Nghiên cứu ứng dụng siêu âm A không tiếp xúc trong tính công suất thể thủy tinh nhân tạo

Luận văn Nghiên cứu ứng dụng siêu âm A không tiếp xúc trong tính công suất thể thủy tinh nhân tạo.Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đục thể thủy tinh (TTT) đang là nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu. Năm 2002, theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương trên 13896 người tại 8 vùng sinh thái khác nhau cho thấy đục TTT chiếm tới 71,3% các nguyên nhân gây mù hai mắt [15]. Tuy nhiên loại mù này có thể điều trị được bằng phẫu thuật. Phương pháp phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo (IOL) hậu phòng là phương pháp phẫu thuật ưu việt nhất vì thời gian hậu phẫu ngắn, thị lực cao, ít biến chứng. Một trong những yếu tố quyết định nhất đến thị lực sau mổ của bệnh nhân chính là việc lựa chọn được công suất IOL đặt phù hợp. Công suất IOL được tính dựa vào hai chỉ số đo trên lâm sàng là công suất khúc xạ giác mạc và độ dài trục nhãn cầu (TNC). Đo chính xác chiều dài TNC là yếu tố quan trọng nhất trong việc tính đúng công suất IOL vì TNC thường tạo sai lệch khúc xạ sau mổ nhiều hơn khúc xạ giác mạc. Độ dài TNC có thể đo bằng siêu âm AB hay đo quang học (IOL Master).

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00197

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Phương pháp đo quang học sử dụng chùm sóng ánh sáng thay sóng siêu âm, có độ chính xác cao, tuy nhiên khi đục TTT nhiều, sẹo giác mạc v.v… thì không thể thực hiện được [38], [51], [60]. Siêu âm A tiếp xúc có thể đo tốt trong trường hợp đục TTT chín, tuy nhiên sai số nhiều hơn do đầu dò tỳ lên giác mạc có thể làm số đo TNC ngắn lại. Hay khi máy quá nhạy đầu dò chưa tiếp xúc với giác mạc đã đo làm số đo TNC dài hơn thực tế. Kết quả của sự sai số này làm thay đổi khúc xạ sau mổ. Để khắc phục các hạn chế của siêu âm A tiếp xúc người ta đã sáng chế ra đầu dò siêu âm A không tiếp xúc (Immersion) để đo trục nhãn cầu. Do đầu dò này được nhúng trong môi trường nước nên đầu âm không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, không tỳ đè lên giác mạc, hạn chế được sai số khi đo. Kỹ thuật này có độ lệch trung bình giữa các lần đo dưới 0,15mm, do vậy kết quả khúc xạ sau mổ thường dao động trong khoảng ± 0,5D [28], [30], [31], [32], [33], [38], [42], [43], [44], [45], 46], [57]. Đây là kết quả kỳ vọng của các phẫu thuật viên và bệnh nhân sau mổ phaco đặt IOL hậu phòng.

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về kết quả của phương pháp tán nhuyễn TTT bằng siêu âm (phaco), trong đó có đánh giá về khúc xạ và thị lực như tác giả Khúc Thị Nhụn, Đỗ Minh Hùng, Nguyễn Thu Hương. Các nghiên cứu này đều dùng siêu âm A tiếp xúc đo TNC, các kết quả cho thấy tồn dư khúc xạ sau mổ thường còn khá lớn (theo Đỗ Minh Hùng có 34,5% có sai lệch khúc xạ trong đó có 16,9% có sai lệch từ 1,25- 3,5D). Một trong những nguyên nhân có thể gặp là đo sai TNC. Siêu âm A không tiếp xúc được sử dụng những năm gần đây tại Bệnh viện Mắt Trung ương và các cơ sở nhãn khoa lớn. Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò siêu âm A không tiếp xúc trong đo TNC và tính công suất IOL. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng siêu âm A không tiếp xúc trong tính công suất thể thủy tinh nhân tạo” với hai mục tiêu nghiên cứu sau:

1. Đánh giá kết quả sau mổ phaco của bệnh nhân dùng siêu âm A không tiếp xúc đo trục nhãn cầu.

2. Nhận xét về các đặc điểm của siêu âm A không tiếp xúc.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 13

1.1. Khúc xạ của mắt và các yếu tố ảnh hưởng đến khúc xạ cầu của mắt sau

phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo 13

1.1.1. Khúc xạ của mắt 13

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khúc xạ cầu sau mổ phaco đặt thể thủy tinh

nhân tạo hậu phòng 14

1.2. Các kỹ thuật đo trục nhãn cầu 19

1.2.1. Đo trục nhãn cầu bằng siêu âm 19

1.2.2. Đo trục nhãn cầu bằng phương pháp quang học 21

1.3. Siêu âm A không tiếp xúc 22

1.3.1. Cấu tạo máy siêu âm A không ti ếp xúc 22

1.3.2. Nguyên lý hoạt động của siêu âm A không tiếp xúc 23

1.3.3. Nguyên tắc đo siêu âm A không tiếp xúc 26

1.3.4. Ưu điểm 27

1.3.5. Nhược điểm 28

1.3.6. Các sai lầm khi đo siêu âm A không tiếp xúc 28

1.4. Các nghiên cứu khoa học về siêu âm A không tiếp xúc trên thế giới

trong đo trục nhãn cầu trên mắt đục TTT ở người trưởng thành 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 33

2.3. Nội dung nghiên cứu 34

2.3.1. Khám bệnh 34

2.3.2. Khám phát hiện các bệnh toàn thân khác 39

2.3.3. Tiến hành phẫu thuật phaco 39

2.3.4. Điều trị và theo dõi sau mổ: 39

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 41

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 42

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 42

Chương 43: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 43

3.1.1. Đặc điểm chung 43

3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 43

3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 44

3.1.4. Thị lực nhìn xa trước mổ 44

3.1.5. Tình trạng loạn thị giác mạc trước mổ 45

3.1.6. Độ đục TTT trước mổ 46

3.2. Các đặc điểm của siêu âm A không tiếp xúc trong đo trục nhãn cầu. .. 47

3.2.1. Một số đặc điểm kỹ thuật khi đo TNC bằng siêu âm A không

tiếp xúc 47

3.2.2. Độ dài trục nhãn cầu đo bằng siêu âm A không tiếp xúc 49

3.2.3. Công suất IOL có TNC đo bằng siêu âm A không tiếp xúc 51

3.3. Kết quả sau mổ phaco của bệnh nhân đo trục nhãn cầu bằng siêu âm A

không tiếp xúc 53

3.3.1. Kết quả khúc xạ 53

3.3.2. Kết quả thị lực tại các thời điểm nghiên cứu 57

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 60

4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 60

4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 61

4.1.3. Độ đục TTT và độ loạn thị giác mạc trước mổ 61

4.1.4. Thị lực nhìn xa trước mổ 62

4.2. Kết quả sau mổ phaco của bệnh nhân đo TNC bằng siêu âm A

không tiếp xúc   63

4.2.1. Kết quả khúc xạ 63

4.2.2. Thị lực xa sau mổ của nhóm bệnh nhân nghiên c ứu 69

4.3. Nhận xét một số đặc điểm của siêu âm A không tiếp xúc trong đo trục

nhãn cầu 73

4.3.1. Độ dài trục nhãn cầu khi đo bằng siêu âm A không tiếp xúc và

siêu âm A tiếp xúc 73

4.3.2. Nhận xét độ dài trục nhãn cầu đo bằng siêu âm A không tiếp xúc và

IOL master 75

4.3.3. Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật khi đo trục nhãn cầu bằng

siêu âm A không tiếp xúc 76

4.3.4. Nhận xét về công suất IOL tính theo TNC đo bằng siêu âm A

không tiếp xúc 78

KẾT LUẬN 80

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Đức Anh (2001),’ ‘Đánh giá hiệu quả lâm sàng của máy đo khúc xạ tự động ”, Nội san nhãn khoa số 4, tr 71.
2. Bộ môn mắt Đại học Y Hà Nội (2006), Thực hành nhãn khoa, NXB Y học Hà Nội, 96-131.
3. Lê Anh Chiết, Lê Thị Kim Châu (1997), Quang học Lâm sàng -Khúc xạ mắt, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Dẫn và Cộng sự (2004), Nhãn khoa giản yếu, NXB Y học Hà Nội
5. Nguyễn Chí Dũng (2008, tài liệu dịch), “Làm thế nào để tránh sai sót khi đo sinh học siêu âm”, chuyên đề Nhãn khoa số 13, 96-100.
6. Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác (2003), NXB Y học Hà Nội, 90-110.
7. Hội nhãn khoa Mỹ- Bệnh đục thể thủy tinh (1996), NXB Y học Hà
Nội (Nguyễn Đức Anh dịch từ Basis and clinic course section 11: cataract, America Academy of ophthalmology), Hà Nội,127-129.
8. Hoàng Hồ, Tôn Thị Kim Thanh (1997), Nghiên cứu về hình thái và kích thước nhãn cầu bằng siêu âm ứng dụng trong phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo, Kỷ yếu hội nghị nhãn khoa toàn quốc, 27-28.
9. Đỗ Như Hơn và Cộng sự (2012), Nhãn khoa, NXB Y học, tập 2.
10. Đỗ Minh Hùng (2007), Đánh giá kết quả lâu dài phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh đặt IOL tại khoa glôcôm bệnh viện Mắt TW, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Bộ Y tế, Trường đại học Y Hà Nội.
11. Thái Thành Nam (2000), “Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng kỹ thuật nhũ tương hóa”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Bộ Y tế, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phan Văn Năm, Hoàng Ngọc Chương, Nguyễn Thị Nhất Châu, Ngô
Thị Anh Tài (1997), Công suất trung bình của IOL qua kết quả đo trục nhãn cầu với máy siêu âm hệ A Ocusan và khúc xạ giác mạc, kỷ yếu hội thảo quốc gia phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật, tr 31.
13. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên, Tôn Thị Kim Thanh (2004), Phẫu thuật phaco nhập môn, Nxb Y học Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên, Tôn Thị Kim Thanh (2005), Siêu âm nhãn khoa cơ bản, Nxb Y học Hà Nội.
15. Khúc Thị Nhụn (2006), Nghiên cứuphâu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm (phaco) phối hợp đặt thủy tinh thể nhân tạo qua đường rạch giác mạc hình bậc thang phía thái dương, Luận án tiến sỹ y học.
16. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Trường đại học Y Hà Nội khoa y tế công cộng (2006), NXB Y học.
17. Tôn Thị Kim Thanh (2004), “Công tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam trong giai đoạn 2002-2004, hướng tới mục tiêu toàn cầu “ Thị giác 2020”, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và hội nghị KHKT ngành nhãn khoa toàn quốc, 1-24.
18. Hoàng Trần Thanh (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của mắt cận thị cao ở người trưởng thành và kết quả điều trị bằng phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh, Luận án tiến sỹ y học.
19. Trần Thị Phương Thu (2001), “Lượng giá phẫu thuật phaco stop, chop, chop and stuff trên bệnh nhân đục thể thủy tinh nhân cứng”, Y học thực hành, 7, tr. 57- 60.
20. Nguyễn Đức Thuận và cộng sự (2003), Cơ sở kỹ thuật của siêu âm- NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.
21. Mai Cẩm Tú, Hoàng Hồ, Phan Dũng (1993). Đo sinh học trục nhãn cầu trên bệnh nhân đục thể thủy tinh tuổi già, Kỷ yếu hội thảo quốc gia phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật, tr 23.
22. Lê Minh Tuấn (1996), Nghiên cứu phẫu thuật đục thể thủy tinh già ngoài bao kết hợp đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng, Luận án tiến sỹ y học, Hà Nội.
23. Trường đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh (2007), Bài giảng Nhãn khoa lâm sàng, NXB thành phố Hồ Chí Minh 200-201, 281-339, 493-522.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/