Tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2021

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2021.Tiêm truyền tĩnh mạch (TTTM) hay truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa vào cơ thể người bệnh (NB) thuốc, dịch, chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng qua đường tĩnh mạch (1, 2). TTTM là biện pháp hiệu quả sử dụng trong chăm sóc và điều trị do lượng lớn dung dịch và thuốc được truyền và hấp thu nhanh vào cơ thể giúp phát huy tối đa công dụng (1, 2). Ngày nay, trong điều trị, tiêm truyền sử dụng kim luồn qua tĩnh mạch ngoại vi (KLTMNV) là một trong những biện pháp TTTM phổ biến và hiệu quả (2). Kim luồn thường là ống nhựa mềm sử dụng để tiêm truyền thông qua mạch máu ở cẳng tay và tay (3). Đây là một loại thủ thuật xâm lấn phổ biến do điều dưỡng (ĐD) trực tiếp thực hiện ở các cơ sở y tế nhằm chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh. ĐD thực hiện thủ thuật KLTMNV cần tuân thủ đúng qui trình trong đó có công tác vô khuẩn (4). Chăm sóc ĐD thích hợp, bao gồm công tác vô khuẩn, cố định kim luồn chắc chắn và thay băng keo khi cần thiết có thể giúp ngăn ngừa biến chứng và duy trì kim luồn (KL) cho đến khi quá trình điều trị được hoàn tất (5).

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00760

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Theo Maki DG và cộng sự, NB có viêm tắc TM liên quan đến việc tiêm truyền chiếm một tỷ lệ đáng kể (6). Tỷ lệ viêm tắc TM là 119% trong nghiên cứu của Oliveira AS (7). Fletcher S và cộng sự chỉ ra nhiễm khuẩn huyết do đặt KLTMNV là nguyên nhân thường gặp nhất trong các nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) làm tăng nguy cơ tử vong, thời gian nằm viện và tổng chi phí điều trị (8). Blot SI và cộng sự ước tính tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do TTTM là 1,8% (9).
Từ những bằng chứng trên cho thấy việc đặt KL có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, người ĐD cần tuân thủ nghiêm các qui trình kỹ thuật khi thực hiện đặt KLTMNV để hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra trên NB. ĐD chính là những cán bộ cận kề nhất với người bệnh khi thực hiện khoảng 50% công việc chăm sóc và điều trị (10). Tại Thụy Sĩ, can thiệp trong 2 năm bao gồm tăng cường rửa tay thường qui, tăng sử dụng bảo hộ cá nhân và kỹ thuật vô khuẩn khi chọn vị trí đặt KLTMNV, sát trùng da bằng Chlorhexidine 2%, và rút ngắn thời gian đặt KLTMNV xuống 72 giờ giúp giảm 60% tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết (3).
Bệnh viện đa khoa (BVĐK) trung tâm An Giang là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh An Giang. BV là đơn vị y tế đầu ngành của tỉnh An Giang với 1188 giường thực kê, 26 khoa lâm sàng và 968 cán bộ, trong đó số ĐD viên là 385. BV đáp ứng nhiệm vụ khi cần thiết và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Tỉnh An Giang. Ban lãnh đạo BV đã luôn chú trọng vào công tác chăm sóc NB, đặc biệt là đảm bảo an toàn NB. Năm 2020, đánh giá về công tác an toàn người bệnh cho thấy khoảng 30-40% ĐD vẫn chưa tuân thủ các bước của qui trình đặt và chăm sóc KLTMNV như chưa chuẩn bị đúng dụng cụ và trang phục, chưa rửa tay đúng cách trước khi thực hiện qui trình, lưu KL quá thời gian qui định, hay theo dõi NB đangđặt KLTMNV, v.v… Vì vậy, nhằm tìm hiểu thực trạng qui trình đặt và chăm sóc KL và giúp nâng cao công tác chăm sóc và phục vụ NB một cách toàn diện hơn tạiBVĐK trung tâm An Giang, chúng tôi tiến hành đề tài “Tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2021”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực hành tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại 03 khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại 03 khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2021.

MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………. 2
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………….IV
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………………………… V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………….VI
TÓM TẮT LUẬN VĂN…………………………………………………………………………..VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………… 4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA LUẬN VĂN………………………………………………..4
1.1.1. Khái niệm Tiêm…………………………………………………………………………. 4
1.1.2. Tiêm truyền tĩnh mạch……………………………………………………………….. 4
1.1.3. Kỹ thuật vô khuẩn……………………………………………………………………… 4
1.1.4. Khái niệm kim luồn……………………………………………………………………. 4
1.1.5. Phân loại kim luồn ……………………………………………………………………. 5
Bảng 1.1. Phân loại kích cỡ và cách sử dụng một số loại kim luồn (14)…….. 5
1.2. ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI ………………………………..6
1.2.1. Đại cương về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi…………… 6
1.2.2. Cách tiến hành đặt và chăm sóc kim luồn trên người bệnh ……………. 8
1.3. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH
MẠCH NGOẠI VI………………………………………………………………………………………………………. 10
1.3.1.. Thực trạng đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng trên thế giới 10
1.3.2.. Thực trạng đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng tại Việt Nam 12
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM
SÓC KIM LUỒN ………………………………………………………………………………………………………… 14
1.4.1. Yếu tố cá nhân ………………………………………………………………………… 14
1.4.2. Yếu tố bệnh viện………………………………………………………………………. 16
1.5. THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….. 18
1.6. KHUNG LÝ THUYẾT …………………………………………………………………………………… 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………. 21
HUPHii
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….. 21
2.1.1. Điều tra định lượng…………………………………………………………………. 21
2.1.2. Nghiên cứu định tính ……………………………………………………………….. 21
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………………………………………………………. 21
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………….. 21
2.4. MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁPCHỌN MẪU ……………………………………………………………. 22
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng…………………………………………… 22
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính……………………………………………… 22
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ……………………………………………………………. 23
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………… 23
2.5.2. Cách thức tổ chức thu thập số liệu ……………………………………………. 24
2.6. CÁC BIẾN SỐ TRONGNGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 25
2.7. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCHSỐ LIỆU………………………………………………………………….. 26
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 28
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU TẠI BV ĐA
KHOAKHU VỰC TỈNH AN GIANG ………………………………………………………………………….. 28
3.2. THỰC HÀNH TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KLTMNV CỦA ĐD…
…………………………………………………………………………………………………….31
3.2.1. Thực hành đặt KLTMNV của ĐD ……………………………………………… 31
3.2.2. Thực hành chăm sóc KLTMNV…………………………………………………. 34
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ
CHĂM SÓC KLTMNV……………………………………………………………………………………..38
3.3.1. Yếu tố cá nhân của điều dưỡng…………………………………………………. 38
3.3.2. Yếu tố thuộc về BV…………………………………………………………………… 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………… 49
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA ĐTNC…………………………………………49
4.2. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KLTMNV………….50
4.2.1. Thực hành đặt KLTMNV của ĐD ……………………………………………… 50
4.2.2. Thực hành chăm sóc KLTMNV của ĐD …………………………………….. 52
4.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC
KLTMNV CỦA ĐD………………………………………………………………………………….53
4.3.1. Yếu tố thuộc về cá nhân điều dưỡng ………………………………………….. 53
4.3.2. Yếu tố thuộc về bệnh viện…………………………………………………………. 55
HUPHiii
4.4. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU…………………………………………… 59
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………… 61
5.1. SỰ TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂMAN GIANG ……………………………………………………………….. 61
5.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TUÂN THỦ QUI TRÌNH LUỒN TĨNH MẠCH
NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG………………………………………………………………………………….. 61
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 62
6.1. ĐỐI VỚI ĐD…………………………………………………………………………………62
6.2. ĐỐI VỚI BV…………………………………………………………………………………62
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………… 63
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………… 69
PHỤ LỤC 1.CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 69
Bảng 1. Nhóm biến số nghiên cứu định lượng……………………………………….. 69
Bảng 2. Nhóm chủ đề nghiên cứu định tính…………………………………………… 78
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KLTMNV TĨNH
MẠCH ………………………………………………………………………………………………………………………. 79
PHỤ LỤC 3. BẢNG KIỂM QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH
NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG………………………………………………………………………………….. 82
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHUYÊN
MÔN …………………………………………………………………………………………………………………………. 86
PHỤ LỤC 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG/PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU
DƯỠNG…………………………………………………………………………………………………………………….. 88
PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG 03 KHOA
LÂM SÀNG……………………………………………………………………………………………………………….. 89
PHỤ LỤC 7. QUI TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA
ĐIỀU DƯỠNG…………………………………………………………………………………………………………… 90
PHỤ LỤC 8. QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI
CỦA ĐIỀU DƯỠNG…………………………………………………………………………………………………… 97
PHỤ LỤC 9. BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
………………………………………………………………………………………………………….103
PHỤ LỤC 10. BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ LUẬN VĂN …………10

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/