NHU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRUNG PHÚ, HUYỆN CỦ CHI NĂM HỌC 2018-2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NHU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRUNG PHÚ, HUYỆN CỦ CHI NĂM HỌC 2018-2019.Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), vị thành niên (VTN) là người có độ tuổi từ 10-19 [48] và hiện đang chiếm 1/6 dân số thế giới [45]. Đây là một trong những giai đoạn phát triển nhanh nhất trong chu kỳ sống của con người [51], do đó các em sẽ xuất hiện những biến đổi cả về mặt thể chất và tinh thần, nhất là các biểu hiện liên quan đến giới tính, tình dục. Những thay đổi ở tuổi VTN có ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ ở tuổi VTN mà còn trong suốt cuộc đời [51].
Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên toàn cầu, cứ 1000 em nữ độ tuổi 15- 19 thì có 44 ca sinh [45]. Khoảng 11% trẻ em sinh ra trên toàn cầu từ các em gái độ tuổi 15-19 và phần lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [45]. Làm mẹ ở độ tuổi chưa trưởng thành sẽ khiến các em đối mặt với hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe và xã hội bao gồm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cả phá thai không an toàn.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00315 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Theo WHO, mỗi năm, trên toàn cầu có 3 triệu ca phá thai không an toàn ở nữ giới tuổi 15-19 [52], trên 30% ca nhiễm HIV mới ở thanh thiếu niên 15-25 tuổi [50]. WHO còn cho biết, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các em gái 15-19 tuổi là do biến chứng từ việc mang thai và sinh con[45].tại Việt Nam, tỉ lệ VTN chiếm 25% dân số cả nước [4], theo khảo sát quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam (SAVY) cho thấy sự trẻ hóa ở độ tuổi dậy thì (15,61 ở SAVY-1 và 15,52 ở SAVY-2 với nam; 14,46 ở SAVY-1 và 14,21 ở SAVY-2 với nữ) và độ tuổi QHTD lần đầu (SAVY-1 là 20 và SAVY-2 là 18,2 với nam; với nữ SAVY-1 là 19,4 và SAVY-2 là 18), trong khi kiến thức của các em còn khá hạn chế, tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh ở SAVY-1 (năm 2003) là 17%, nhưng đến SAVY-2 (năm 2008) chỉ còn 13% [21].
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, tỷ lệ VTN có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: 2,9% (2010) – 3,1% (2011) – 3,2% (2012), tương ứng tỷ lệ phá thai là 2,2% (2010) – 2,4% (2011) – 2,3% (2012) [18]. Cũng trong giai đoạn này tại Bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng 2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai. Riêng năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai VTN ở bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8% [18]. Với con số mang thai và nạo hút thai tuổi VTN như trên, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới [18]. Đây không chỉ là gánh nặng, là thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên gia dân số lý giải là do các dịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi, giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, tình dục [18].
Ở độ tuổi VTN, các em trở nên nhạy cảm, muốn chứng tỏ bản thân và muốntách ra khỏi sự quan tâm của gia đình. Đây càng là yếu tố thúc đẩy những hành vi sức khỏe không an toàn. Do đó, việc trang bị những kiến thức, kĩ năng phù hợp với các em là điều rất cần thiết. Một trong những mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goal – SDG) được WHO nêu ra là đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn cầu với các dịch vụ chăm sóc SKSS, gồm kế hoạch hóa gia đình và sự tích hợp SKSS vào chiến lược quốc gia [45]. Do đó, việc tiến hành một nghiên cứu nhằm khảo sát nhu cầu của các em VTN về việc tìm hiểu thông tin SKSS, nhằm trang bị thêm kiến thức, kĩ năng cho các em là điều rất cần thiết.
Địa điểm nghiên cứu là trường THPT Trung Phú thuộc địa bàn huyện ngoại thành Củ Chi. HS huyện ngoại thành do khoảng cách về địa lý, các em ít có cơ hội tham gia nhiều buổi sinh hoạt hay tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin như HS các trường khu vực trung tâm thành phố. Hơn nữa, Trung Phú là ngôi trường duy nhất của huyện Củ Chi được phép tuyển sinh đa địa bàn, các em đến từ những môi trường sống khác nhau sẽ có những quan điểm và ý kiến khác nhau.
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi “Tỉ lệ HS trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi, TPHCM năm học 2018-2019 có nhu cầu tìm hiểu thông tin về SKSS là bao nhiêu và những yếu tố nào liên quan đến nhu cầu của HS?”
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ HS trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi, TPHCM năm học 2018-2019 có nhu cầu tìm hiểu thông tin về SKSS và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ HS trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi, TPHCM năm học 2018-2019 có nhu cầu tìm hiểu thông tin về SKSS (bao gồm cung cấp thông tin SKSS, tư vấn SKSS, học SKSS tại trường và phương án học SKSS).
2. Xác định điểm số mức độ trao đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS.
3. Xác định tỉ lệ HS có kiến thức đúng về SKSS, có thái độ ủng hộ về việc cung cấp thông tin, tư vấn SKSS và học SKSS tại trường.
4. Xác định mối liên quan giữa các đặc tính dân số-xã hội (của cá nhân và cha mẹ) với nhu cầu cung cấp thông tin SKSS, tư vấn SKSS, học SKSS và phương án học SKSS.
5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, mức độ trao đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS với nhu cầu cung cấp thông tin, tư vấn, học SKSS và phương án học SKSS
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….. 1
Mục tiêu tổng quát……………………………………………………………………………… 2
Mục tiêu cụ thể ………………………………………………………………………………….. 3
Dàn ý nghiên cứu……………………………………………………………………………….. 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN Y VĂN ………………………………………………………….. 5
1.1 Một số khái niệm ………………………………………………………………………….. 5
1.2 Sức khỏe sinh sản ………………………………………………………………………… 5
1.3 Giáo dục giới tính ………………………………………………………………………… 9
1.4 Thang đo mức độ trao đổi về những chủ đề giới tính (Fisher, 1987)….. 13
1.5 Các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước ……………………………….. 14
1.6 Tổng quan địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………. 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………. 18
2.1 Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………….. 18
2.2 Địa điểm – thời gian ……………………………………………………………………. 18
2.3 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 18
2.4 Cỡ mẫu………………………………………………………………………………………. 18
2.5 Kỹ thuật chọn mẫu………………………………………………………………………. 19
2.6 Tiêu chuẩn chọn mẫu…………………………………………………………………… 19
2.7 Thu thập số liệu ………………………………………………………………………….. 19
2.8 Kiểm soát sai lệch……………………………………………………………………….. 20
2.9 Xử lý số liệu……………………………………………………………………………….. 20
2.10 Định nghĩa biến số…………………………………………………………………….. 21
2.11 Vấn đề y đức…………………………………………………………………………….. 29
.
.Chƣơng 3: KẾT QUẢ ………………………………………………………………………….. 30
3.1 Đặc tính cá nhân của đối tượng …………………………………………………….. 30
3.2 Đặc tính cha mẹ của đối tượng ……………………………………………………… 31
3.3 Mức độ trao đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS…………………. 32
3.4 Kiến thức về SKSS ……………………………………………………………………… 33
3.5 Thái độ của đối tượng………………………………………………………………….. 34
3.6 Nhu cầu cung cấp thông tin SKSS ………………………………………………… 34
3.7 Nhu cầu tư vấn SKSS ………………………………………………………………….. 36
3.8 Nhu cầu học SKSS tại trường……………………………………………………….. 37
3.9 Mối liên quan giữa nhu cầu cung cấp thông tin SKSS với các biến số.. 39
3.10 Mối liên quan giữa nhu cầu tư vấn SKSS với các biến số ………………. 45
3.11 Mối liên quan giữa nhu cầu học SKSS tại trường với các biến số……. 51
3.12 Mối liên quan giữa phương án học SKSS tại trường với các biến số .. 57
BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………. 63
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………. 77
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………… 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Danh sách lớp trường THPT Trung phú năm học 2018-2019
PHỤ LỤC 2: Bộ câu hỏi khảo sá
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc tính cá nhân của đối tượng ……………………………………………….30
Bảng 3.2: Đặc tính cha mẹ của đối tượng………………………………………………..31
Bảng 3.3: Mức độ trao đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS……………32
Bảng 3.4: Tỉ lệ HS có kiến thức đúng về SKSS ……………………………………….33
Bảng 3.5: Tỉ lệ HS có thái độ ủng hộ………………………………………………………34
Bảng 3.6: Nhu cầu cung cấp thông tin SKSS …………………………………………..34
Bảng 3.7: Nhu cầu tư vấn SKSS …………………………………………………………….36
Bảng 3.8: Nhu cầu học SKSS tại trường………………………………………………….37
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả của đối tượng……………………………………….39
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nhu cầu cung cấp thông tin với đặc tính cá
nhân của đối tượng……………………………………………………………………………….39
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nhu cầu cung cấp thông tin với đặc tính cha mẹ
của đối tượng……………………………………………………………………………………….41
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nhu cầu cung cấp thông tin SKSS với mức độ
trao đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS………………………………………44
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nhu cầu cung cấp thông tin SKSS với kiến thức
chung về SKSS…………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nhu cầu cung cấp thông tin SKSS với thái độ
về cung cấp thông tin SKSS…………………………………………………………………..44
Bảng 3.15: Mô hình hồi qui đa biến giữa nhu cầu cung cấp thông tin SKSS với
các biến số độc lập ……………………………………………………………………………….45
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa nhu cầu tư vấn SKSS với đặc tính cá nhân của
đối tượng …………………………………………………………………………………………….45
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa nhu cầu tư vấn SKSS với đặc tính cha mẹ của
đối tượng …………………………………………………………………………………………….47
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa nhu cầu tư vấn SKSS với mức độ trao đổi giữa
HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS …………………………………………………………49
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa nhu cầu tư vấn SKSS với kiến thức chung về
SKSS ………………………………………………………………………………………………….49
.
.Bảng 3.20: Mối liên quan giữa nhu cầu tư vấn SKSS với thái độ về tư vấn
SKSS ………………………………………………………………………………………………….50
Bảng 3.21: Mô hình hồi qui đa biến giữa nhu cầu tư vấn SKSS với các biến số
độc lập ………………………………………………………………………………………………..50
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa nhu cầu học SKSS tại trường với đặc tính cá
nhân của đối tượng……………………………………………………………………………….51
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa nhu cầu học SKSS tại trường với đặc tính cha
mẹ của đối tượng………………………………………………………………………………….53
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa nhu cầu học SKSS tại trường với mức độ trao
đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS…………………………………………….55
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa nhu cầu học SKSS tại trường với kiến thức
chung về SKSS…………………………………………………………………………………….55
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa nhu cầu học SKSS tại trường với thái độ về học
SKSS tại trường……………………………………………………………………………………56
Bảng 3.27: Mô hình hồi qui đa biến giữa nhu cầu học SKSS tại trường với các
biến số độc lập……………………………………………………………………………………..56
Bảng 3.28: Mối liên quan giữa phương án học SKSS tại trường với đặc tính cá
nhân của đối tượng……………………………………………………………………………….57
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa phương án học SKSS tại trường với đặc tính
cha mẹ của đối tượng ……………………………………………………………………………59
Bảng 3.30: Mối liên quan giữa phương án học SKSS tại trường với mức độ
trao đổi giữa HS và cha mẹ về các chủ đề SKSS………………………………………61
Bảng 3.31: Mối liên quan giữa phương án học SKSS tại trường với kiến thức
chung về SKSS…………………………………………………………………………………….61
Bảng 3.32: Mô hình hồi qui đa biến giữa phương án học SKSS tại trường với
các biến số độc lập ……………………………………………………………………………….
Recent Comments