiệp bao gồm cho uống thuốc kháng retrovirus (ARV) dự phòng đối với phụ nữ đang mang thai và chuyển dạ và đối với trẻ trong tuần đầu mới sinh và tuyệt đối tránh cho con bú [46],[53],[104]. Với những can thiệp này, nhiễm mới HIV ở trẻ em sẽ ngày càng ít gặp hơn ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước thu nhập cao.

Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu tại Việt Nam báo cáo về tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại thời điểm 6 – 8 tuần cũng như đánh giá hiệu quả thuốc ARV trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ngoại trừ có hai công trình báo cáo về bước đầu nghiên cứu về khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở giai đoạn trong tử cung của hai tác giả Phan Thu Anh [11] và Trần Thị Lợi [12].

Với ước muốn tham mưu tốt cho những nhà hoạch định chính sách để góp phần làm giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV cũng như mong muốn tìm ra một số yếu tố có liên quan đến lây truyền HIV từ mẹ sang con cùng với bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc can thiệp thuốc ARV và sữa thay thế trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tỉnh An Giang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trên phụ nữ mang thai của tỉnh An Giang năm 2010

2. Xác định tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tỉnh An Giang từ ngày 01/8/2008 đến ngày 31/12/2010 và một số yếu tố liên quan đến lây truyền HIV từ mẹ sang con.

3. Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ARV và sữa thay thế trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Mục Lục

Nội dung Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục

Danh mục các Bảng Danh mục các Biểu đồ, Hình Danh mục các Chữ viết tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4

1.1. Bệnh HIV và AIDS 4

1.2. Diễn tiến tự nhiên bệnh HIV 4

1.3. Phân chia giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV 5

1.4. Đặc điểm của tỉnh An Giang 8

1.5. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam 9

1.6. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai 11

1.7. T ỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con và các yếu tố nguy cơ … 13

1.8.  Cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con 15

1.9. Dược lý học các thuốc ARV 17

1.10. Cơ chế tác dụng thuốc ARV trong dự phòng lây truyền HIV 18

từ mẹ sang con

1.11.  Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV  19 

1.11.1.  Các phác đồ ARV khuyến cáo dự phòng lây truyền HIV cho con ở những thai phụ đến khám định kỳ

1.11.2.  Những thai phụ nhiễm HIV trong khi chuyển dạ mà chưa được dự phòng ARV

1.11.3.  Trẻ có mẹ nhiễm HIV mà chưa được dùng các thuốc ARV trong thai kỳ hay khi chuyển dạ

1.12.  Điều trị thai phụ nhiễm HIV và dự phòng lây truyền HIV từ 27

mẹ sang con

1.12.1. Phụ n ữ mang thai khi đang điều trị ARV 27

1.12.2. Phụ n ữ mang thai và các chỉ định ARV 28

1.13. Tính an toàn của các thuốc ARV trong dự phòng lây nhiễm 29

HIV từ mẹ sang con

1.14. Các thuốc kháng retrovirus trong thời gian cho con bú 30

1.15. Lây truyền HIV qua sữa mẹ  31

1.15.1. Cơ chế lây truyền qua nuôi dưỡng bằng sữa mẹ 31

1.15.2. Tỉ lệ lây truyền qua nuôi d ưỡng bằng sữa mẹ 32

1.15.3. Thời điểm lây truyền sau khi sinh qua đường cho con bú

1.16.Các công trình nghiên cứu có liên quan

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. Đối tượng nghiên c ứu 36

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 36

2.1.2. Tiêu chuẩn lo ại trừ 36

2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37

2.2.2. Cỡ mẫu 37

2.3. Địa điểm tiến hành điều tra nghiên cứu  37

2.4. Thời điểm điều tra nghiên cứu 37 

2.5.  Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 37

2.5.1. Tổ chức điều tra 37

2.5.2. Nhập dữ liệu điều tra nghiên cứu 39

2.6. Các biện pháp can thiệp khi phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm 39

HIV trong dự phòng lây truyền HIVtừ mẹsang con

2.6.1. Quy trình chăm sóc và điều tr ị dự phòng lây truyền HIV 39

từ mẹ sang con

2.6.2. Sử dụng các phác đồ ARV trong nghiên cứu 40

2.6.3. Quy trình xét nghiệm chẩn đoán con bị nhiễm HIV 40

2.7. Các biến số 40

2.8. Vật liệu nghiên cứu  45

2.9.  Cơ sở thực hiện các xét nghiệm liên quan đến điều tra 45

2.10. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu  46

2.11. Đạo đức trong nghiên cứu  44

48

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại tỉnh An Giang năm 2011 48

3.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV tính trên tổng số sinh 48

3.1.2. Tỷ lệ thai phụ nhiễm HIV phân bố theo tuổi, địa dư, AO

48

nghề nghiệp 

3.2. Xác định sự lây truyền HIV từ mẹ sang con và các yếu tố có liên 50

quan

3.2.1.  Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước sinh và trong

khi sinh của 98 thai phụ nhiễm HIV được theo dõi lây 50

truyền HIV từ mẹ sang con

3.2.2. Đặc điểm lâm sàng trẻ sơ sinh của 98 thai phụ nhiễm 57

HIV được theo dõi lây truyền HIV từ mẹ sang con

3.2.3. T ỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con 58 

3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến lây truyền HIV từ mẹ sang 60

con

3.3. Đánh giá hiệu quả thuốc ARV trong dự phòng lây truyền HIV từ 66

mẹ sang con

3.3.1. Hiệu quả ARV trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ 66

sang con

3.3.2. Hiệu quả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phụ 67

thuộc vào từng loại phác đồ điều trị

3.3.3. Hiệu quả thuốc ARV theo thời gian người mẹ dùng co

thuốc  68

3.3.4. Hiệu quả sữa thay thế trong dự phòng lây truyền HIV từ 69

mẹ sang con

^ 70

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

4.1. Bàn luận tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV  70

4.2. Một số đặc điểm liên quan phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV 72

4.3. Bàn luận tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con 73

4.3.1. T ỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con  73

4.3.2. So sánh tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con  74

4.4. Bàn luận các yếu tố nguy cơ có liên quan đến lây truyền HIV từ -,0 78 mẹ sang con 

4.5. Bàn luận hiệu quả các thuốc ARV dự phòng lây truyền HIV từ Q-,

87

mẹ sang con 

4.5.1. Tình huống mẹ không được dùng ARV dự phòng 87

4.5.2. Dung phác đồ Liều duy nhất Nevirapine trong chuyển 00

88

dạ

4.5.3. Dùng phác đồ Liều duy^ nhất NVP + Lamivudine + 89

Zidovudine trong chuyển dạ

4.5.4. Dùng phác đồ AZT từ tuần thai 28 trước sinh trong thai

kỳ ..„..“. l….L.l^..l.:Tl…..’…l.:i 89 

4.5.5.Dùng Liệu pháp kháng retrovirus (ART) điều trị cho phụ n ữ mang thai nhiễm HIV

4.5.6. So sánh hiệu quả dùng ARV trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu không dùng ARV của các tác giả khác trong nghiên cứu lây truyền HIV từ mẹ sang con

4.5.7.  Hiệu quả thuốc ARV theo thời gian mẹ dùng thuốc 92

4.6. Bàn luận về hiệu quả sữa thay thế trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

4.7.  Bàn luận về hiệu quả can thiệp ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con   97

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Bộ Y tế (2006), Quyết định 20/2006/QĐ-BYT : Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con giai đoạn 2006-2010.
2. Bộ Y tế (2007), Quyết định 4361/QĐ-BYT ngày 7 tháng 11 năm 2007 về việc Ban hành Quy trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
3. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 về việc Ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”.
4. Bộ Y tế (2009), Ước tính và Dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 – 2012. http://www.vaac.gov.vn.
5. Bộ Y tế (2010), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009, http://www.vaac.gov.vn.
6. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 02 tháng 4 năm 2010 về việc Ban hành hướng dẫn xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
7. CDC (2007), Tài liệu tập huấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tr. 43-89.
8. Cục Phòng Chống HIV/AIDS – Bộ Y tế (2010), Tình hình dịch HIV/AIDS khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Cần Thơ, ngày 11 tháng 08 năm 2010

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/