Thực trạng chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2022-2023
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2022-2023.Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do cơ thể người mẹ có những thay đổi mạnh mẽ về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Về sức khỏe thể chất, đây là giai đoạn phục hồi lại những thay đổi trong 240 ngày mang thai và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Về sức khỏe tâm thần, người phụ nữ có sự thay đổi vô cùng lớn về sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00780 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong số các trường hợp tử vong mẹ và sơ sinh, 60% các trường hợp tử vong mẹ và 32% trường hợp tử vong chu sinh trong ngày thứ nhất sau sinh [65]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ không thể sống sút sau tuần đầu tiên [64]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [3]. Các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn hoặc các rối loạn tâm thần sau sinh. Trong khi đó, về phía sơ sinh có thể gặp các vấn đề như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý.. .5 tai biến sản khoa nghiêm trọng bao gồm nhiễm khuẩn hậu sản, chảy máu sau sinh, vỡ tử cung, sản giật và uốn ván rốn.
Ngay từ giai đoạn sau sinh, sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sớm và một cách khoa học là yếu tố tiền để để dự phòng các vấn đề về sức khỏe cho mẹ – con, giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật. Người phụ nữ được nhận chăm sóc đầy đủ có thời gian phục hồi nhanh hơn và trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh hơn. Tuy nhiên cách chăm sóc sau sinh (CSSS) hiện nay mới chỉ được tiến hành trong thời gian các bà mẹ nằm viện (24-48 giờ đầu sau sinh thường hoặc 72-96 giờ sau sinh mổ). Các thăm khám sau sinh kể từ khi xuất viện cho đến hết thời kỳ hậu sản (42 ngày) hiện chưa được quan tâm[55],[64]. Có ít nghiên cứu về kiến thức, thực hành của bà mẹ trong thời kỳ sau sinh được tìm thấy ở Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam, một số cơ sở y tế công lập và tư nhân đã tiến hành triển khai dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà [27]. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng tình hình chăm sóc sơ sinh ở các bệnh viện đồng thời đánh giá hiệu quả của các biện pháp này.
Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2022-2023” với hai mục tiêu
1. Mô tả thực trạng chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà của bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2022-2023.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm về sau sinh 3
1.1.1. Giai đoạn sau sinh 3
1.1.2. Chăm sóc sau sinh 3
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý thời kỳ hậu sản 3
1.2. Những vấn đề sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ sau sinh 6
1.2.1. Những vấn đề sức khỏe của người mẹ 6
1.2.2. Những vấn đề của trẻ sơ sinh 10
1.3. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế 12
1.3.1. Thời điểm chăm sóc sau sinh 13
1.3.2. Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia 13
1.3.3. Chính sách nghỉ sau sinh của bà mẹ 14
1.4. Một số học thuyết áp dụng trong chăm sóc sau sinh 15
1.5. Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà 17
1.5.1. Mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh trên thế giới 17
1.5.2. Chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam 21
1.6. Bệnh viện Phụ sản trung ương 25
CHƯƠNG 2 ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.1.3. Cỡ mẫu 26
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu 27
2.1.5. Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi 27
2.1.6. Phương pháp thu thập số liệu 28
2.1.7. Nội dung nghiên cứu 28
2.4 Các biến số nghiên cứu 30
2.4.1 Biến số đặc điểm chung của bà mẹ sau sinh 30
2.4.2. Định nghĩa, tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu 32
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 36
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 36
2.7 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 37
2.8 Sơ đồ nghiên cứu 38
Chương 3_ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 39
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 39
3.1.2. Đặc điểm về sản khoa 41
3.1.3. Đặc điểm về điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ 42
3.1.4. Tiền sử bệnh mãn tính 44
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng của bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà 45
3.2. Hoạt động chăm sóc bà mẹ sau sinh tại nhà 48
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà ….53
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 60
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 60
4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 60
4.1.2. Đặc điểm về sản khoa và sơ sinh 61
4.1.3. Đặc điểm về điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ 64
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng của bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà 66
4.2. Thực trạng chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà của bệnh viện Phụ sản
Trung Ương năm 2022-2023 71
4.2.1. Những khó khăn gặp phải giai đoạn sau sinh 71
4.2.2. Những hoạt động chăm sóc sau sinh 72
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh tại nhà ..77
4.3.1. Liên quan giữa đặc điểm chung với kết quả chăm sóc 77
4.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm về sản khoa và kết quả chăm sóc 78
4.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm trẻ sơ sinh và kết quả chăm sóc sau sinh 78
4.3.4. Mối liên quan giữa điều kiện nhà ở và kết quả chăm sóc 79
4.3.5. Mối liên quan giữa dịch vụ chăm sóc sau sinh với KQCS 79
4.3.6. Mối liên quan giữa biện pháp tránh thai với kết quả chăm sóc 80
KẾT LUẬN 81
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 1 89
PHỤ LỤC 2 97
DANH MỤC BẢNG
•
Bảng 1.1. Tổng Hợp Các Vấn Đề Sức Khỏe Của Bà Mẹ Sau Sinh 8
Bảng 2.1. Nội Dung Của Chăm Sóc Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sau Sinh 29
Bảng 2.2. Tính Giá Dịch Vụ Chăm Sóc Tại Nhà 30
Bảng 3.1. Nhóm Tuổi Của Đối Tượng Nghiên Cứu 39
Bảng 3.2. Đặc Điểm Về Sản Khoa Của Đối Tượng Nghiên Cứu 41
Bảng 3.3. Điều Kiện Nhà Ở Của Đối Tượng Nghiên Cứu 42
Bảng 3.4. Đặc Điểm Về Vệ Sinh Của Đối Tượng Nghiên Cứu 43
Bảng 3.5. Mức Độ Hài Lòng Về Điều Kiện Sinh Hoạt Của Đtnc 44
Bảng 3.6. Tiền Sử Bệnh Lý Mạn Tính Của Đối Tượng Nghiên Cứu 44
Bảng 3.8. Các Dấu Hiệu Sinh Tồn Của Bà Mẹ Sau Sinh Tại Nhà 45
Bảng 3.8. Đặc Điểm Lâm Sàng Của Bà Mẹ Sau Để Tại Nhà 45
Bảng 3.9. Thực Trạng Về Sinh Hoạt Của Bà Mẹ Sau Để Tại Nhà 46
Bảng 3.10. Vấn Đề Sức Khỏe Của Trẻ Sơ Sinh 47
Bảng 3.11. Hoạt Động Chăm Sóc Cơ Bản Cho Bà Mẹ Sau Để Tại Nhà 48
Bảng 3.12. Hoạt Động Chăm Sóc Tư Vấn Chuyên Sâu Cho Bà Mẹ Sau Đẻ Tại
Nhà 49
Bảng 3.13. Hoạt Động Td Chăm Sóc Bà Mẹ Và Bé Sau Để Tại Nhà 50
Bảng 3.15. Chế Độ Sinh Hoạt Sau Sinh Của Đối Tượng Nghiêncứu 51
Bảng 3.17. Những Khó Khăn Gặp Phải Giai Đoạn Sau Sinh 51
Bảng 3.18. Mối Liên Quan Giữa Đặc Điểm Chung Với Kqcs 53
Bảng 3.19. Mối Liên Quan Giữa Đặc Điểm Về Sản Khoa Với Kqcs 54
Bảng 3.20. Mối Liên Quan Giữa Đặc Điểm Về Trẻ Sơ Sinh Với Kqcs 55
Bảng 3.21. Mối Liên Quan Giữa Người Chăm Sóc/Hỗ Trợ Với Kqcs (N = 260)….56
Bảng 3.22. Mối Liên Quan Giữa Điều Kiện Nhà Ở Với Kqcs 57
Bảng 3.23. Mối Liên Quan Giữa Hài Lòng Về Điều Kiện Sinh Hoạt Với Kqcs 57
Bảng 3.24. Mối Liên Quan Giữa Hướng Dẫn Sau Sinh Với Kqcs (N = 260) 58
Bảng 3.25. Mối Liên Quan Giữa Bà Mẹ Sử Dụng Bptt Với Kqcs 58
Bảng 3.26.Mối Liên Quan Giữa Mắc Bệnh Mãn Tính Với Kqcs 59
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
•
Biểu Đồ 1.1 Lượng Sữa Trung Bình Trong 7 Ngày Đầu 7
Biểu Đồ 1.2. Thời Gian Nghỉ Chế Độ Sau Đẻ Ở Các Quốc Gia 15
Biểu Đồ 3.1. Nơi Sinh Sống Của Đối Tượng Nghiên Cứu (N = 260) 39
Biểu Đồ 3.2. Nghề Nghiệp Của Đối Tượng Nghiên Cứu (N = 260) 40
Biểu Đồ 3.3. Trình Độ Học Vấn Của Đối Tượng Nghiên Cứu (N = 260) 40
Biểu Đồ 3.4. Thu Nhập Hàng Tháng Của Gia Đình (N = 260) 41
Biểu Đồ 3.5. Người Chăm Sóc/Hỗ Trợ Đối Tượng Nghiên Cứu (N = 260) 43
Biểu Đồ 3.6. Kết Quả Chăm Sóc Bà Mẹ Và Trẻ Em Sau Sinh Tại Nhà (N = 260) .53
DANH MỤC HÌNH
•
HÌNH 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC NỮ 4
HÌNH 1.1. CÁC GIAI ĐOẠN CHĂM SÓC Y TẾ CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ
SINH 12
Recent Comments