Nghiên cứu tình hình và sự hài lòng của cán bộ, công chức, viên chức đến giám định sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017-2018

Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu tình hình và sự hài lòng của cán bộ, công chức, viên chức đến giám định sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017 – 2018.Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia. Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm, nghĩa vụ của nhiều ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội được Đảng, Nhà nước giao cho. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thể hiện qua các văn bản quan trọng như “Luật lao động”, “Pháp lệnh bảo hộ lao động”, “Luật bảo hiểm xã hội” và “Luật bảo hiểm y tế”… và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong nhiều năm gần đây, nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở lao động triển khai thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về việc cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi khi sức khỏe không bảo đảm, chế độ chi trả bảo hiểm cho người lao động bị tai nạn lao động [4].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2023.00216

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, tai nạn lao động là vấn đề thời sự. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các khu công nghiệp ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Vấn đề an toàn lao động và tai nạn lao động ngày càng được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan. Việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe người lao động không chỉ là để nâng cao năng suất lao động mà còn là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, thể hiện tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc của đơn vị quản lý lao động [56].
Tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng số đối tượng đến khám giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động đối với nghỉ hưu trước tuổi, tai nạn lao động, đặc biệt là khám giám định về chất độc hóa học/dioxin… Năm 2013 có 6 trường hợp; năm 2014 có 86 trường hợp; năm 2015 có 373 trường hợp; năm 2016 có 556 trường hợp và đến năm 2017 thì con số này lên đến 834 trường hợp. Các đối tượng bị mắc các bệnh, tật, thương tích được xác định mức độ, tỷ lệ tổn thương cơ thể khác nhau. Để giúp cho công tác giám định sức khỏe cho các đối tượng nêu trên được thuận lợi, đảm bảo đánh giá đúng, chính xác mức độ, tỷ lệ tổn thương cơ thể, đồng thời để tư vấn, hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị sử dụng người lao động và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tình hình và sự hài lòng của cán bộ, công chức, viên chức đến giám định sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017 – 2018”.
Mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ các bệnh, tật và mức độ tổn thương cơ thể do bệnh, tật ở các cán bộ, công chức, viên chức được giám định sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017-2018.
2.    Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến mức độ suy giảm khả năng lao động ở các cán bộ, công chức, viên chức được giám định sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017-2018.
3.    Đánh giá sự hài lòng về khám, giám định sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức đến khám, giám định sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017-2018.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Khái niệm giám định Y khoa    3
1.2.    Khái niệm về bệnh, bệnh tật, tổn thương cơ thể và suy giảm khả năng
lao động    7
1.3.    Những nguyên tắc và phương pháp thực hành khám giám định y khoa 8
1.4.    Tình hình sức khỏe suy giảm khả năng lao động ở các cán bộ công
chức, viên chức    19
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    22
2.3.    Đạo đức trong nghiên cứu    35
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    36
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng giám định    36
3.2.    Tình hình và mức độ tổn thương của cán bộ, công chức, viên chức được
giám định    44
3.3.    Tình hình và yếu tố liên quan đến suy giảm khả năng lao động của đối
tượng    46
3.4.    Mức độ hài lòng của đối tượng đến giám định    54
Chương 4.BÀN LUẬN    58
4.1.     Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    58
4.2.    Tình hình và mức độ tổn thương cơ thể do bệnh tật của cán bộ, công
chức, viên chức được giám định    64
4.3.    Tình hình và các yếu tố liên quan đến suy giảm khả năng lao động của
đối tượng    66
4.4.    Mức độ hài lòng của đối tượng đến giám định    76
KẾT LUẬN    78
KIẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ CÂU HỎI
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp dựa theo tiêu chuẩn JNC VII    32
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng giám định    36
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính của những đối tượng giám định    36
Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc của đối tượng    37
Bảng 3.4. Đặc điểm về nghề nghiệp của những đối tượng    37
Bảng 3.5. Đặc điểm về tôn giáo những đối tượng giám định    38
Bảng 3.6. Trình độ học vấn của những đối tượng giám định    38
Bảng 3.7. Đặc điểm về nơi cư trú của đối tượng giám định    39
Bảng 3.8. Tình trạng kinh tế của đối tượng giám định    39
Bảng 3.9. Đặc điểm về chức vụ của đối tượng giám định    39
Bảng 3.10. Đặc điểm về thời gian lao động của đối tượng giám định    40
Bảng 3.11. Đặc điểm về tiền sử bệnh của đối tượng    40
Bảng 3.12. Đặc điểm về tuổi khởi bệnh của đối tượng giám định    41
Bảng 3.13. Đặc điểm về khoảng thời gian mắc bệnh của các đối tượng    42
Bảng 3.14. Đặc điểm về thời gian ngủ, thời gian thức của đối tượng    42
Bảng 3.15. Đặc điểm về thói quen ăn uống của đối tượng    43
Bảng 3.16. Đặc điểm về phân loại BMI của đối tượng    43
Bảng 3.17. Cơ cấu bệnh tật chung của đối tượng    44
Bảng 3.18. Mức độ tổn thương của đối tượng được giám định    45
Bảng 3.19. Tình hình mức độ suy giảm khả năng lao động của đối tượng    46
Bảng 3.20. Suy giảm khả năng lao động theo giới    47
Bảng 3.21. Suy giảm khả năng lao động theo tuổi    47
Bảng 3.22. Suy giảm khả năng lao động theo nghề nghiệp    48
Bảng 3.23. Suy giảm khả năng lao động theo hình thức lao động    48
Bảng 3.24. Suy giảm khả năng lao động theo tình trạng kinh tế    49
Bảng 3.25. Suy giảm khả năng lao động và thời gian lao động    49
Bảng 3.26. Suy giảm khả năng lao động và thói quen hút thuốc lá    50
Bảng 3.27. Suy giảm khả năng lao động và uống rượu bia    50
Bảng 3.28. Suy giảm khả năng lao động và thể dục thể thao    51
Bảng 3.29. Suy giảm khả năng lao động và BMI    51
Bảng 3.30. Suy giảm khả năng lao động và số năm bệnh    51
Bảng 3.31. Suy giảm khả năng lao động với mức độ độc hại của lao động    52
Bảng 3.32. Suy giảm khả năng lao động và nguyên nhân tai nạnlao động    53
Bảng 3.33. Suy giảm khả năng lao động và thói quen ăn uống    53
Bảng 3.34. Sự hài lòng về khía cạnh hữu hình tại Trung tâmcủa đối tượng
nghiên cứu    54
Bảng 3.35. Sự hài lòng về khía cạnh tin tưởng tại Trung tâmcủa đối tượng
nghiên cứu    55
Bảng 3.36. Sự hài lòng về khía cạnh đáp ứng tại Trung tâm của đối tượng    55
Bảng 3.37. Sự hài lòng về khía cạnh đảm bảo tại Trung tâm của đối    tượng    56
Bảng 3.38. Sự hài lòng về khía cạnh cảm thông tại Trung tâm của đối tượng … 57
Bảng 3.39. Mức độ hài lòng chung của đối tượng đến giám định    57

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/