Tỷ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk
Luận văn thạc sĩ y học Tỷ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk.Ngày nay, MLT đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở sản khoa từ tuyến huyện trở lên và tai biến cho mẹ và con đã giảm nhiều nhờ sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật MLT, thuốc kháng sinh và gây mê hồi sức.
Tỷ lệ MLT trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Đây đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. theo các số liệu gần đây, Ở Hoa kỳ năm 1988 tỷ lện MLT trung bình là 25%, đến 2013 tỷ lệ MLT tăng lên 32.7%[26]. Năm 1996 Brazil là nước có tỷ lệ MLT cao nhất thế giới là 36,4% [31], đến năm 2010 tỷ lệ này là 41,3%[47]. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng: tại bệnh viện (BV) Phụ Sản trung ương (PSTƯ) năm 1998 là 34,6%, năm 2008 là 45,3%, [5], [12]; tỷ lệ MLT tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2008 là 47,02%, năm 2015 là 46.92%[16]. Sự gia tăng tỷ lệ MLT không những ở những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao mà trong những trường hợp thai kỳ nguy cơ thấp.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00745 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Đối với hầu hết các trường hợp mang thai có nguy cơ thấp, mổ lấy thai gây nguy cơ cao về biến chứng và tử vong cho mẹ hơn sinh âm đạo và nguy cơ biến chứng nhất định như dị tật bẩm sinh được cho là tăng lên sau mỗi lần mổ lấy thai. Việc sinh con được coi là nguy cơ thấp nếu người phụ nữ không có tiền sử trước đó, không sinh sớm và mang đơn thai[26]. Việc giữ tỷ lệ MLT hợp lý là nhu cầu bức thiết của các trung tâm sản khoa. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi các cơ sở sản khoa phải có các nghiên cứu nhằm xác định nhóm sản phụ nào tác động nhiều nhất lên tỷ lệ MLT đồng thời xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ MLT.
Với mục đích này, rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau đã ra đời. Tuy nhiên sự thiếu vắng các tiêu chuẩn chung trong chăm sóc và điều trị đã gây ra nhiều cản trở trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu.2
Phân loại MLT của Robson, xuất bản năm 2001, không chú trọng vào chỉ định MLT, thay vào đó phân loại này dựa trên các đặc điểm riêng của từng sản phụ giúp phân các sản phụ vào các nhóm, qua đó cho phép đánh giá tỷ lệ MLT từng nhóm[39]. Hệ thống MLT của Robson ra đời đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích sử dụng rộng rãi để phân tích tỷ lệ MLT ở các cơ sở sản khoa, các quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó đánh giá kết cục thai kỳ trong bối cảnh can thiệp khác nhau giữa các đơn vị[42]. Trong các bệnh viện phụ sản lớn tại Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên của tác giả Lê Quang Thanh thống kê theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện Từ Dũ năm 2015, nghiên cứu chỉ ra rằng: Chiến lược then chốt để có tỷ lệ MLT hợp lý là can thiệp vào nhóm 1 theo phân loại của Robson (sản phụ con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên)[16].
Nghiên cứu gần đây của tác giả Đoàn Vũ Đại Nam tại Bệnh viện Hùng Vương có tỷ lệ MLT là 47.6%, trong đó nhóm 1 có tỷ lệ MLT là 40.4%, đóng góp vào tỷ lệ MLT chung là 13.9%, cũng chính là nhóm đáng được quan tâm nhằm có tỷ lệ MLT hợp lý[11]
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk được xây dựng từ năm 1924 tại trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột, từ năm 2013 Bệnh viện đã được công nhận là Bệnh viện Loại 1 với 1000 giường bệnh. Tỷ lệ MLT tại Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk năm 2009 là 44,5%, năm 2015 là 41,73%. Hiện tại bệnh viện chưa có hệ thống phân loại mổ lấy thai nào được áp dụng. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu
“Tỷ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk” với câu hỏi nghiên cứu là: “Tỷ lệ mổ lấy thai nhóm I theo phân loại của Robson (nhóm con so, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) tại
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk là bao nhiêu?” Với mong muốn có thể áp dụng bảng phân loại MLT của Robson tại bệnh viện sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chính:
Xác định tỷ lệ mổ lấy thai nhóm I theo phân loại của Robson (Con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
2. Mục tiêu phụ:
– Mô tả đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp mổ lấy thai nhóm I theo phân loại của Robson (Con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk.
– Mô tả nguyên nhân mổ lấy thai của các trường hợp mổ lấy thai nhóm I theo phân loại của Robson (Con so, đơn thai, ngôi đầu, ≥ 37 tuần, chuyển dạ tự nhiên) và kết cục của mẹ và con tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………………………………
Bảng đối chiếu thuật ngữ anh việt…………………………………………………………………
Danh mục hình và biểu đồ …………………………………………………………………………..
Danh mục bảng…………………………………………………………………………………………..
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN………………………………………………………….. 4
1.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………………… 4
1.2. Sơ lược về mổ lấy thai………………………………………………………………………… 4
1.3. Phương pháp, thời điểm, tai biến của mổ lấy thai…………………………………… 5
1.4. Các chỉ định mổ lấy thai……………………………………………………………………… 9
1.5. Hình thành bảng phân loại mổ lấy thai ……………………………………………….. 13
1.6. Các bảng phân loại mổ lấy thai thông dụng…………………………………………. 15
1.7. Tình hình mổ lấy thai ở Việt Nam và trên Thế giới………………………………. 24
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….. 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….. 28
2.3. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………… 29
2.4. Phương pháp tiến hành……………………………………………………………………… 29
2.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ………………………………………………. 36
2.6. Vấn đề y đưc……………………………………………………………………………………. 36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………… 37
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu………………………………………………. 38
3.2. Tỷ lệ MLT trong nhóm 1 theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Đắk Lắk………………………………………………………………………………….. 39
3.3. Đặc điểm thai kỳ của nhóm sản phụ nhóm 1 được MLT ………………………. 40
3.4. Các chỉ định mổ lấy thai……………………………………………………………………. 49CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN…………………………………………………………………….. 52
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu………………………………………………. 53
4.2. Tỷ lệ MLT trong nhóm 1 theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Đắk Lắk………………………………………………………………………………….. 54
4.3. Đặc điểm thai kỳ của nhóm sản phụ nhóm 1 được MLT ………………………. 58
4.4. Nhận xét các chỉ định mổ lấy thai………………………………………………………. 66
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………… 71
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại MLT theo nguyên nhân ……………………………………………… 17
Bảng 1.2. Bảng mã ICD-10 các nguyên nhân MLT thường gặp…………………… 19
Bảng 1.3. Phân loại 10 nhóm MLT theo Robson ……………………………………….. 23
Bảng 1.4: Bảng phân loại MLT theo Robson …………………………………………….. 23
Bảng 2.1. Các biến dùng trong nghiên cứu………………………………………………… 32
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu………………… 38
Bảng 3.2. Tỷ lệ MLT chung, tỷ lệ MLT nhóm 1 và đóng góp của nhóm 1 ……. 39
Bảng 3.3. Tiền sử sản phụ khoa, nội ngoại khoa, kế hoạch hóa gia đình……….. 41
Bảng 3.4. Đặc điểm về tuổi thai, giai đoạn chuyển dạ, ối khi nhập viện………… 42
Bảng 3.5. Đặc điểm các trường truyền Oxytocin………………………………………… 45
Bảng 3.6. Thời gian truyền Oxytocin………………………………………………………… 46
Bảng 3.7. Tỷ lệ tai biến trong mổ, và biến chứng sau MLT…………………………. 47
Bảng 3.8. Giới tính và trọng lượng trẻ sơ sinh……………………………………………. 48
Bảng 3.9. Đánh giá sức khỏe trẻ sơ sinh thông qua Apgar…………………………… 49
Bảng 3.10. Kết cục mẹ sau mổ…………………………………………………………………. 49
Bảng 3.11. Chỉ định MLT trong các nhóm nguyên nhân …………………………….. 50
Bảng 3.12. Chỉ định mổ lấy thai theo các nhóm nguyên nhân ……………………… 52
Bảng 3.13. Mối liên quan sử dụng Oxytocin đến MLT……………………………….. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Văn Điển, "Sản phụ khoa", Nhà xuất bản Y Học, TP Hồ Chí Minh, tr. 451.
2. Phan Thị Thanh Duyên (2010), "Tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2009.", Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa(Trường Đại học Tây Nguyên).
3. Phan Trường Duyệt (1998), "Lịch sử mổ lấy thai", Phẫu thuật sản phụ
khoa( Nhà xuất bản Y học Hà Nội), tr. 704.
4. Nguyễn Đức Hinh (2006), "Chỉ định, Kỹ thuật và tai biến của mổ lấy thai",
Bài giảng sản phụ khoa dung cho sau đại học(Nhà xuất bản Y học Hà Nội),
tr. 111.
5. Vương Tiến Hòa (2004), "Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con
so tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2002". 21(5)(Tạp chí nghiên
cứu Y học), tr. 79-84.
6. Nguyễn Văn Kiên (2006), "Nghiên cứu tình hình thai quá ngày sinh tại
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm từ 6/2002 đến 6/2006", Luận
văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II(Trường Đại học Y Hà Nội).
7. Bộ Môn Phụ Sản Lê Thị Kiều Dung, Sản phụ khoa tập I, Nhà xuất bản Y
học Chi nhánh Thành Phố Hồ CHí Minh. Tr 81 – 98. (2008), "Thay đổi giải
phẫu và sinh lý của người phụ nữ khi có thai".
8. Đỗ Quang Mai (2007), "Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai sản phụ con so
tại bệnh viện Phụ sản Trương ương 2 năm 1996 và 2006". Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Y học(Trường Đại học Y Hà Nội.).
9. Bộ môn phụ sản Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2011), "Bài
giảng Sản phụ khoa tập 1", Nhà xuất bản Y Học
10. Bộ môn phụ sản Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2011), "Thực
hành sản phụ khoa", Nhà xuất bản Y Học.
11. Đoàn Vũ Đại Nam (2017), "Khảo sát tỷ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại
của Robson tại bệnh viện Hùng Vương 2016 – 2017", Luận văn tốt nghiệp
bác sỹ nội trú.
12. Phạm Bá Nha (2008), "Nghiên cứu về chỉ định MLT tại khoa sản, Bệnh
viện Bạch Mai năm 2008". Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở,(Trường Đại học Y
Hà Nội.).
13. Phạm Quang Oánh (2002), "Nghiên cứu tình hình Mổ Lấy Thai Tại Viện
BVBMTSS năm 2000", Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II(Trường
Đại học Y khoa Hà Nội).
14. Nguyễn Thảo Quyên (2016), "Mổ lấy thai chủ động", Nội san y học sinh
sản. 38, tr. 19.
15. Bộ Y tế (2015), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa",
Ban hành kèm theo quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015.
16. Lê Quang Thanh (2016), "Chiến lược giảm tỷ lệ Mổ lấy thai", Hội nghị sản
phụ khoa Việt Pháp lần thứ 16, tr. 33-49.
17. Nguyễn Đức Vy (2002), "Các chỉ định mổ lấy thai", Bài giảng sản phụ
khoa. 2(Nhà xuất bản Y học Hà Nội), tr. 14-18.
18. Phạm Thu Xanh (2006), "Nhận xét tình hình sản phụ có sẹo mổ cũ được xử
trí tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2 năm 1995 và 2005", Luận văn tốt
nghiệp chuyên khoa cấp II( Trường Đại học Y Hà Nội)
Recent Comments