Thực trạng nhân lực trạm y tế xã/phường tại một số vùng miền năm 2014 và một số yếu tố liên quan

Luận văn Thực trạng nhân lực trạm y tế xã/phường tại một số vùng miền năm 2014 và một số yếu tố liên quan.Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong các ngành nghề nói chung và ngành Y tế nói riêng, là một trong năm thành phần đầu vào của hệ thống y tế, yếu tố cơ bản quyết định số lượng cũng như chất lượng các hoạt động và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhân lực y tế (NLYT) bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế (DVYT), người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp DVYT[1]. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của người dân ngày càng cao, đòi hỏi những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đa dạng hơn. Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, việc phát triển nguồn NLYTlà rất cần thiết.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00885

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Những năm gần đây, nhờ chủ trương và chính sách của Đảng và Chính phủ về xây dựng và phát triển nền y tế, tăng cường đào tạo và đào tạo mới các cán bộ y tế (CBYT) mà số lượng CBYTluôn tăng. Năm 2013 số CBYT (75 nghìn) tăng gấp 1,31 lần so với năm 2008 (57,3 nghìn). Đồng thời số bác sĩ/vạn dân cũng tăng từ 6,7 năm 2008 lên 8,4 năm 2013[2],[3], số điều dưỡng/vạn dân tăng từ8,8 năm 2009 lên 9,4 năm 2010 [4]. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều bất cập, sự phân bố CBYT theo tuyến không đồng đều, NLYT tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, thành phố (36,8%), tuyến huyện (27,6%) và sau đó mới đến tuyến xã (21,1%). Ngoài ra, CBYT còn tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế phát triển, trong khi đó tại những vùng khó khăn lại thiếuNVYT trầm trọng.
Trạm y tế xã (TYTX)là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống Y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), phát hiện sớm các dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh, đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và tăng cường sức khỏe[5]. Năm 2012, tỷ lệ TYTX có BS đạt 76%, tăng thêm 6% so với năm 2010; tỷ lệ TYTX có NHS/YSSN đạt trên 93,4%, tuy nhiên con số này giảm so với năm 2011 (95%); tỷ lệ thôn bản có NVYT hoạt động tăng từ 82,9% năm 2011 lên 96% năm 2012[4],[6].Đa số các TYTX vẫn cò thiếu cán bộ có chuyên môn sâu, do hầu hết TYTX đều ở vùng nông thôn, điều kiện chưa cao, chế độ đãi ngộ cho những cán bộ làm việc tại trạm chưa thỏa đáng… Vì vậy cần có những chính sách thu hút nguồn nhân lực cho TYTX, để TYT có thể thực hiện hết chức năng và giúp chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn.
Tám tỉnh gồm Hà Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dương, Kiên Giang và Kon Tum là những tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái của nước ta. Đây là những tỉnh hội tụ cả 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi. Đã có một số nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành Y tế tại Việt Nam, xong các nghiên cứu về thực trạng nhân lực tại TYTX còn chưa được phổ biến, đa số các nghiên cứu này tập trung tại các cơ sở y tế tuyến cao hơn.Vậy nên để tìm hiểu thêmvề nguồn nhân lực tại các TYTXcủa cả nước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Thực trạng nhân lực trạm y tế xã/phường tại một số vùng miền năm 2014 và một số yếu tố liên quan” với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1.    Mô tả thực trạng nhân lực của trạm y tế xã/phường tại một số vùng/ miền năm 2014.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhân lực y tế của trạm y tế xã/phường tại một số vùng/miền năm 2014. 
Tài Liệu Tham Khảo Thực trạng nhân lực trạm y tế xã/phường tại một số vùng miền năm 2014 và một số yếu tố liên quan
1.    World Health Orgnization (2006), The World Health Report: Working together for health, Geneva.
2.    Bộ Y tế và Vụ kế hoạch-Tài chính (2013), Niên giám thống kê năm 2013, Hà Nội.
3.    Bộ Y tế và Vụ Kế hoạch-Tài chính (2011), Niên giám thống kê năm 2011, Hà Nội.
4.    Bộ    Y tế    (2012), Báo    cáo    chung tổng quan    ngành y tế năm 2012.
5.    Bộ    Y tế    (2006), Tổ chức, quản lý và chính sách y tế, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
6.    Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà Nội.
7.    Tạ Ngọc Hải Một số nội dung đánh giá về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện khoa học tổ chức nhà nước.
8.    Nicolas Henry, "Public Administration and Public afairss", p. 256.
9.    George T.Milkovick and Jonh W.Boudreau, "Human resourses management", p. 9.
10.    Bộ    Y tế    (2009), Báo    cáo    chung tổng quan    ngành Y tế năm 2009.
11.    Bộ    Y tế    (2010), Báo    cáo    chung tổng quan    ngành Y tế năm 2010.
12.    Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2009), Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009: Nhân lực y tế ỏ Việt Nam.
13.    Bộ Nội vụ (2005), Nghị quyết số 46/NQ-TW về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
14.    Chính phủ (2014), Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định về Y tế xã, phường, thị trấn.
15.    Bộ Y tế (2011), Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
16.    Bộ Y tế (2009), Niên giám thống kê y tế năm 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
17.    Bộ Y tế và Vụ Kế hoạch-Tài chính (2009), Niên giám thống kê y tế năm 2008, Hà Nội.
18.    Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2012), Báo cáo nghiên cứu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút và duy trì nhân lực y tế ở khu vực miền núi., Hà Nội.
19.    Donal S.Shepard, Dominic Hodgkin and Yvonne E.Anthony (2000), "Analysis of hospital cost: a manual for managers", WHO Geneva-2000.
20.    Bộ Y tế và WHO (2007), Cách lựa chọn chính sách để đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, Hà Nội.
21.    Bộ Y tế (2011), Đề án chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.
22.    Nguyễn Sỹ Thanh (2001), Đánh giá sự đáp ứng nguồn lực trong thực hiện các nhiệm vụ của 3 trạm y tế xã thuộc 3 tỉnh miền Bắc.
23.    Lê Hoài Nam (2012), Thực trạng nhân lực và hoạt động của trạm y tế xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2006 và 2011, Khóa luận tốt nhiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
24.    Lê Thị Quỳnh Trang (2009), Thực trạng nhân lực y tế huyện Thanh Oai- Hà Nội năm 2008, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
25.    Nguyễn Văn Quân (2009), Thực trạng nhân lực và hoạt động trạm y tế xã một số huyện của tỉnh Bắc Giang hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
26.    Đố Thị Phương Thảo (2011), Nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà
Nội năm 2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
27.    Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động của các bệnh viện huyện ở Lào Cai trong 5 năm 1999-2003, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
28.    Nguyễn Văn Sơn (2012), Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009-2011.
29.    Nguyễn Hữu Thắng và các cộng sự. (2014), "Thực trạng nguồn nhân lực y tế công tại hai huyện Kim Bảng và Bình Lục của tỉnh Hà Nam năm 2014", Tạp chí Y tế Công cộng. 34.
30.    Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT- BNV về định mức biên chế nghề nghiệp trong câc cơ sở y tế nhà nước.
31.    Bộ Y tế (2011), "Bộ tiêu chí quốc gia vầ y tế xã giai đoạn 2011 -2020 ".
32.    Bộ Y tế (2013), Thông tư 22/2013/TT-BYT về hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Khái niệm về nguồn nhân lực y tế    3
1.2.    Mô hình hệ thống nhân lực y tế ở Việt Nam    4
1.2.1.    Khung lý thuyết về hệ thống y tế (theo WHO)    4
1.2.2.    Mô hình tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam    6
1.3.    Tình hình nhân lực y tế ở Việt Nam    12
1.3.1.    Tình hình nhân lực y tế nói chung ở Việt Nam    12
1.3.2.    Tình hình nhân lực Trạm y tế xã    14
1.4.    Một số nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về nhân lực y tế    15
1.4.1.    Trên thế giới    15
1.4.2.    Nghiên cứu nhân lực y tế xã/phường ở Việt Nam    16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    19
2.2.    Thiết kế nghiên cứu    19
2.3.    Đối tượng nghiên cứu    19
2.4.    Cỡ mẫu và chọn mẫu    20
2.4.1.    Cỡ mẫu    20
2.4.2.    Cách chọn mẫu    20
2.6.    Kỹ thuật và công cụ thu thập    22
2.7.    Quy trình thu thập số liệu    23 
2.8.     Sai số và cách khống chế sai số    23
2.9.     Xử lý và phân tích số liệu    24
2.10.    Đạo đức trong nghiên cứu    25
Chương 3. KẾT QUẢ    27
3.1.    Thực trạng nhân lực tại một số trạm y tế xã/ phường    27
3.2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhân lực y tế    34
3.2.1.    Kết quả phân tích đơn biến    34
3.2.2.    Kết quả phân tích đa biến    38
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    40
4.1.    Thực trạng nhân lực trạm y tế xã/phường một số vùng/miền năm 2014 40
4.2.    Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhân lực trạm y tế xã/phường
tại một số vùng/miền năm 2014    45
4.2.1.    Yếu tố liên quan đến thực trạng có/không có bác sĩ tại trạm y tế 45
4.2.2.    Yếu tố liên quan đến thực trạng đủ các chức danh tại trạm y tế .. 46
4.3. Hạn chế của nghiên cứu    47
KẾT LUẬN    49
1.    Thực trạng nhân lực y tế tại trạm y tế một số vùng/miền năm 2014.49
2.    Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhân lực tại trạm y tế một số
vùng/miền năm 2014    49
KHUYẾN NGHỊ    51
TÀI LIỆU THAM KHẢO    52
PHỤ LỤC 
Bảng 3.    1:    Số CBYT trung bình tại TYTX ở các tỉnh theo khu vực    27
Bảng 3.    2:    Số CBYT trung bình/TYT theo chức danh các khu vực    27
Bảng 3.    3:    Tỷ lệ % cơ cấu cán bộ y tế theo vị trí tại TYT của các vùng    28
Bảng 3.    4:    Phân bố tỷ lệ % TYT có BS và đủ có chức danh các khu vực theo
chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020    30
Bảng 3. 5: Phân bố tỷ lệ% CBYT tại TYT theo nhóm tuổi    31
Bảng 3. 6: Phân bố CBYT tại các vùng/miền theo thâm niên công tác    32
Bảng 3. 7: Một số yếu tố liên quan đến thực trạng có bác sĩ tại TYT    34
Bảng 3. 8: Một số yếu tố liên quan đến thực trạng có đủ các chức danh tại
TYT một số vùng/miền    36
Bảng 3. 9: Một số yếu tố liên quan đến thực trạng có bác sĩ tại TYT    38
Bảng 3. 10: Một số yếu tố liên quan đến thực trạng có đủ các chức danh tại TYT một số vùng/miền năm 2014    39
Biểu đồ 3.    1: Số CBYT/10000 dân của các TYT theo khu vực    29
Biểu đồ 3.    2: Số CBYT (chức danh)/10000 dân của TYT theo khu vực    30
Biểu đồ 3.    3: Cơ cấu CBYT tại các khu vực theo giới tính    31
Biểu đồ 3.    4: Phân bố tỷ lệ % CBYT được tập huấn theo khu vực    32
Biểu đồ 3.    5: Tỷ lệ % CBYT theo nhiệm vụ tại TYT ở các khu vực    33

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/