Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh.Nguồn nhân lực (NNL) là nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, được xem là nguồn lực có giá trị nhất, giữ vai trò quyết định đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại nước ta, nhận thức rõ về vị trí, vai trò của NNL đối với sự ổn định, phồn vinh của đất nước, từ xưa đến nay, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, các triều đại phong kiến cho đến thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta luôn quan tâm đến phát triển con người. Ngay từ thế kỷ XI, Triều đình Nhà Lý, đời vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, để giáo dục, đào tạo những người có đức, có tài xây dựng quê hương đất nước. Văn bia 1484 do Thân Nhân Chung khắc tại Quốc Tử Giám cũng khẳng định “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người”, quả thật như vậy, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc lại nằm trong chính sách, phát triển con người. Con người, NNL là yếu tố hàng đầu góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của đất nước, con người cũng là chủ thể quyết định tới sự thành công trong bảo vệ tổ quốc. Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và lịch sử Việt Nam cho thấy, NNL chính là nguồn lực quan trọng nhất, một tài sản quốc gia vô giá, quyết định sự ổn định và phát triển bền vững của mọi quốc gia.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00290 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Kế thừa truyền thống quý báu của các triều đại phong kiến, tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, từ khi cách mạng Tháng 8/1945 thành công cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đã luôn quan tâm, chăm lo đến việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người, xem đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện được mục tiêu: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ2 thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[7].
Thể chế hóa những chủ trương của Đảng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành nhiều pháp luật, chính sách quan trọng, đặc biệt là Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/1/2013, phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc va nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trải qua hơn 20 năm thực hiện Chiến lược, chúng ta cũng đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển con người, NNL quan trọng cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước [128].
Nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, quy mô dân số hơn 9 triệu người; với 1 thành phố, 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 322 đơn vị hành chính cấp xã, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật không chỉ của vùng mà còn là của cả nước [129, tr.47-103]. Với vị thế là đô thị quan trọng, đầu tàu kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước trong những năm qua, các cấp lãnh đạo, chính quyền tại TP. Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến phát triển con người, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của dân cư trên địa bàn và công tác y tế, y học dự phòng được xem là một khâu then chốt, quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó.
Với sự quan tâm của Bộ Y tế, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân (UBND), những năm qua ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới các cơ sở y tế, bệnh viện dần hoàn thiện, nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới được đầu tư, nâng cấp với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật y khoa hiện đại đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn và những tỉnh lân cận. Trình độ đội ngũ y bác sỹ của Thành phố đã từng bước bắt kịp các nước phát triển trong khu vực, tiếp cận nền tiến bộ của y khoa thế giới; công tác cải cách hành chính vào lĩnh vực y tế để nâng cao công tác phục vụ, bảo vệ, và chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn. Công tác y tế dự phòng cũng ngày3 được các cấp quan tâm hơn, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y tế dự phòng (YTDP) của Thành phố đã hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ như:
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi, thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS, tăng cường tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, phòng ngừa các loại dịch bệnh theo mùa, tổ chức các hoạt động tiêm chủng ở trẻ em và bà mẹ mang thai, phòng ngừa và kiểm soát địch bệnh bước đầu đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh những kết quả đó vẫn còn nhiều thách thức hạn chế nhất là tỷ lệ những người mắc những bệnh mãn tính không lây lan có chiều hướng tăng cao; công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn chưa thực sự hiệu quả; công tác kiểm soát, hạn chế HIV/AIDS chưa thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh mặc dù nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành y tế, tuy nhiên, hàng năm những đợt dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại lớn đến sức khỏe và tính mạng của người dân, trên địa bàn. Bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) về YTDP còn chưa ổn định, thiếu gắn kết trong hoạt động; cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữa lực lượng YTDP với toàn ngành y tế Thành phố (chỉ chiếm 17,3%, chỉ tiêu ít nhất phải chiếm 30%); mất cân bằng giữa trình độ của đội ngũ giữa tuyết Thành phố với tuyến cơ sở,.. đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác phòng ngừa bệnh tật của Thành phố [111].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thách thức, hạn chế trong việc thực nhiệm vụ của lực lượng YTDP, có nguyên nhân chủ quan, có những nguyên nhân khách quan, song cũng có những nguyên nhân xuất phát từ việc xây dựng, phát triển NNL YTDP trong giai đoạn quan chưa được thực hiện tốt. xuất phát từ vị trí công tác và từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề: “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, làm đề tài tốt nghiệp tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý công, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có giá trị về mặt thực tiễn, góp phần vào việc nang cao chất lượng, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực y tế nói chung tại TP. Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN………………….iii
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………….viii
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………………….. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ………………………………. 5
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài……………………………………. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài …………………………………………… 7
7. Những đóng góp mới của luận án………………………………………………….. 7
8. Cấu trúc của Luận án …………………………………………………………………… 8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐỀN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………………………… 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu………………………………………. 9
1.1.1. Các công trình về quản lý nguồn nhân lực và quản lý nha nước về
nguồn nhân lực……………………………………………………………………………….. 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế và quản
lý nha nước về nguồn nhân lực y tế …………………………………………………. 19
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng
và quản lý nha nước về nguồn nhân lực y tế dự phòng………………………. 30
1.2. Đánh giá về tổng quan những công trình, dữ liệu liên quan đến
luận án………………………………………………………………………………………… 33
1.2.1. Những kết quả đạt được của hệ thống các công trình, tài liệu …… 33
1.2.2. Những nội dung chưa được làm rõ trong các công trình tổng quan.. 35v
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG …………………………….. 37
2.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực y tế dự phòng………………….. 37
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực…………………………………………………….. 37
2.1.2. Nguồn nhân lực y tế và nguồn nhân lực y tế dự phòng ……………… 40
2.1.3. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực y tế dự phòng………………….. 46
2.1.4. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng ………………………… 49
2.2. Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng………… 55
2.2.1. Quản lý nha nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng ………………… 55
2.2.2. Vai trò của quản lý nha nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 59
2.2.3. Nội dung quản lý nha nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng62
2.2.4. Chủ thể va đối tượng quản lý nha nước đối với NNL YTDP………. 69
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với NNL YTDP ………. 71
2.3.1. Hệ thống quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật Nha nước
trong đó coi trọng sức khỏe của người dân………………………………………. 71
2.3.2. Yêu cầu của nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ….. 72
2.3.3. Quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội ……………………………. 73
2.3.4. Sự quan tâm của xã hội…………………………………………………………. 74
2.3.5. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa …………………………. 75
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với NNL YTDP và các giá trị
tham khảo rút ra …………………………………………………………………………. 76
2.4.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đa Nẵng ……………………………………. 76
2.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hà nội……………………………………….. 78
2.4.3. Các giá trị tham khảo đối với Thành phố Hồ Chí Minh…………….. 80
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
NGUỒN NHÂN LỰC ………………………………………………………………….. 84
Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………… 84
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của TP. Hồ Chí
Minh …………………………………………………………………………………………… 84vi
3.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………… 84
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội………………………………………………………. 87
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh 90
3.2.1. Về số lượng va cơ cấu nguồn nhân lực y tế dự phòng……………….. 90
3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực y tế dự phòng…………………………… 93
3.3. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với NNL
YTDP………………………………………………………………………………………….. 97
3.3.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tê dự
phòng Thành phố ………………………………………………………………………….. 97
3.3.2. Về ban hanh, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về
quản lý NNL YTDP Thành phố……………………………………………………… 100
3.3.3. Về tổ chức bộ máy quản lý nha nước đối với nguồn nhân lực y tế
TP. Hồ Chí Minh…………………………………………………………………………. 105
3.3.4. Về tuyển dụng, sử dụng, đao tạo, bồi dưỡng, đánh giá NNL YTDP
112
3.3.5. Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nguồn nhân lực
y tế dự phòng………………………………………………………………………………. 118
3.4. Đánh giá về kết quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế
dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………….. 120
3.4.1. Những kết quả đạt được………………………………………………………. 120
3.4.2. Những hạn chế, thách thức ………………………………………………….. 124
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế………………………………………….. 128
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………………………… 133
4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế
dự phòng tại thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………………. 133
4.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển y tế va chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân……………………………………………………………………………………… 133vii
4.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng của thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030………………………………………………………. 138
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NNL YTDP tại
Thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………………………. 142
4.2.1. Đổi mới pháp luật, chính sách đối với NNL YTDP; tăng cường
phân cấp, phân quyền trong QLNN đối với NNL YTDP …………………… 142
4.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực y tế dự phòng …………………………….. 151
4.2.3. Tăng cường công tác đao tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế dự phòng 153
4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý nha nước về y tế của Thành phố …… 155
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý nha nước
đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng ……………………………………………. 156
4.2.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và
phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng………………………………………… 159
4.2.7. Chủ động hội nhập quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân
lực y tế dự phòng…………………………………………………………………………. 161
4.3. Những kiến nghị đề xuất ……………………………………………………… 164
4.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nha nước ở trung ương………………. 164
4.3.2. Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh ……………………………….. 165
4.3.3. Đối với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh……………………………….. 166
4.3.4. Đối với Trung tâm Kiểm soát bênh tật, các Trung tâm Y tế và các
Trạm Y tế xã/phường/thị trần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh …. 167
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………….. 169
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ …………………………….. 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….. 174
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….. 191viii
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Số lượng nhân lực Y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2010 – 2019
92
Bảng 3.2. Số lượng NNL YTDP tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến
huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 92, 93
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng NNL YTDP của TP.
Hồ Chí Minh 94
Bảng 3.4: Thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật
đối với NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh 104
Bảng 3.5. Thực trạng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đánh
giá NNL YTDP
115
Bảng 3.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi
phạm trong hoạt động YTDP tại TP. Hồ Chí Minh 119
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới chính sách,
pháp luật đối với nguồn nhân lực YTDP TP. Hồ Chí Minh. 142
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát về sự cần thiết đổi mới chính sách nào để
thu hút NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh 144
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết nâng cao chất lượng hoạch
định và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch NNL YTDP tại TP. Hồ
Chí Minh
152
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp chất
lượng NNL YTDP TP. Hồ chí Minh 153
Bảng 4.5. Sự cần thiết phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát đối với việc quản NNL YTDP của TP. Hồ Chí Minh. 157
Bảng: 4.6. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải nâng cao ứng dụng
KHCN vào quản lý NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh 160ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Tên biểu đồ, sơ đồ Trang
Biểu 3.1. Biều đồ cơ cấu theo độ tuổi của NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh 92
Biểu 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch NNL YTDP của Thành
phố Hồ Chí Minh 100
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với NNL
YTDP của TP. Hồ Chí Minh 110
Biểu 4.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải phân cấp, phân quyền
trong QLNN đối với NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh 155
Sơ đồ 4.1. Đề xuất mô hình bộ máy quản lý nhà nước về y tế 149
Biểu: 4.2. Tính cần thiết phải mở rộng hợp tác quốc tế về QLNN đối
với NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh 16
Recent Comments