Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội
Luận án Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội.Bênh răng miệng (RM) là các bênh về tổ chức cứng của răng, tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng, trong đó có 2 bệnh thường gặp là sâu răng và viêm lợi.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2007.00835 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Bệnh RM rất phổ biến, gặp ở sấp sỉ 90% dân số thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hôi. Bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được điều trị, bệnh tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong công đồng nên điều trị bệnh RM rất tốn kém cho cho cá nhân và xã hôi cả về kinh phí cũng như thời gian. Điều quan trọng là nó đòi hỏi phải có màng lưới phòng khám nha khoa rông khắp với dụng cụ trang bị đắt tiền, cùng đôi ngũ thầy thuốc chuyên khoa đông đảo. Chính vì vậy từ lâu bệnh RM đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Trước đây, nhiều nước trên thế giới chỉ tập trung vào điều trị bệnh RM và phục hồi răng mất nên rất tốn kém. Ngày nay nhờ tiến bô về khoa học kỹ thuật con người đã tìm ra cách phòng các bệnh răng miệng có hiệu quả, ở môt số nước tỷ lệ bệnh bệnh răng miệng đã giảm đáng kể [50].
Phòng bệnh răng miệng là quá trình tương đối đơn giản, không phức tạp, không đòi hỏi trang bị đắt tiền, không đòi hỏi cán bô kỹ thuật chuyên môn cao, chi phí thấp, dễ thực hiện tại công đồng, đặc biệt tại các trường học. Do đó phòng bệnh răng miệng sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai. Chương trình chăm sóc răng miệng (CSRM) tại trường học đã được quan tâm và thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Tại hôi nghị về Nha khoa phòng ngừa tổ chức tại Thái Lan năm 1998, WHO đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn (Atraumatic Restorative Treatment Technique = ART) là một kỹ thuật đơn giản, dễ phổ cập, như là chiến lược toàn cầu để dự phòng bênh sâu răng (SR) ở giai đoạn sớm cho học sinh tại các trường học để hạ thấp tỷ lê biến chứng do bênh gây ra [133], [135].
Nha học đường ( NHĐ) là các hoạt động chăm sóc và phòng bênh răng miêng cho học sinh tại trường học. Chương trình nha học đường (CT NHĐ) gồm bốn nội dung cơ bản sau: Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miêng; Súc miêng fluor tại trường; Khám răng định kỳ; Trám bít hố rãnh và chữa răng tại trường [2]. Chương trình NHĐ đã được quan tâm và thực hiên ở hầu hết các nước trên thế’ giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay.
Tại Viêt Nam theo điều tra của Viên răng hàm mặt (RHM) năm 2001, có trên 90% dân số mắc bênh răng miêng, trong khi màng lưới RHM chưa đáp ứng được nhu cầu [111]. Vì vậy hiên nay phòng bênh răng miêng là công tác trọng tâm của ngành răng hàm mặt.
Chương trình nha học đường ở nước ta cũng đã được triển khai và thực hiên lẻ tẻ ở các tỉnh thành phố từ đầu những năm 1980, đến nay đã triển khai đến 61 tỉnh thành phố nhưng hoạt động chưa hiêu quả nên tỷ lê bênh răng miêng của học sinh vẫn còn cao [26].
Hiên nay, tại Hà Nội chương trình đã được triển khai đến các quận huyên trong thành phố nhưng chưa được thực hiên có chất lượng ở tất cả các trường. Đa số các trường chỉ thực hiên được hai hoặc ba trong bốn nội dung của chương trình và có nơi còn thực hiên một cách hình thức, chưa được quan tâm đúng mức, hiêu quả của chương trình chưa cao [9].
Với hy vọng giúp cho hoạt động chương trình NHĐ ngày một chất lượng và hiêu quả, giúp các cấp chính quyền, sở Giáo dục và đào tạo, sở Y tế, đầu ngành Răng hàm mặt có cơ sở xây dựng kế’ hoạch, tìm ra giải pháp thích hợp củng cố hoạt động chương trình nha học đường theo đúng chuẩn mực tổ chức Y
Tế Thế Giới khuyến cáo, phù hợp với thực tế địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội” với mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lê bênh răng miệng, kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh và thực trạng chăm sóc răng miệng tại trường học.
2. Áp dụng và đánh giá hiệu quả can thiệp của chương trình Nha học đường.
Mục lục Các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Bệnh RM vấn đề sức khoẻ toàn cầu 4
1.1.1 Tình hình bệnh răng miệng 4
Tình hình bênh RM trên thế giới 4
Tình hình bênh RM các nước trong khu vực 8
1.1.1.3. Tình hình bênh RM ở Việt Nam 9
1.1.2. Diễn biến bệnh RM tại Việt Nam 10
1.1.2.1. Diễn biến bệnh RM theo tuổi 10
1.1.2.2. Diễn biến bệnh RM theo thời gian 12
1.2. Tình hình phòng bệnh RM và dự phòng biến chứng bệnh SR 14
1.2.1. Tình hình phòng bệnh RM 14
1.2.1.1. Trên thế giới 15
1.2.1.2. Các nước trong khu vực Đông Nam Á 17
1.2.1.3. Công tác phòng chống bệnh RM ở Việt Nam 17
1.2.2. Dự phòng biến chứng bệnh sâu răng 20
1.2.2.1. Tiến triển của bệnh sâu răng 20
1.2.2.2. Các quan niệm mới về điều trị sâu răng 21
1.2.2.3. Các biện pháp điều trị sâu răng dự phòng biến chứng 24
1.3. Vai trò, chức năng và sự cần thiết phải triển khai CT NHĐ 25
1.3.1. Sự cần thiết phải triển khai CT NHĐ 25
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của CT NHĐ 28
1.3.3. Các giải pháp can thiệp trong CT NHĐ 29
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 36
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Nghiên cứu mô tả tình hình bệnh RM 36
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp 39
2.3. Nội dung nghiên cứu 42
2.4. Các bước tiến hành 43
2.5. Một số khái niệm định nghĩa, quy ước 46
2.6. Phân tích và sử lý số liệu 50
2.7. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 53
2.8. Những sai sót có thể xảy ra và cách khắc phục 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 54
3.1. Thực trạng bệnh RM, kiến thức thực hành của HS và hoạt động NHĐ 54
3.1.1. Tình hình bệnh RM của HS 54
3.1.2. Kiến thức thực hành CSRM của HS 57
3.1.3. Thực trạng hoạt đông NHĐ 59
3.1.3.1. Sự chỉ đạo giám sát của ban chỉ đạo, ban giám hiệu 59
3.1.3.2. Kiến thức về CSRM của giáo viên 63
3.1.3.3. Hiểu biết thái đô và nhu cầu CSRM cho con của PHHS 65
3.2. Áp dụng và đánh giá hiệu quả CT NHĐ 66
3.2.1. Áp dụng kỹ thuật ART 66
3.2.1.1. Phân tích tình trạng sâu răng của HS 66
3.2.1.2. Sự chấp nhận của công đồng đối với kỹ thuật ART 69
3.2.1.3. Giá thành của kỹ thuật ART 72
3.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp 73
3.2.2.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp qua tỷ lệ bệnh RM của HS sau CT.73
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả qua kiến thức và thực hành CSRM của HS… 89
3.2.2.3. Đánh giá HQ kỹ thuật ART trong phòng ngừa biến chứng 92
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 95
4.1. Tình hình bệnh RM, kiến thức thực hành của HS và thực trạng CSRM 95
4.1.1. Tình hình bênh răng miệng, kiến thức, thực hành của HS 95
Tình hình bệnh răng miệng của HS 95
4.1.1.2, Kiến thức thực hành CSRM của HS 111
4.1.2. Thực trạng chăm sóc RM tại trường 103
4.1.2.1. Hoạt đông của ban chỉ đạo CT NHĐ 104
4.1.2.2. Kiến thức CSRM của giáo viên 107
4.1.2.3. Hiểu biết, thái đô và nhu cầu của PH trong CSRM cho con 109
4.2. Áp dụng và đánh giá hiệu quả can thiệp CSRM cho HS 111
4.2.1. Áp dụng kỹ thuật ART 111
4.2.1.1. Phân tích tình trạng SR và tỷ lệ áp dụng được KT ART 111
4.2.1.2. Sự chấp nhận của công đồng đối với kỹ thuật ART 113
4.2.1.3. Đánh giá sơ bô giá thành của kỹ thuật TRKSC 114
4.2.1.4. Bàn luận về tổ chức thực hiện áp dụng kỹ thuật ART 116
4.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp 117
4.2.2.1. Tình hình bệnh RM của HS sau can thiệp 1 và 2 năm 117
4.2.2.2. Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng của HS 121
4.2.2.3. Đánh giá HQ kỹ thuật ART trong phòng ngừa biến chứng 122
KẾT LUẬN 128
KHUYẾN NGHỊ 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố
PHỤ LỤC
Recent Comments