Thực trạng tiêm và một số phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Trung tâm tiêm chủng-bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2022
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Thực trạng tiêm và một số phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Trung tâm tiêm chủng-bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2022.Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do các virus cúm A, B, C gây nên. Bệnh khởi phát đột ngột bằng hội chứng viêm long đường hô hấp. Bệnh hay gây biến chứng ở đường hô hấp và rất dễ khởi phát thành dịch [1].
Virus cúm lưu hành ở hầu hết các nước trên thế giới và thỉnh thoảng bùng phát thành những đợt dịch. Hippocrates đã mô tả các triệu chứng cúm từ 2400 năm trước và đi cùng lịch sử nhân loại ít nhất 400 năm qua. Trên thế giới, đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm và hàng năm ước tính có từ 10 – 15% dân số bị ảnh hưởng bởi dịch cúm [2], [3], [4].
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2024.0202 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm đều ghi nhận từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B gây nên [5]. Virus cúm được bắt đầu ghi nhận từ năm 2003. Năm 2009, tại Việt Nam ghi nhận 11.305 ca mắc cúm trên 63 tỉnh/thành phố và 61 ca tử vong, trong đó riêng khu vực phía Nam có 25 (41%) ca tử vong (theo số liệu của cục Y tế dự phòng) [6].
Vắc xin phòng bệnh cúm mùa được bắt đầu nghiên cứu vào đầu những năm1930 tại Mỹ [7]. Vắc xin phòng cúm là một loại vắc xin được tiêm thường niên để bảo vệ chống lại tác động từ sự biến đổi mạnh mẽ của vi rút cúm [8]. Không những thế, tiêm phòng cúm còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật và giảm các biến chứng nặng nề của cúm gây ra như viêm phổi,viêm não, nhiễm khuẩn huyết, … [9],[10],[11]. Hai loại vắc xin chính và phổ biến hiện nay bao gồm vắc xin cúm bất hoạt sử dụng đường tiêm và vắc xin cúm sống giảm động lực phunsương sử dụng dạng xịt mũi. Vắc xin cúm bất hoạt được cấp phép sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi và đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua. Ngược lại, vắc xin sống giảm động lực chỉ được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu cho trẻ em và những người khỏe mạnh từ 2 – 49 tuổi, phụ nữ không có thai [12],[13].2
Theo nghiên cứu của Phan Công Hùng và cộng sự (2013) cho thấy virus cúm lưu hành rộng khắp các địa phương, cúm xảy ra quanh năm ghi nhận dương tính cao vào tháng 5-6 và 10-11, không có sự khác biệt về giới ở các ca có xét nghiệm dương tính với virus cúm. Đối tượng mắc cúm tập trung chủ yếu ở trẻ nhỏ 0-9 tuổi (57%) [14].
Phú Thọ là một trong những địa phương luôn tích cực trong công tác tiêm chủng. Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng đang triển khai tiêm 9 loại vắc xin miễn phí tuy nhiên không có vắc xin cúm mùa… Theo báo cáo của Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ, năm 2020 bệnh cúm vẫn được ghi nhận tại nhiều trên địa bàn với số mắc lên đến 7.141 trường hợp [15]. Năm 2020, tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng ghi nhận và điều trị 309 trường hợp mắc cúm A, B với các triệu chứng lâm sàng điển hình đặc biệt là tháng 10-12. Mặc dù việc tiêm vắc xin cúm được triển khai thường xuyên tại các cơ sở tiêm phòng trên địa bàn dưới hình thức tiêm chủng dịch vụ cho người dân có nhu cầu. Nhưng cho đến nay, tại tỉnh Phú Thọ chưa có nghiên cứu hay báo cáo về tỷ lệ trẻ em được sử dụng vắc xin cúm mùa cũng như chưa có nghiên cứu đánh giá về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin cúm để đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm mục đích tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cúm ở đối tượng này.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tiêm và một số phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Trung tâm tiêm chủng-bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2022” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ năm 2022.
2. Đánh giá một số phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi
Recent Comments