Luận án Thực trạng bệnh thương hàn với vệ sinh phân, nước ở tỉnh Đồng Tháp và kết quả thử nghiệm cộng đồng cải thiện vệ sinh nước, phân tại một xã trọng điểm.Thương hàn là một bênh gây dịch đường tiêu hoá với các biểu hiên nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân [1] do trực khuẩn thương hàn (S.typhi) và phó thương hàn (S.paratyphi) gây nên [4], trong đó tỷ số giữa mắc do S.typhi với S.paratyphi là 10/1 [61]. Đây là bênh khá phổ biến lưu hành toàn cầu [83], hàng năm ước tính trên thế’ giới có khoảng 17 triệu trường hợp mắc trong đó có khoảng 600.000 trường hợp tử vong [82], [97].
MÃ TÀI LIỆU
|
LA.2006.00786 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác, bệnh thương hàn được coi là bệnh ở các nước nghèo [87], [98] và các nước đang phát triển [92], [95], bệnh lưu hành chủ yếu ở các vùng có điều kiện vệ sinh môi trường kém [7], [49] trong đó đặc biệt đáng quan ngại nhất là vai trò của vệ sinh nguồn nước [48], [88], vệ sinh thực phẩm kém [122], 129] và hành vi vệ sinh cá nhân không tốt [57], [64], [98]. Theo các số liệu của WHO (1993), bệnh tiêu chảy bao gồm cả căn nguyên do Salmonella có khoảng 1.500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc [101], [98], trong đó có 4 triệu trường hợp tử vong hàng năm [86], số có nguy cơ là 2 tỷ người, gần 1/ 2 dân số thế’ giới mắc các bệnh có liên quan hoặc bị phơi nhiễm với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm [99], [97] mà hầu hết là ở các nước nghèo và các nước đang phát triển [98], [97].
Việt Nam là một trong những nước có bệnh thương hàn lưu hành, bệnh xảy ra tản phát quanh năm ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Nghiên cứu các số liệu thống kê trong thời gian dài từ năm 1960 cho thấy trong thời kỳ chiến tranh (những năm 1960), ở miền Bắc số mắc/chết trên 105 dân là 14,64/1,06 [34], nhờ đẩy mạnh công tác y tế’ dự phòng với các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ về vê sinh ăn uống và hành vi vê sinh cá nhân nên trong thập kỷ 8G của thê kỷ XX số các trường hợp mắc/chêt do thương hàn đã giảm hẳn (5,22/G,G3-7,46/G,G4) và đưa Viêt Nam vào hàng các nước có nguy cơ thấp về dịch thương hàn. Tuy nhiên bước sang thập kỷ 9G (thê kỷ XX), không chỉ ở nước ta mà nhiều nước trên thê giới có sự quay lại và gia tăng của nhiều bênh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó có bênh thương hàn [72]. Các số liêu thống kê nghiên cứu về dịch tễ học bênh thương hàn đều cho thấy tỷ lê mắc tăng cao hơn hẳn so với thập kỷ 8G [1G], [11]. Kèm theo có dịch thương hàn đã xuất hiên ở nhiều địa phương trên diên rông như vụ dịch thương hàn ở Thừa Thiên Huê (1996) [56], các vụ dịch xảy ra ở khu vực phía Nam như vụ dịch ở Thủ Đức -Thành phố Hồ Chí Minh, vụ dịch ở Long Phú – Sóc Trăng, vụ dịch ở An Minh – Kiên Giang [53], [54], các vụ dịch xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La (1997), Lai Châu (1999) [27], [28] càng cho thấy sự bức xúc của vấn đề.
Song song với sự gia tăng tỷ lê mắc bênh, vấn đề kháng kháng sinh của các chủng Salmonella [22], [28], cũng như viêc sử dụng các kháng sinh phổ rông môt cách tuỳ tiên trong công đồng [12], [67] cũng là những yêu tố làm tăng thêm sự phức tạp và khó khăn trong công tác dự phòng bênh thương hàn [31], [43].
Như vậy, bênh thương hàn đã, đang và sẽ luôn là vấn đề sức khoẻ công đồng cần được quan tâm của y tê công công nói riêng và y học nói chung [98], [99].
Thật vậy, các yêu tố liên quan tới sự gia tăng tỷ lê mắc bênh thương hàn chủ yêu là do môi trường bị ô nhiễm [16], [65]. Các mầm bênh thương hàn và phó thương hàn phân bố rộng rãi khắp thế giới [85], [122], nhưng phổ biến nhất là ở những nơi có điều kiên sống của cá nhân và vê sinh môi trường thấp kém [97],[107].
Đồng Tháp, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long , hàng năm có nhiều bênh nhân mắc thương hàn [9], [36]. Năm 1994 Đồng Tháp có 4380 bênh nhân thương hàn, tỷ lê mắc/ 105 dân là 414,40; trong khi đó ở một số nơi khác cùng thời điểm, có các tỷ lê mắc thương hàn/ 105 dân là: Tây Ninh 5,62; Đồng Nai 1,98; Vĩnh Phú 4,62; Hà Nội 0,85 [6].
Như vậy tình hình bênh thương hàn xảy ra trầm trọng ở Đồng Tháp.
Chính vì các nguồn nước ở Đồng Tháp bị ô nhiễm nặng nề về các chỉ số lý, hoá nhất là vi sinh vật (theo xét nghiêm viên VSYTCC thành phố Hồ Chí Minh); một số vùng do khan hiếm nước hoặc nước phèn chua, một số vùng bị ngập lụt vào mùa mưa lũ, nên thiếu nước sạch cho sinh hoạt và tình hình quản lý, xử lý phân người còn nhiều vấn đề bất cập [25], từ đó các mầm bênh đường ruột phát triển, lan truyền ra nước gây ra hàng loạt các vụ dịch bênh lây nhiễm qua đường ruột trong đó có bênh thương hàn, đang là báo động ở tỉnh Đồng Tháp [101].
Vì vậy, chúng tôi thực hiên đề tài nghiên cứu “”Thực trạng bệnh thương hàn với vệ sinh phân, nước ở tỉnh Đồng Tháp và kết quả thử nghiệm cộng đồng cải thiện vệ sinh nước, phân tại một xã trọng điểm’’ với các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng bênh thương hàn và tình hình sử dụng nguồn nước, xử lý phân ở tỉnh Đồng Tháp từ năm 1994 đến năm 2001.
2. Thử nghiêm một số giải pháp can thiệp công đồng về cải thiên vê sinh nước, phân tại một xã trọng điểm.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
®. Tần suất mắc bệnh thương hàn ở tỉnh Đồng Tháp từ 1994 đến 2001 vẫn còn rất cao, trong giai đoạn này mắc cao nhất là năm 1995 với tỷ lệ mắc là 543,75.10-5 dân.
©. Bệnh thương hàn mắc nhiều ở Đồng Tháp là có liên quan đến việc xử lý phân chưa tốt, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, giúp định hướng cho tỉnh là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cung cấp nước sạch, xử lý phân hợp vệ sinh và truyền thông – giáo dục sức khỏe để làm giảm các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, trong đó có bệnh thương hàn.
®. Áp dụng phương pháp can thiệp theo dõi trên cộng đồng, với một xã có can thiệp, một xã đối chứng, sau hai năm (2002&2003), đã đạt được chỉ số hiệu quả làm giảm bệnh thương hàn là 25,22%.
©. Để loại trừ tập quán sử dụng cầu tiêu trên sông, cầu tiêu ao cá đã có từ lâu đời ở địa phương, cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng loại hình cầu tiêu thích hợp cho vùng thường hay bị ngập lũ như tỉnh Đồng Tháp cũng như cho cả đồng bằng sông Cửu Long.
Mực Lực
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 5
1.1. Bệnh thương hàn 5
1.1.1. Vi khuẩn thương hàn 5
1.1.2. Khả năng và cơ chê’ gây bệnh cho người 6
1.1.3. Chẩn đoán vi sinh vật 9
1.1.4. Dịch tễ học bệnh thương hàn 10
1.1.5. Sự phân bố các chủng Salmonella 12
1.1.6. Tình hình kháng kháng sinh của Salmonella trên thê’ giới và 14
Việt Nam
1.1.7. Phòng chống bệnh thương hàn 14
1.1.8. Tình hình bệnh thương hàn trên thê’ giới và trong nước 18
1.2. Thực trạng của chất lượng nước và vệ sinh môi trường phân,
nước có liên quan với các bệnh đường ruột chủ yêu ở một số 24
vùng nông thôn Việt Nam và đổng bằng sông Cửu Long
1.2.1. Tình hình bệnh tật có liên quan đên cung cấp nước và vệ sinh
môi trường ở một số vùng nông thôn Việt Nam và đổng bằng 24
sông Cửu Long
1.2.2. Chất lượng nguổn nước và mức độ ô nhiễm nguổn nước tại
một số tỉnh đổng bằng sông Cửu Long. 28
1.2.3. Các yêu tố truyền bệnh nhiễm khuẩn đường ruột 32
1.3. Một số giải pháp can thiệp làm giảm ô nhiễm môi trường nhằm
giảm lây lan bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.. 33
1.3.1. Cơ sở lý thuyết: Thiết kê’ thực hiện can thiệp cộng đổng 33
1.3.2. Cung cấp nước và xử lý chất thải 34
1.3.3. Công tác tuyên truyền giáo dục 34
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kê’ nghiên cứu 36
2.2.2. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu 42
2.2.3. Các kỹ thuật xét nghiệm nước 45
2.2.4. Các loại cầu tiêu 47
2.2.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh thương hàn 49
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 50
2.3. Khống chê’ sai số 50
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 51
2.5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 51
2.6. Thông tin về xã can thiệp và xã chứng 52
2.6.1. Xã can thiệp: Bình Thạnh Trung 52
2.6.2. Xã đối chứng: Vĩnh Thạnh 52
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 54
3.1. Tình hình bệnh thương hàn và vệ sinh môi trường trước can
thiệp tại tỉnh Đổng Tháp (1994-2001) 54
3.1.1. Tình hình mắc bệnh thương hàn trong 8 năm (1994-2001) tại
Đổng Tháp 54
3.1.2. Tình hình tử vong do thương hàn 1994-2001 tỉnh Đổng Tháp 58
3.2. Thực trạng sử dụng nguổn nước và cầu tiêu tại Đổng Tháp 60
3.2.1. Nguổn nước được sử dụng ở tỉnh Đổng Tháp, thời điểm trước
can thiệp 60
3.2.2. Tình hình sử dụng cầu tiêu ở tỉnh Đổng Tháp thời điểm trước 63
can thiệp
3.2.3. Chất lượng nước, chất lượng cầu tiêu trước can thiệp 65
3.3. Kết quả can thiệp 70
3.3.1. Một số chỉ số trước can thiệp 71
3.3.2. Can thiệp sử dụng nguồn nước 72
3.3.3. Can thiệp sử dụng cầu tiêu 77
3.3.4. Thay đổi hành vi vệ sinh phòng bệnh 78
3.3.5. Hiệu quả can thiệp giảm bệnh thương hàn 80
Chương 4: Bàn luân 84
4.1. Bàn luân 1: Thực trạng tình hình bệnh thương hàn và tình hình
sử dụng nguồn nước, xử lý phân tại tỉnh Đồng Tháp 84
4.1.1. Thực trạng tình hình bệnh thương hàn ở tỉnh Đồng Tháp 84
4.1.2. Thực trạng tình hình sử dụng nguồn nước, cung cấp nước 91
sạch và vệ sinh môi trường
4.2. Bàn luân 2: Thử nghiệm một số giải pháp can thiệp cộng đồng 98
4.2.1. Hiệu quả can thiệp cộng đồng 89
4.2.2. Về những giải pháp can thiệp làm giảm dịch bệnh thương hàn
do các nguồn nước, chất thải bỏ (phân) gây ra ở Đồng Tháp 109
Phần Kết luân 118
5.1. Tình hình bệnh thương hàn và tình hình sử dụng nước, xử lý
phân tại Đồng Tháp 118
5.2. Kết quả can thiệp 119
Kiến nghị 120
Tài liệu tham khảo 130
Phụ lục 154
V111
Recent Comments