Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ em tiểu học từ 6 – 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ em tiểu học từ 6 – 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014.Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo – Toxocariasisthuộc nhóm bệnh lây nhiễm từ động vật sang người hay còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng.Bệnh do Toxocara canis (ở chó) hay Toxocara cati (ở mèo) gây ra. Loài giun tròn này thường được gọi chung là giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) do chu kỳ phát triển, đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán giống nhau.Trong nhiều năm nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người được xem là bệnh ít gặp.Với những tiến bộ của y học về huyết thanh chẩn đoán người ta thấy tỷ lệ người dương tính với kỹ thuật miễn dịch gắn men – Enzyme Linked Immunoserbent Assay (ELISA) phát hiện kháng thể kháng Toxocara sp. ngày càng nhiều.Hiện nay bệnh này được xem là bệnh ký sinh trùng mới nổi.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00785 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Đất là nơi dễ phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó/mèo.Chó/mèo là những động vật nuôi rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố khắp thế giới[31, 38]. Tuy nhiên bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao hơn ở những vùng nuôi nhiều chó và dân trí thấp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề đáng quan tâm cho sức khỏe cộng đồng [39].Một số khảo sát trên thế giới cho thấy, huyết thanh người tại một số nước phương Tây có tỷ lệ dương tính với Toxocara sp. từ 2-5% ở vùng thành thị đến 14,2-37% ở vùng nông thôn. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8% ở đảo La Réunion [31].
Tại Việt Nam trong những năm gần đây bệnh đã xuất hiện ở nhiều nơi và có xu hướng gia tăng nhanh [6].Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%[1].Điều tra ở xã An Phú (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) có đến 38% người dân bị nhiễm Toxocara canis[3]. Tỷ lệ nhiễm trên cán bộ Quân khu 9 nhiễm Toxocara canis chiếm 67,1% [13].2
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này trong cộng đồng, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không có khả năng phát hiện bệnh do trứng giun không đào thải ra ngoài theo phân ở người bị nhiễm.Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu nhỏ điều tra về huyết thanh học trong cộng đồng, chủ yếu sử dụng kỹ thuật ELISA và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu chưa phản ánh hết tình hình nhiễm chung giun đũa chó/ mèo trong cả nước và theo khu vực[14].Mặt khác chưa có nhiều số liệu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo sang người, trong khi đó tập quán nuôi chó, mèo thả rông ở nông thôn phổ biến và công tác quản lý nguồn chất thải động vật còn nhiều hạn chế.
Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là một xã thuần nông, 80% hộ gia đình trong xã nuôi chó, mèo. Chó, mèo thường được thả rông, công tác thu gom, xử lý phân chó mèo chưa được quan tâm, do đó nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh và bị nhiễm bệnh cao. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao hơn người lớn do trẻ có thói quen chơi đùa, bồng bế chó mèo và thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh. Tại đây chưa có điều tra và nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo, vì vậy để có thêm thông tin về thực trạng nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo và để đưa ra các khuyến cáo người dân về việc phòng tránh bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ em tiểu học từ 6 – 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.)ở đối tượng nghiên cứu tại điểm nghiên cứu năm 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH …………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………..vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………3
Chương 1………………………………………………………………………………………………………….4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………………………….4
1.1. Lịch sử bệnh giun đũa chó/mèo ……………………………………………………………………..4
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa chó/mèo ………………………………….4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh …………………………………………………………………………………….4
1.2.2. Các đặc điểm sinh học Toxocara sp……………………………………………………………..5
1.2.3. Chu kỳ phát triển……………………………………………………………………………………….7
1.2.4. Quá trình truyền nhiễm …………………………………………………………………………….10
1.2.5. Thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó/mèo …………………………………………………..11
1.2.6. Dịch tễ học ……………………………………………………………………………………………..12
1.2.7. Chẩn đoán……………………………………………………………………………………………….13
1.2.8. Điều trị …………………………………………………………………………………………………..14
1.2.9. Dự phòng………………………………………………………………………………………………..14
1.3. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới và Việt Nam .15
1.3.1. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới………………..15
1.3.2. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người tại Việt Nam………………..17
1.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở người……………………………..18
1.4.1. Hành vi cá nhân……………………………………………………………………………………….18
1.4.2. Thói quen ăn uống……………………………………………………………………………………19
1.4.3. Tiếp xúc với chó/mèo……………………………………………………………………………….20
1.5. Khung lý thuyết………………………………………………………………………………………….23
ii1.6. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………………………..24
Chương 2………………………………………………………………………………………………………..25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………..25
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………….25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………25
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………….25
2.4. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………………………..25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………………….25
2.6. Thử nghiệm bộ công cụ……………………………………………………………………………….26
2.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu …………………………………………………………26
2.8. Các biến số của nghiên cứu………………………………………………………………………….28
2.9. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ……………………………………………………..31
2.9.1. Quản lý số liệu ………………………………………………………………………………………..31
2.9.2. Phân tích số liệu ………………………………………………………………………………………32
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………….32
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ……………………….33
Chương 3………………………………………………………………………………………………………..35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………35
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………..35
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các làng ……………………………………………….35
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….35
3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ……………………………………………………..36
3.1.4. Thực trạng nuôi chó/mèo tại gia đình các đối tượng nghiên cứu ……………………36
3.2. Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở đối tượng nghiên cứu…………………………..38
3.2.1. Kết quả xét nghiệm ELISA của đối tượng nghiên cứu………………………………….38
3.2.2. Kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan ở đối tượng nghiên cứu………………………..40
3.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèoở đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………….42
iii3.3.1. Liên quan giữa giới với nhiễm giun đũa chó/mèo ………………………………………..42
3.3.2. Liên quan giữa tiếp xúc chó/mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo ở người …………42
3.3.3. Liên quan giữa vệ sinh môi trường với nhiễm giun đũa chó/mèo ở người……….45
3.3.4. Liên quan giữa các hành vi cá nhân của đối tượng nghiên cứu với nhiễm giun
đũa chó/mèo …………………………………………………………………………………………………….46
3.3.5. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với ELISA (+) ………………………..49
3.4. Kết quả phân tích đa biến: một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở
trẻ em tại Trường tiểu học Yên Lạc …………………………………………………………………….49
Chương 4………………………………………………………………………………………………………..52
BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………….52
4.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………..52
4.1.1. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………………..52
4.1.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………….52
4.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại điểm nghiên cứu……….53
4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em tại điểm nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………….57
4.3.1. Yếu tố liên quan về đặc điểm của ĐTNC ……………………………………………………57
4.3.2. Một số yếu tố liên quan về tiếp xúc với chó, mèo của ĐTNC………………………..58
4.3.3. Liên quan về vệ sinh môi trường với nhiễm giun đũa chó/mèo ……………………..61
4.3.4. Liên quan về hành vi cá nhân với nhiễm giun đũa chó/mèo…………………………..62
4.3.5. Liên quan giữa thói quen ăn uống với nhiễm giun đũa chó/mèo…………………….63
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………….64
5.1. Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em 6 – 10 tuổi tại điểm nghiên cứu…..64
5.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở trẻ em từ 6 – 10 tuổi tại
điểm nghiên cứu……………………………………………………………………………………………….64
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..66
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………….73
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi dành cho trẻ em là đối tượng nghiên cứu ……………………………..73
ivPhụ lục 2: Bộ câu hỏi dành cho người chăm sóc trẻ………………………………………………76
Phụ lục 3: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu……………………………………………………….79
Phụ lục 4: Kỹ thuật đếm phân loại bạch cầu…………………………………………………………81
Phụ lục 5: Kỹ thuật ELISA tìm kháng thể Toxocara trong máu………………………………84
Phụ lục 6: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn………………………………….86
vDANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.Một đoạn ruột non của chó với Toxocara canis trưởng thành ………………5
Hình 1.2. Hình ảnh trứng Toxocara canis ……………………………………………..6
Hình 1.3. Chu kỳ phát triển của Toxocara sp. …………………………………………..7
Hình 1.4. Bản đồ hành chính xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ……….24
Hình 3.1. Đối tượng nghiên cứu theo giới ……………………………………………36
Hình 3.2. Tỷ lệ dương tính với ELISA theo tuổi của ĐTNC …………………………3
Recent Comments