Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét dạ dày đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét dạ dày đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021.Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh đa yếu tố do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiễm Helicobacter Pylori là nguyên nhân chính gây 97% loét dạ dày ở trẻ em [8].
Có một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em: do vi khuẩn HP, do dùng thuốc, stress, sau một đợt phẫu thuật, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là do vi khuẩn HP [2]. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018 cho thấy nhiễm khuẩn này ở bệnh nhi liên quan tới dạ dày trên 50%[2].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2023.00217

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Tại bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu cho thấy lứa tuổi trẻ mắc bệnh do viêm loét dạ dày từ 2-15 tuổi; nam và nữ có khả năng mắc bệnh như nhau không trừ ai, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP rất dễ tái đi, tái lại nhiều lần nếu không diệt hết nguồn lây[3].
Ngày nay, bằng kĩ thuật y học hiện đại, càng nhiều bệnh nhi được chẩn đoán chính xác viêm loét dạ dày, thậm chí có trẻ viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường bị bỏ qua, do người lớn lầm tưởng trẻ mắc các bệnh tiêu hóa thông thường như rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun[2]. Viêm loét dạ dày được chia ra làm 2 loại: Viêm loét dạ dày tiên phát và viêm loét dạ dày thứ phát. Viêm loét dạ dày tiên phát hầu hết liên quan đến nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP). Viêm loét dạ dày thứ phát: Tổn thương dạ dày sau các nguyên nhân: Stress, shock, nhiễm trùng nặng, do thuốc, do rượu[8].
Viêm loét dạ dày ở trẻ em hầu hết do nguyên nhân nhiễm Helicobacter Pylori (khoảng 60 – 90% số trẻ bị viêm loét dạ dày). Vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) là một loại xoắn khuẩn gram âm. Với cấu tạo đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển ở môi trường axit đậm đặc như bên trong lớp niêm mạc dạ dày, gây nên các bệnh lý về hệ tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày[3].2
Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người mang vi khuẩn sang người lành thông qua:
 Đường miệng: Vi khuẩn HP có trong nước bọt, mảng bám răng. Vì vậy, nếu trẻ ăn chung bát, đũa, thìa, thức ăn với người bị bệnh thì nguy cơ cao con sẽ bị nhiễm vi khuẩn này.
 Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh không vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, không rửa tay cẩn thận trước khi chơi đùa với bé thì sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.  Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày: Việc trẻ phải tiến hành nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa, cũng có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP nếu các dụng cụ dùng để nội soi không được vệ sinh đúng cách.
Bên cạnh đó, việc các phụ huynh thường ép trẻ ăn thật nhiều để nhanh lớn. Khi trẻ ăn quá no rất dễ nôn, trớ, điều này khiến cho dạ dày không thể tiêu hóa kịp dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress ngoài ra việc sử dụng một số thuốc cũng gây tổn thương ở dạ dày[5].Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm nhất là khi người nhà trẻ có kiến thức đúng về bệnh và cách chăm sóc trẻ.
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước trong lĩnh vực nhi khoa, trong thời gian gần đây số trẻ đến khám và được chẩn đoán viêm loét dạ dày ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiểu biết của các bậc phụ huynh về bệnh này còn hạn chế; do tâm lý chủ quan nghĩ bệnh chỉ xảy ra ở người lớn hoặc nhầm lẫn các dấu hiệu sang bệnh khác, không biết cách chăm sóc đúng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét dạ dày đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021’’nhằm hai mục tiêu sau:3
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét dạ dày đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét dạ dày đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………….ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………………….. vi
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ ………………………………………………………………………….. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………………………………….. 4
1.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………………………………. 4
1.1.1. Viêm loét dạ dày ở trẻ em là gì? …………………………………………………….. 4
1.1.2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em …………………………………….. 4
1.1.3. Triệu chứng của viêm loét dạ dày ở trẻ em ………………………………………. 6
1.1.4. Điều trị ………………………………………………………………………………………. 8
1.1.5. Biến chứng của viêm loét dạ dày của trẻ em …………………………………….. 9
1.1.6. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em ………………………………… 9
1.1.7. Phòng bệnh ……………………………………………………………………………….. 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………………………….. 12
1.2.1. Nghiên cứu về kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét
dạ dày trên thế giới ……………………………………………………………………………… 12
1.2.2.Nghiên cứu về kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con bị viêm loét
dạ dày tại Việt Nam ……………………………………………………………………………. 13
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ………………………………………… 15
2.1. Giới thiệu vềBệnh viện NhiTrung ương và Khoa Tiêu hóa …………………….. 15
2.2.Đối tượng và phương pháp khảo sát …………………………………………………… 15
2.3. Kết quả khảo sát …………………………………………………………………………….. 16
Chương 3: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 21
3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ……………………………………………………….. 21iv
3.2. Thực trạng kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày của bà mẹ …………………….. 22
3.3. Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ viêm loét dạ dày của bà mẹ ………………. 24
3.4. Ưu điểm và tồn tại hạn chế ………………………………………………………………. 25
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con mắc bệnh
viêm loét dạ dày tại khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương…………………….. 26
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA HIỂU BIẾT CỦA BÀ MẸ CÓ CON BỊ VIÊM
LOÉT DẠ DÀY

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về trình độ học vấn của bà mẹ ……………………………. 16
Biểu đồ 2.2: Đặc điểm về nghề nghiệp của bà mẹ …………………………………. 17
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm về nơi cư trú của bà mẹ …………………………………….. 17
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn thông tin viêm loét dạ dày ở trẻ em bà mẹ nhận được ……. 18
Bảng 2.2: Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh
viêm loét dạ dày ……………………………………………………………… 18
Bảng 2.3: Về các dấu hiệu triệu chứng của bệnh …………………………………… 18
Bảng 2.4 : Thái độ đúng về phòng bệnh Viêm loét dạ dày của bà mẹ với gia
đình và xã hội ………………………………………………………………….. 19
Bảng 2.5: Kiến thức của bà mẹ về biến chứng bệnh viêm loét dạ dày ………. 19
Bảng 2.6: Cách xử trí của các bà mẹ có con bị bệnh viêm loét dạ dày ………. 20
Bảng 2.7: Chế độ dinh dưỡng viêm loét dạ dày …………………………………….. 2

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/