Đặc điểm bệnh thủy đậu ở trẻ em tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2015 – 03/2018
Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm bệnh thủy đậu ở trẻ em tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2015 – 03/2018.Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây, do Varicella zoster virus (VZV) gây ra. Bệnh có khả năng lây thành đại dịch. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là phát ban dạng mụn nước ở da và niêm mạc. Thời gian lây bệnh của thủy đậu xảy ra từ một đến hai ngày trước khi xuất hiện phát ban cho đến lúc tất cả các tổn thương đã đóng mày. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải vi-rút từ những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và các vết lở loét trên da người bệnh [13], [23]. Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em nhưng thường diễn tiến lành tính. Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị biến chứng như bội nhiễm, viêm phổi, viêm não, viêm gan… có thể dẫn tới tử vong [2], [56].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00646 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization, WHO), thủy đậu xảy ra trên toàn thế giới và trong trường hợp không có chương trình tiêm vắc-xin, bệnh thường ảnh hưởng đến hầu hết mọi người ở độ tuổi trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau theo khí hậu (ôn đới và nhiệt đới, nguyên nhân của sự khác biệt này chưa được hiểu rõ và liên quan đến đặc tính của VZV nhạy cảm với nhiệt), mật độ dân số và nguy cơ bị phơi nhiễm (ví dụ như đi học tại nhà trẻ hoặc trường học hoặc số anh chị em trong gia đình) [81]. Trước khi vắc-xin thủy đậu được cấp phép sử dụng vào tháng 3 năm 1995, hàng năm tại Mỹ có khoảng 4 triệu trường hợp mắc bệnh thủy đậu, 10.500-13.500 trường hợp phải nhập viện do biến chứng, và số tử vong lên đến 100-150 ca hàng năm [51]. Sau đó, nhiều báo cáo tại Mỹ từ năm 1995 đến năm 2000 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và nhập viện do thủy đậu giảm đáng kể [73].2
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, trung bình hàng năm con số mắc thủy đậu khoảng 30.000-40.000 trường hợp, bệnh thường nhẹ và hầu như không có tử vong. Trong 4 tháng đầu năm 2014, ghi nhận 16.380 trường hợp mắc bệnh thủy đậu tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 (7.900 trường hợp mắc), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008 có dịch thủy đậu (22.821 trường hợp mắc). Một số tỉnh có số mắc cao trong 3 tháng 2014 là: Hà Nội (869), Khánh Hòa (851), Đà Nẵng (771), Bà Rịa – Vũng Tàu (769), Nghệ An (669) [1].
Những đặc điểm trên cho thấy bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến cả thế giới, bao gồm cả Việt Nam, và rất dễ lây ở những đối tượng không có miễn dịch chống lại bệnh. Ở các nước phát triển bệnh giảm rõ rệt do được tạo miễn dịch chủ động bằng vắc-xin. Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu vẫn xuất hiện nhiều trên dân số và có khả năng trở thành đại dịch trong khi vắc-xin thủy đậu chưa được đưa vào lịch tiêm chủng mở rộng. Từ đó cho thấy rằng dịch thủy đậu vẫn diễn tiến phức tạp, thế nhưng hiện nay vẫn ít nghiên cứu trong nước báo cáo về bệnh này, đặc biệt là nghiên cứu trên trẻ em. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm bệnh thủy đậu ở trẻ em tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2015 – 03/2018” nhằm cập nhật tình hình và thông tin về bệnh thủy đậu trong thời gian qua.3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của trẻ được chẩn đoán thủy đậu tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2018 như thế nào?4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của thủy đậu trên trẻ em được chẩn đoán thủy đậu và điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
Trên trẻ được chẩn đoán thủy đậu tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi:
1. Xác định tỷ lệ đặc điểm dịch tễ
2. Xác định tỷ lệ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
3. Xác định tỷ lệ đặc điểm điều trị bằng acyclovir
4. Xác định tỷ lệ các biến chứng liên quan, mô tả đặc điểm bệnh nhân thủy đậu tử vong
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………..1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………..4
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ………………………………………………………………………4
MỤC TIÊU CỤ THỂ ………………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………….5
1.1. Vi-rút Varicella-zoster………………………………………………………………….5
1.1.1. Giới thiệu……………………………………………………………………………………5
1.1.2. Tác nhân gây bệnh……………………………………………………………………….5
1.1.3. Đặc điểm vi sinh………………………………………………………………………….7
1.2. Bệnh thủy đậu……………………………………………………………………………..8
1.2.1. Lịch sử bệnh ……………………………………………………………………………….91.2.2. Dịch tễ học………………………………………………………………………………..10
1.2.3. Sự lây truyền của bệnh thủy đậu ………………………………………………….11
1.2.4. Sinh bệnh học ……………………………………………………………………………11
1.2.5. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….13
1.2.6. Đặc điểm cận lâm sàng……………………………………………………………….18
1.2.7. Chẩn đoán…………………………………………………………………………………19
1.2.8. Điều trị……………………………………………………………………………………..20
1.2.9. Các biến chứng thường gặp…………………………………………………………22
1.2.10. Phòng bệnh ……………………………………………………………………………….25
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh thủy đậu…………………………………………….27
1.3.1. Trong nước ……………………………………………………………………………….27
1.3.2. Ngoài nước ……………………………………………………………………………….29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….32
2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………32
2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………32
2.2.1. Dân số đích……………………………………………………………………………….32
2.2.2. Dân số mục tiêu…………………………………………………………………………32
2.2.3. Dân số chọn mẫu ……………………………………………………………………….32
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………..32
2.3.1. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………….32
2.3.2. Tiêu chí chọn mẫu ……………………………………………………………………..322.3.3. Tiêu chí loại trừ trong quá trình nghiên cứu ………………………………….32
2.3.4. Kiểm soát sai lệch………………………………………………………………………33
2.4. Biến số nghiên cứu …………………………………………………………………….33
2.4.1. Liệt kê các biến số……………………………………………………………………..33
2.4.2. Định nghĩa các biến số ……………………………………………………………….37
2.5. Phương pháp thu nhập số liệu ……………………………………………………..40
2.5.1. Phương pháp thu nhập số liệu ……………………………………………………..40
2.5.2. Công cụ thu thập dữ liệu …………………………………………………………….41
2.5.3. Kiểm soát sai lệnh thông tin………………………………………………………..41
2.5.4. Các bước tiến hành thu thập số liệu ……………………………………………..41
2.6. Xử lý và phân tích số liệu……………………………………………………………42
2.7. Vấn đề y đức……………………………………………………………………………..42
2.8. Hạn chế đề tài ……………………………………………………………………………43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………44
3.1. Đặc điểm dịch tễ………………………………………………………………………..44
3.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………………45
3.1.2. Tuổi………………………………………………………………………………………….45
3.1.3. Địa chỉ ……………………………………………………………………………………..45
3.1.4. Phân bố bệnh theo tháng trong năm……………………………………………..45
3.1.5. Nguồn lây …………………………………………………………………………………46
3.1.6. Chủng ngừa thủy đậu………………………………………………………………….473.1.7. Tình trạng dinh dưỡng………………………………………………………………..47
3.1.8. Bệnh lý nền……………………………………………………………………………….48
3.2. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….49
3.2.1. Lý do nhập viện…………………………………………………………………………49
3.2.2. Thời điểm nhập viện…………………………………………………………………..49
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………50
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng……………………………………………………………….52
3.3.1. Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu ………………………………………..52
3.3.2. Đặc điểm dịch não tủy………………………………………………………………..53
3.3.3. Xét nghiệm khác………………………………………………………………………..54
3.4. Đặc điểm điều trị ……………………………………………………………………….56
3.5. Đặc điểm biến chứng:…………………………………………………………………57
3.6. Tình trạng xuất viện …………………………………………………………………..60
3.7. Đặc điểm bệnh nhi thủy đậu tử vong ……………………………………………60
3.8. Đặc điểm thủy đậu ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi………………………………………..64
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………68
4.1. Đặc điểm dịch tễ………………………………………………………………………..68
4.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………………68
4.1.2. Tuổi………………………………………………………………………………………….69
4.1.3. Địa chỉ ……………………………………………………………………………………..70
4.1.4. Mùa………………………………………………………………………………………….714.1.5. Nguồn lây …………………………………………………………………………………72
4.1.6. Chủng ngừa ………………………………………………………………………………72
4.1.7. Tình trạng dinh dưỡng………………………………………………………………..74
4.1.8. Bệnh lý nền……………………………………………………………………………….74
4.2. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….75
4.2.1. Lý do nhập viện…………………………………………………………………………75
4.2.2. Thời điểm nhập viện…………………………………………………………………..75
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………76
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng……………………………………………………………….79
4.3.1. Đặc điểm xét nghiệm máu và sinh hóa …………………………………………79
4.3.2. Dịch não tủy ……………………………………………………………………………..80
4.3.3. Xét nghiệm khác………………………………………………………………………..81
4.4. Đặc điểm điều trị ……………………………………………………………………….82
4.5. Biến chứng………………………………………………………………………………..83
4.6. Tình trạng xuất viện …………………………………………………………………..86
4.7. Đặc điểm bệnh nhi thủy đậu tử vong ……………………………………………87
4.8. Đặc điểm thủy đậu ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi………………………………………..89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Các vi-rút herpes thuộc họ Human Herpes virus (HHV)………………….5
Bảng 2.1: Liệt kê các biến số …………………………………………………………………….33
Bảng 3.1: Phân bố bệnh theo giới tính, tuổi và địa chỉ………………………………….44
Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo nguồn lây………………………………………………………46
Bảng 3.3: Phân bố bệnh theo tiền sử chủng ngừa thủy đậu……………………………47
Bảng 3.4: Phân bố bệnh theo tình trạng dinh dưỡng …………………………………….47
Bảng 3.5: Phân bố bệnh theo bệnh lý nền……………………………………………………48
Bảng 3.6: Lý do nhập viện ………………………………………………………………………..49
Bảng 3.7: Thời điểm nhập viện………………………………………………………………….49
Bảng 3.8: Đặc điểm lâm sàng ……………………………………………………………………50
Bảng 3.9: Đặc điểm xét nghiệm máu………………………………………………………….52
Bảng 3.10: Đặc điểm dịch não tủy……………………………………………………………..54
Bảng 3.11: Xét nghiệm khác……………………………………………………………………..54
Bảng 3.12: Đặc điểm điều trị …………………………………………………………………….56
Bảng 3.13: Đặc điểm biến chứng……………………………………………………………….57
Bảng 3.14: Phân bố các biến chứng và không biến chứng …………………………….58
Bảng 3.15: Đặc điểm xuất viện………………………………………………………………….60
Bảng 3.16: Đặc điểm bệnh nhi nhỏ hơn 1 tuổi …………………………………………….64DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯU ĐỒ
STT Tên biểu đồ, lưu đồ Trang
Lưu đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu………………………………………………..41
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo theo các tháng trong năm…………………………….4
Recent Comments