CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH VIỆN 30-4
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH VIỆN 30-4
Dương Nhật Cường1,, Nguyễn Mạnh Tuân2, Lê Văn Tâm3, Hồ Hoàng Vũ4, Trần Thiện Thuần4
Đặt vấn đề: Rối loạn cơ xương là tình trạng khá phổ biến trên thế giới và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và đại diện cho gánh nặng kinh tế và xã hội. Nghiên cứu các phương pháp điều trị cho những người có rối loạn cơ xương để giúp cho những người này nâng cao chất lượng cuộc sống là vấn đề đáng quan tâm. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở của những người có rối loạn cơ xương trước và sau khi điều trị vật lý trị liệu tại khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện 30-4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 190 người bệnh rối loạn cơ xương được đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm 36-Item Short Form Health Survey (SF-36) trước và sau khi điều trị Vật lý trị liệu, tại khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Bệnh viện 30-4. Kết quả: Điểm số trung bình về chất lượng cuộc sống trước khi tập vật lí trị liệu là 50,42 ± 11,39 điểm, sau khi tập là 51,76 ± 10,60 điểm, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Khi đánh giá chi tiết các thành phần của chất lượng cuộc sống, nghiên cứu ghi nhận sau khi tập vật lí trị liệu, kết quả có ý nghĩa thống kê khi so sánh các lĩnh vực hoạt động thể chất, cảm nhận đau đớn, cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn cảm xúc khi so với trước tập vật lí trị liệu. Kết luận: Việc tập vật lí trị liệu là cần thiết giúp người bệnh rối loạn cơ xương có chất lượng cuộc sống tốt hơn, các chương trình sàng lọc cần được tiến hành để phát hiện, can thiệp sớm giúp người bệnh rối loạn cơ xương duy trì được chất lượng cuộc sống tốt nhất.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02890 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Rối loạn cơ xương (RLCX) là tình trạng khá phổ biến trên thế giới, trong năm 2019 khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ RLCX là 1,71 tỷ người với đau lưng thấp là tình trạng phổ biến nhất ở 134 trong số 204 quốc gia được phân tích (1). RLCX ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và đại diện cho gánh nặng kinh tế và xã hội ngày càng tăng trong bối cảnh già hóa dân số và tăng tuổi thọ. Cải thiện chất lượng cuộc sống nên là một trong những ưu tiên của bất kỳ can thiệp nào để ngăn ngừa và điều trị cácrối loạn cơ xương trong dân số già (2). Vấn đề chất lượng cuộc sống (CLCS) và nâng cao CLCS người dân là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được quan tâm trên thế giới cũng như Việt Nam.Trong những năm qua nhiều kỹ thuật Vật lý trị liệu -Phục hồi chức năng mới (VLTL -PHCN), chuyên sâu đã được ứng dụng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, giúp họ hòa nhập cộng đồng, giảm gánh nặng kinh tế xã hội. Phương pháp vật lý trị liệu được khá nhiều bác sĩ quan tâm do những hiệu quả mà kĩ thuật này mang lại cho người bệnh. Ngoài ra, mức độ rủi ro của phương pháp điều trị này cũng khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân. Trên thế giới cũng như Việt Nam việc ứng dụng các phương pháp Vật lý trị liệu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau cơ xương trong ngắn hạn hổ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống (3). Tại Việt Nam, chương trình vật lý trị liệu -phục hồi chứcnăng được thực hiện theo hướng dẫn 54/QĐ-BYT của Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, gồm 145 quy trình kỹ thuật. Mặc dù đây không phải là một kĩ thuật mới trong y khoa nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ những lợi ích mà kỹ thuật mang lại.Khoa Vật lý trị liệu -Phục hồi chức năng Bệnh viện 30-4 cũng như các cơ sở Bệnh viện khác trên cả nước đã áp dụng chương trình điều trị VLTL cho những người có RLCX đem lại hiệu quả tốt. Việc đánh giá CLCS sau khi điều trị VLTL ở những người có RLCX là cần thiết để giúp cho người RLCX có cái nhìn khái quát hơn về sự thay đổi CLCS sau điều trị. Với bộ câu hỏi 36-Item Short Form Health Survey (SF-36) là một thang đo tổng quát gồm 36 câu hỏi đánh giá 8 lĩnh vực sức khỏe liên quan hoạt động chức năng, giới hạn hoạt động do khiếm khuyết chức năng, cảm nhận đau đớn, tự đánh giá sức khỏe tổng quát, sức khỏe liên quan hoạt động xã hội, giới hạn hoạt động do khiếm khuyết tâm lý, cảm nhận sức sống và sức khỏe tâm thần tổng quát. Ápdụng bộ câu hỏi này giúp đánh giá được sự thay đổi CLCS của những người có RLCX (2) sau khi điều trị vật lý trị liệu tại khoa Vật lý trị liệu -PHCN Bệnh viện 30-4 một cách khái quát, giúp cho người RLCX có thể lựa chọn được một phương pháp điều trị tốt cho mình, giúp gia tăng hơn những năm sống khỏe trong cuộc sống của người dân. Dựa trên các lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 2 mục tiêu chính là: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở những người có RLCX trước và sau khi điều trị vậtlý trị liệu tại khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện 30-4 và xác định một số yếu tố liên quan
Recent Comments