Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014

Luận văn Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một vấn đề mang tính thời sự tại tất cả các cơ sở y tế của mọi quốc gia. Kiểm soát NKBV là nội dung quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh, trong đó việc vệ sinh bàn tay (trong nghiên cứu này là vấn đề vệ sinh tay thường quy) của nhân viên y tế (NVYT) là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến NKBV.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00138

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính và định lượng đã được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2014, tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc trên toàn bộ 284 NVYT đang trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại 10 khoa lâm sàng tại thời điểm nghiên cứu, nhằm mục đích mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và tuân thủ vệ sinh tay thường quy của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: số cơ hội có VSTTQ là 279 (chiếm 41,7% trong tổng số 669 cơ hội được quan sát); số cơ hội có tuân thủ VSTTQ (tức là VST đúng – có VST với nước và xà phòng hoặc với cồn/ dung dịch chứa cồn) là 264 cơ hội (chiếm 39,5% tổng số cơ hội được quan sát), trong đó, khối Ngoại cao hơn khối Nội (43,0% so với 35,5%). Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ cao nhất tại các thời điểm “sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân” (76,4%). Cách thức VSTTQ phổ biến là sát khuẩn tay nhanh với cồn/ dung dịch chứa cồn (71,3% cơ hội có VST). Có 14,8% NVYT có thực hành VSTTQ đạt (tức là tất cả cơ hội được quan sát đều có VST và VST đúng). Các yếu tố: kiến thức; công tác tập huấn; các quy định về VSTTQ và công tác giám sát tuân thủ VSTTQ của bệnh viện góp phần tăng cường tuân thủ VSTTQ của NVYT. Quá tải công việc, phương tiện VST thiếu hoặc không phù hợp là các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ VST. Do đó, nghiên cứu khuyến nghị BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường tập huấn, giám sát về thực hành VSTTQ của NVYT để nâng cao tỷ lệ tuân thủ VSTTQ.
Từ khoá: Vệ sinh tay, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, vệ sinh tay thường quy.
ĐặT VấN Đề
Theo Tố chức Y tế thế giới (WHO) nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Có nhiều tác nhân gây NKBV như nấm, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng [15].
Theo WHO ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người trên thế giới mắc NKBV. Ngày nay mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng cao, kháng sinh phố rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn ngày càng được tăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm. Các điều tra liên quốc gia do WHO và các nước tiến hành cho thấy tỷ lệ NKBV ở các nước châu Âu và khu vực Thái Bình Dương là từ 7,7% tới 9%. NVYT hàng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân, do đó bàn tay của NVYT thường xuyên tiếp xúc với da, máu, dịch sinh học và dịch tiết của người bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh từ bệnh nhân truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứa các vi khuẩn gây bệnh tiềm năng [30]
Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu. WHO đã khuyến cáo: Vệ sinh tay thường quy với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn là một biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng tránh NKBV [35].
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VST với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: Khi tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 9,9% [28]. Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tố chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên – học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải VST theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám chữa bệnh [3].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu được tiến hành tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2007 cho thấy tỷ lệ NKBV là 7,8%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2007) kết quả cho thấy 97,6% NVYT cho rằng VST làm giảm nguy cơ NKBV ở bệnh nhân và 96,1% cho rằng việc này sẽ giảm NKBV ở NVYT [9].
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc là BVĐK hạng 1, là cơ sở khám chữa bệnh tuyến cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, với quy mô 600 giường bệnh bao gồm: 38 khoa, phòng, gần 700 NVYT trong đó có hơn 100 bác sỹ còn lại là điều dưỡng và nhân viên y tế khác. Mỗi ngày có khoảng 500 bác sỹ và điều dưỡng của bệnh viên trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, với khoảng 1000 lượt người bệnh đến khám và điều trị mỗi ngày, bên cạnh đó bệnh viện là cơ sở thực hiện nhiều hoạt động chuyên khoa sâu nên vấn đề phòng ngừa và kiểm soát NKBV đang ngày càng trở lên cấp thiết đối với bệnh viện. Chính vì vậy, việc vệ sinh tay thường quy (VSTTQ) của NVYT, đặc biệt là NVYT tại các khoa lâm sàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát NKBV. Theo báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là 8,9%, tăng so với năm 2012 (7,8%) và ở mức khá cao so với thế giới và Việt Nam.
Kết quả trao đổi nhanh với Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn của bệnh viện cho thấy bệnh viện đã có các hoạt động như giám sát công tác VSTTQ của toàn bệnh viện, điều tra hàng Quí về nhiễm khuẩn vết mổ; kiểm tra vi sinh; thực hiện phòng ngừa chuẩn… để kiểm soát NKBV. Tuy nhiên, bệnh viện còn thiếu những số liệu thống kê chính thức từ các nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thái độ, tuân thủ VSTTQ và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của NVYT. Do đó, nghiên cứu với đề tài: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014” được tiến hành.
TÀI LIệU THAM KHảO
A. TIÉNG VIệT
1. Nguyễn Thị Hồng Anh (2012), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2007), Quyết định số :7512/BYT-ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình vệ sinh tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn.
3. Bộ Y tế (2009), Thông tư 18/2009/TT- BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
4. Bệnh viện Bạch Mai (2010), Hướng dẫn nội dung đào tạo thực hành vệ sinh tay thường quy.
5. Đại học Y Hà Nội (2010), Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng
bệnh của sinh viên Y 6, tại trang web
http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/newsdetail.aspx?cn id=476582&co id =30087 truy cập ngày 17/ 10/ 2013.
6. Nguyễn Văn Hà (2011), Đánh giá hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn tại một số bệnh viện tỉnh Hưng Yên, 2009-2011, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà Nội.
7. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2012), Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở.
8. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2005), Thực trạng phương tiện vệ sinh tay thường quy, nhận thức và thực hành vệ sinh tay thường quy của Nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía bắc, 2005, Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Bạch mai, 6/2008, tr. 136-141.
9. Nguyễn việt Hùng và cộng sự (2007), Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại một số bệnh viện phía Bắc năm 2006 – 2007, Hội nghị triển khai thông tư 18/2009/BYT-TT về việc Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh , Hà Nội.
10. Nguyễn Việt Hùng (2010), Vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
11. Hoàng Thị xuân Hương (2010), Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
12. Nguyễn Bích Lưu (2010), Luật quy định tỷ lệ Điều dưỡng trên người bệnh
tại một số bang của Hoa Kỳ, tại trang web
http://hoidieuduong.org.vn/vi/vna/news/detail/406 truy cập ngày 18/ 12/ 2013.
13. Nguyễn Bích Lưu (2010), Vệ sinh bàn tay, giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả và an toàn cho người bệnh, Thông tin Điều dưỡng, 39, tr. 31-36.
14. Vũ Minh (2008), Năm 2008 thu nhập đã đạt 1.024 USD/ người, tại trang web http://cafef.vn/20081231035610992CA33/nam-2008-thu-nhap-da-dat- 1024-usdnguoi.chn truy cập ngày 15/10/2013.
15. Phạm Đức Mục (2010), Vai trò Vệ sinh bàn tay trong Phòng ngừa Nhiễm khuẩn bệnh viện, Tập huấn giáo viên về Vệ sinh bệnh viện, Hà Nội.
16. Phạm Đức Mục (2012), Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, Hội thảo Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở, Hà Nội.
17. Võ Văn Tân và cộng sự (2010), Liên quan giữa kiến thức và hành vi cửa điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, Hội nghị khoa học lần thứ 27 của Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
18. Trần Đăng Tính (2013), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của học sinh điều dưỡng trường trung cấp y tế năm 2013, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
19. Tổng cục Thống Kê (2008), Quyết toán chi ngân sách Nhà nước.
20. Đặng Thị Vân Trang và Lê Anh Thư (2010), Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế theo 5 thời điểm của Tố chức Y tế thế giới, Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Chợ rẫy.
21. Hoàng Thị Huyền Trang và cộng sự (2011), “Kiến thức và thực trạng tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại 4 khoa lâm sàng bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Y học thực hành, tr.103,
22. Võ Tuấn (2010), Nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam: Nguy cơ nhiễm bệnh cho trên 600.000 người mỗi năm.
23. Hoàng Đức Trường (2012), Thực trạng nhiễm khuẩn bàn tay của nhân viên y tế huyện tỉnh Đắc Lắc năm 2012 và một số yếu tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

MỤCLỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của vệ sinh tay 4
1.2. Tầm quan trọng của VST 6
1.2.1. Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh 6
1.2.2. Hiệu quả của vệ sinh tay và mối liên quan với nhiễm khuẩn bệnh viện 7
1.3. Nhiễm khuẩn bệnh viện 8
1.3.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện 8
1.3.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện 8
1.3.3. Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện 10
1.3.4. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện 10
1.4. Các nghiên cứu về tuân thủ vệ sinh tay của NVYT 11
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 11
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam 12
1.5. Địa điểm nghiên cứu 13
1.6. Khung lý thuyết 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu 16
2.4. Mẫu nghiên cứu 16
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 17
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu 17
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 17
2.6. Xử lý và phân tích số liệu 19
2.6.1. Số liệu định lượng 19
2.6.2. Số liệu định tính 19
2.7. Cách đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành VSTTQ 20
2.7.1. Đánh giá kiến thức, thái độ về VSTTQ 20
2.7.2. Đánh giá thực hành VSTTQ 20
2.7.3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành VSTTQ ..
21
2.8. Các biến số nghiên cứu 22
2.9. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu 27
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 28
2.11. Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục 28
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 30
3.2. Thực trạng kiến thức về VSTTQ của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 32
3.3. Thực trạng thái độ của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc về VSTTQ 37
3.4. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 40
3.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và tuân thủ VSTTQ của NVYT tại
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 47
3.5.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về VSTTQ của NVYT 47
3.5.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về VSTTQ của NVYT 50
3.5.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ VSTTQ của NVYT qua kết
quả nghiên cứu định lượng 52
3.5.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ VSTTQ của NVYT qua kết
quả nghiên cứu định tính 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành tuân thủ về VSTTQ của NVYT tại
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 65
4.1.1. Thực trạng kiến thức về VSTTQ của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 65
4.1.2. Thực trạng thái độ về VSTTQ của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 66
4.1.3. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 67
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiển thức, thái độ và thực hành tuân thủ VSTTQ
của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 71
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về VSTTQ của NVYT 71
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về VSTTQ của NVYT 72
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ VSTTQ của NVYT 73
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 78
KẾT LUẬN 80
KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ THỰC HÀNH VỆ
SINH TAY THƯỜNG QUY 87
PHỤ LỤC 2: CÁCH CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH TAY
THƯỜNG QUY 93
PHỤ LỤC 3: CÁCH CHẤM ĐIỂM PHẦN ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VỆ SINH TAY
THƯỜNG QUY 97
PHỤ LỤC 4: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 98
PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY . 99
PHỤ LỤC 6: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM 101
PHỤ LỤC 7: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 103

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/