TỶ LỆ ECC VÀ S-ECC Ở TRẺ MẪU GIÁO TỪ 3 TUỔI TẠI NHỮNG VÙNG CHƯA CÓ CHƯƠNG TRÌNH FLUOR HÓA NƯỚC MÁY: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM

TỶ LỆ ECC VÀ S-ECC Ở TRẺ MẪU GIÁO TỪ 3 TUỔI TẠI NHỮNG VÙNG CHƯA CÓ CHƯƠNG TRÌNH FLUOR HÓA NƯỚC MÁY: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM
Quách Hữu Thịnh1, Nguyễn Thị Thảo Vân1, Hoàng Trọng Hùng2,
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) vẫn luôn là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sâu răng và mất răng sữa sớm có thể dẫn đến trẻ ăn nhai kém, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn bị xô lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể chất về sau. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ ECC và S-ECC ở trẻ mẫu giáo 3 tuổi tại những vùng chưa có chương trình Fluor hóa nước máy ở TPHCM theo chỉ số ICDAS II. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 444 trẻ mẫu giáo 3 tuổi học tại các trường mầm non ở hai huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thu thập thông tin về việc chăm sóc răng miệng của trẻ tại nhà thông qua việc phỏng vấn cha mẹ bằng bảng câu hỏi. Sử dụng gương và thám trâm kết hợp với ánh sáng đèn led đeo đầu để xác định sang thương sâu răng theo tiêu chí của hệ thống ICDAS II và tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S. Kết quả: Trong số 444 trẻ 3 tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có ECC ở mức rất cao, 80,6% trẻ có ECC tính từ mức s1 và 46,8% trẻ có ECC từ mức s3. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s3mt–mr ≥4 của trẻ là 27,0% trên cà 2 khu vực khảo sát. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s1mt–mr (r53-r63) ≥1 là 71,2%. Huyện Bình Chánh có tỷ lệ cao hơn huyện Củ Chi. Chỉ số trung bình s1mt–r và s3mt –r là 6,6±4,8 và 4,5±4,8. Chỉ số trung bình s1mt–mr là 12,27±14,41, s3mt –mr là 9,18±12,64. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ vẫn còn rất cao, do đó cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở giáo dục và tại cộng đồng, đẩy mạnh công tác chương trình nha học đường, tập trung nguồn lực vào đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02906

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0927.007.596

Sâu răng sớm ởtrẻem  (ECC)  là một  trong những vấn đềsức khoẻphổbiến nhất ởtrẻem, ảnh hưởng đáng kểđến xã hội1. Một sốnghiên cứu đã đánh giá và phân loại các yếu tốnguy cơ của  ECC,  chẳng  hạn nhưcác  yếu  tốxã  hội  học, chếđộăn uống,  vệsinh răng miệng  và  các  yếu tốliên quan đến hệvi khuẩn răng miệng và việc cho con bú bình kéo dài. Tuy nhiên, mức độảnh hưởng  của  các  yếu  tốnguy cơ khác nhau này đến ECC vẫn chưa được xác định rõ ràng1.Các  nghiên  cứu  vềECC  trên  thếgiới thường tập  trung  vào  tỷlệhiện  mắc  trong  dân  sốmục tiêu2,3, có rất ít các nghiên cứu đánh giá tỷlệmới mắc  của  ECC  theo  lứa  tuổi.  Một  nghiên  cứu  dọc trong 3 năm của  Ghazal  và  cộng  sựđánh giá tỷlệcủa ECC trong số96 trẻem người Mỹgốc Phi lúc 1 tuổi 4. Kết quảcho thấy tỷlệmắc mới ECC lúc 2 tuổi và 3 tuổilần lượt là 39,3% và 65,8 %. Điều  này  nhấn  mạnh  rằng  việc đánh giá tỷlệmắc  mới  ECC  là  một  yếu  tốquan  trọng  có  thểgiúp đánh giá nguy cơ phát triển sâu răng trong tương lai ởtrẻem đểcó hướng  can  thiệp  phù hợp. Song, tại Việt Nam, những nghiên cứu vềtỷlệECC và S-ECC theo độtuổi còn rất ít đặc biệt là  trẻem ởđộtuổi  mẫu  giáo  sống  trong  vùng chưa có flour hoá nước máy. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích xác định tỷlệECC  và  S-ECC ởtrẻmẫu  giáo  từ3  tuổi  tại những  vùng  chưa có  chương  trình  Fluor  hóa nước máy ởTPHCM theo chỉsốICDAS II

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/