Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012
Luận văn Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012.Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp bệnh sâu răng vào hàng thứ ba trong bảng xếp hạng bệnh tật vì mức độ phổ biến (chiếm 90-99% dân số), thời gian mắc bệnh sớm, ngay từ khi răng mới mọc (6 tháng tuổi) và chi phí cho khám, chữa bệnh rất lớn (vượt quá khả năng chi trả của mọi chính phủ, kể cả các nước phát triển) [16].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00118 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trong hơn 3 thập niên qua, khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải thích bệnh căn của sâu răng và nhiều nước đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống sâu răng thích hợp, nhờ đó mà các nước phát triển như Australia, Mỹ, Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu…Tỷ lệ bệnh sâu răng có xu hướng giảm dần, có nước các chỉ số đánh giá sâu răng đã giảm xuống còn một nửa so với trước [23], [27]. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy ở các nước đang phát triển như Ảrập Xêút, Ân độ, Nigeria, Ghana … Thì tỷ lệ bệnh sâu răng còn rất cao và có xu hướng gia tăng [17], [18], [26], [30].
Việt Nam là nước đang phát triển, trong hơn 10 năm qua, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, chế độ dinh dưỡng của người dân có nhiều thay đổi như việc sử dụng nhiều đường, sữa…trong khi đó, người dân chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của bệnh sâu răng [16]. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy tại nhiều địa phương, nhiều vùng khác nhau tỷ lệ bệnh sâu răng và chỉ số sâu mất trám có xu hướng gia tăng [1], [13], [14]. Năm 1990, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ nhất, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 57,33%, ở lứa tuổi 15 là 60,0%[16]. Năm 2001, theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ 2 ở lứa tuổi 6-8 tuổi tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9 %, sâu răng vĩnh viễn là 25,5%, ở lứa tuổi 12-14 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 64,1% [14]. Để giải quyết tình trạng này nhiều năm qua, ngành răng hàm mặt đã thực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu mà trọng tâm là công tác nha học đường với 4 nội dung: giáo dục nha khoa, dùng nước súc miệng có fluor 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng tại trường học. Ở những nơi triển khai tốt công tác này đó mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tác này có khác nhau ở từng địa phương, một phần nguyên nhân là do kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh khác nhau ở từng lúc, từng nơi. Trong độ tuổi học sinh THCS, nhìn chung song song với kiến thức văn hoá thì kiến thức về sức khoẻ răng miệng cũng có tiến bộ hơn bậc tiểu học.
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ với dân số hơn 570 ngìn người, điều kiện kinh tế đang còn nhiều khó khăn.Bệnh sâu răng,viêm lợi rất phổ biến nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt nên việc phòng và chữa bệnh chưa được quan tâm đúng mức.Thành Phố Phan Rang có 9.trường THCS với 1500 học sinh. Huyện Ninh Hải là một huyện nghèo,đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn,ở đây có 11 trường THCS với 5956 học sinh.Với hai địa điểm nay trương trình nha học đường chưa được quan tâm và triển khai, đến nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố có thể liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh ở hai địa điểm trên một cách có hệ thống. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012”. Với hai mục tiêu:
1- Xác định thực trạ ng b ệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh tạ i 4 trường
THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012.
2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến b ệnh sâu răng, viêm lợi ở nhóm học sinh trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. BỆNH SÂU RĂNG 13
1.1.1. Định nghĩa 13
1.1.2. Bệnh căn, bệnh sinh 13
1.1.3. Các phân loại bệnh sâu răng 20
1.1.4 Dịch tễ học sâu răng 23
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh sâu răng 25
1.2. Bệnh viêm lợi 28
1.2.1. Giải phẫu lợi 28
1.2.2. Sinh bệnh học viêm lợi 28
1.2.3. Dịch tễ học bệnh viêm lợi 29
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm lợi 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu : Theo phương pháp mô tả cắt ngang 32
2.2.2 Cỡ mẫu 32
2.2.3. Cách chọn mẫu 32
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 33
2.2.5. Các chỉ số đánh giá 33
2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin 39
2.2.7. Phân tích số liệu 40
2.2.8. Hạn chế sai số trong nghiên cứu: 40
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 42
3.2. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh 49
3.2.1 .Thực trạng sâu răng 49
3.2.2. Tình trạng việm lợi 53
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sâu răng, viêm lợi 59
3.3.1 Mối liên quan giữa sâu răng và CSRM của học sinh 59
3.3.2. Mối liên quan của viêm lợi và CSRM 63
Chương 4. BÀN LUẬN 69
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 69
4.2 Thực trạng bệnh sâu răng và viêm lợi của nhóm nghiên cứu 69
4.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng: 69
4.2.2. Thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh: 74
4.2.3 Thực trạng chăm sóc răng miệng của học sinh: 75
4.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ đến sâu răng viêm lợi của nhóm
nghiên cứu: 78
4.4.1. Các yếu tố liên quan đến sâu răng : 78
4.4.2. Các yếu tố liên quan đến viêm lợi: 79
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT :
1. Lâm Ngọc Ấn, Lê Đình Giáp, Ngô Đồng Khanh (1997), ”Điều tra sức khỏe răng miệng”, Kỷ yếu công trình khoa học Viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1-20.
2. Nguyễn Văn C át (1977), Răng Hàm Mặt, tập I, Sách giáo khoa, NXB Y học , tr 90-102; 120-150
3. Lê Đình Giáp và CS (1988). ”Tình hình sâu răng và nha chu ở Quận 1 Thành Phố Hồ Chớ Minh”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện Răng hàm mặt TP. Hồ Chí Minh, tr 34-35.
4. Trịnh Đình Hải (2000). Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương, Luận án TS Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 60- 93.
5. Trịnh Đình Hải (2000). Vấn đề vệ sinh răng miệng ở trẻ em tuổi học đường, Y học thực hành( số 8 ), NXB Y học, tr 4-5.
6. Trịnh Đình Hải (2004). Giáo trình sâu răng và dự phòng sâu răng, Giáo trình sau đại học, NXB Y học, tr 7-29.
7. Mai Đình Hưng (2005). ”Bệnh sâu răng”, Bài giảng răng hàm mặt, NXB Y học, tr 8-14.
8. Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm và CS. ”Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, hành động (K.A.P) về phòng và điều trị bệnh răng miệng của nhân dân”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện Răng hàm mặt TP. Hồ Chí Minh, tr 21-25.
9. Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm và CS. “Kết quả điều tra tình trạng sức khỏe răng miệng ở miền Nam Việt Nam “, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện Răng hàm mặt TP. Hồ Chí Minh, tr 17-18.
10. Đào Thị Ngọc Lan (2002). “Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc Tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp cộng đồng”, Luận án Tiến Sỹ Y học, Trờng Đại học Y Hà Nội, tr 20-23
11. Võ Trương Như Ngọc (2007). ” bệnh sâu răng”, Bài giảng Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, tr 1-3
12. Đào Ngọc Phong, Tôn Thất Bách và CS (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trongy học và sức khoẻ cộng đồng, NXB Y học, tr 57-69, 102-113.
13. Đào Ngọc Phong, Trịnh Đình Hải, Đào Thị Minh An (2008). Phương pháp nghiên cứu Y học và những ứng dụng trong nghiên cứu bệnh răng miệng, NXB Y học, tr 38- 45.
14. Đào Ngọc Phong, Trịnh Đình Hải, Đào Thị Minh An (2008). Thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu y học về bệnh răng miệng, NXB Y học Hà Nội, tr 15-16.
15. Võ Thế Quang và CS (1993). “Điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng ở
Việt Nam-1990”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr 13-17.
16. Trần Ngọc Thành (2007). “Thực trạng sâu hố rãnh và đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh răng 6, răng 7 ở học sinh tuổi 6 đến 12”, luận án Tiến Sỹ Y học, trường Đại Học Răng Hàm Mặt, tr 23-27.
17. Nguyễn Thị Thu (1994). “Tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh PTCS ở Hải Phòng”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội, tr. 14.
18. Lê Đức Thuận (2005). “Tình hình sâu răng, sự hiểu biết và thực hành trong vệ sinh răng miệng của học sinh tuổi 12 tại một số Trường THCS Thành phố Hải Dương”, Tạp chí Y học thực hành, số 4, tr 20 – 21.
19. Trần Văn Trường (2000), “Phòng bệnh răng miệng và vấn đề nha học đường, nha cộng đồng, thực trạng và giải pháp tổ chức kỷ thuật”, Tạp chí Y học Việt Nam, số ( 8- 9), tr. 11-12.
20. Trần văn Trường (2000). “Báo cáo công tác nha học đường”, Viện Răng hàm mặt Hà Nội, trang 1-10.
21. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn (2000).” Điều tra sức khỏe răng miệng ở Việt Nam “, Tạp chí Y học Việt Nam, tr 1-10.
22. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2002). Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc. , Nhà xuất bản Y học, tr. 23-70.
23. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (1999). ” Sự phát triển trương trình nha học đường ở Việt Nam'”, Tạp chí Y học Việt Nam, số ( 10- 11), tr. 1-6
Recent Comments