Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới theo đường trong miệng có sử dụng trocar
Luận văn Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới theo đường trong miệng có sử dụng trocar.Chấn thương hàm mặt là một cấp cứu hay gặp trong cuộc sống hằng ngày, gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn xe máy. Trong các loại chấn thương hàm mặt thì chấn thương gãy XHD chiếm tỷ lệ cao nhất và đặc biệt hay gãy ở vùng góc hàm.
Trên thế giới, Theo Seth R. Thaller, W. Scott McDonald (2004), góc hàm là một điểm yếu của XHD vì xương phía trước và phía sau đều dày hơn vùng này, do đó đây là một trong những vị trí gãy thường gặp nhất của XHD [49]. Theo Haug RH, Prather J, Indresano AT (1990) thì gãy XHD là thường gặp với tỉ lệ 11.5/100.000 người/ năm, chiếm 60 – 80% các gãy xương mặt [34], trong đó gãy góc hàm chiếm 40% [32]. Theo H.P. Schierle, R.Schmelzien (1997): gãy góc hàm chiếm 23 – 42% của gãy xương hàm dưới [49], Heibel H, Alt KW và cộng sự (2001): 20 – 30% [34], Jose E Barrera: 25% [42]; và theo Michael Miloro (2004) gãy XHD chiếm 40 – 62% các gãy xương mặt và gãy góc hàm chiếm 23,10% [39].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00121 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 10 năm (1988 – 1998), có 2149 trường hợp chấn thương hàm mặt, trong đó gãy XHD là hay gặp nhất chiếm 63,66% và riêng gãy góc hàm chiếm 25,22%, chủ yếu là do tai nạn giao thông (82,50%). Nghiên cứu của Hoàng Nam Tiến và cộng sự trong 10 năm (1994¬2003) tại Bệnh viện 87, có 135 trường hợp gãy XHD và gãy góc hàm chiếm 27,4%. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội thống kê trong hai năm (2001 và 2002) đã có 1689 trường hợp gãy các xương mặt, trong đó gãy XHD chiếm 54,41%.
Việc chẩn đoán sớm và xử trí cấp cứu kịp thời gãy góc hàm nói riêng và gãy XHD nói chung có vai trò rất quan trọng trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là ở các tuyến y tế cơ sở vì ở đây còn thiếu máy móc trang thiết bị, đội ngũ Bác sỹ Răng Hàm Mặt còn hạn chế về chuyên môn nên chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đa số gãy góc hàm là gãy hở (qua ổ răng số 8), gãy phối hợp, gãy không thuận lợi dễ gây di lệch thứ phát và do không có răng ở đoạn gãy phía sau nên thường gặp khó khăn trong xử trí ban đầu như không thể cố định hai đầu gãy bằng cố định một hàm với cung hay chỉ thép. Vì vậy, nếu chẩn đoán và xử trí muộn dễ để lại biến chứng nặng nề về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các phương tiện phẫu thuật, cũng như các vật liệu tương hợp sinh học dùng cho KHX dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị gãy góc hàm cũng như gãy XHD càng ngày càng tốt hơn; Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp và có hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân gãy góc hàm là điều không dễ dàng. Do đó, chúng ta cần đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị để lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Ngoài ra, gãy góc hàm có tỉ lệ biến chứng cao nhất trong gãy XHD [50] như nhiễm trùng, chậm hoặc không liền xương, tổn thương thần kinh huyệt răng dưới, nhánh bờ hàm dưới của dây thần kinh mặt, khớp cắn sai… Theo Ellis E, Walker L, thì biến chứng của KHX bằng nẹp vít trong gãy XHD mà đặc biệt là vùng góc hàm có thể lên đến 30% các trường hợp KHX[44]. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu các biến chứng thường gặp của gãy góc hàm để khắc phục sớm và chú ý dự phòng.
Vấn đề gãy góc hàm XHD đã có nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu, đặc biệt là các phương pháp điều trị, biến chứng và các yếu tố liên quan. Tuy nhiên ở nước ta nghiên cứu về gãy XHD thì nhiều nhưng riêng gãy góc hàm còn rất ít tác giả quan tâm, nhưng vấn đề này ngày càng trở nên quan trọng vì chấn thương gãy XHD do tai nạn giao thông ngày càng nhiều mà đặc biệt là
gãy góc hàm ngày càng gia tăng và thương tổn cũng phức tạp hơn.
Để góp thêm phần nào vào việc chẩn đoán sớm và điều trị gãy góc hàm XHD ngày càng tốt hơn cho bệnh nhân, tôi thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY GÓC HÀM XƯƠNG HÀM DƯỚI THEO ĐƯỜNG TRONG MIỆNG CÓ SỬ DỤNG TROCAR” Nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X quang gãy góc hàm xương hàm dưới.
2. Đánh giá kết quả phương pháp điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới theo đường trong miệng có sử dụngTrocar.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14
1.1. Lịch sử về chẩn đoán và điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới 14
1.2. Hệ thống cơ tham gia vận động xương hàm dưới 17
1.2.1. Nhóm cơ nâng hàm 17
1.2.2. Nhóm cơ hạ hàm 17
1.2.3. Nhóm cơ đưa hàm ra trước 17
1.2.4. Nhóm cơ kéo lùi hàm 17
1.2.5. Nhóm cơ đưa hàm sang bên 17
1.3. Đặc điểm giải phẫu vùng góc hàm xương hàm dưới 18
1.3.1. Mặt ngoài: liên quan với 18
1.3.2. Mặt trong 18
1.3.3. Phía dưới 18
1.3.4. Một số thành phần giải phẫu liên quan nằm trong vùng dưới hàm 19
1.3.5. Đặc điểm vùng góc hàm XHD liên quan đến chấn thương 21
1.4. Hướng di lệch của các đoạn gãy trong gãy góc hàm XHD 22
1.5. Cơ sinh học vùng góc hàm liên quan đến điều trị phẫu thuật gãy góc
hàm xương hàm dưới 23
1.5.1. Vấn đề cơ sinh học vùng góc hàm XHD 23
1.5.2. Cố định vững chắc về mặt chức năng và phương pháp Champy trong phẫu thuật điều trị gãy góc hàm 25
1.5.3. Nghiên cứu cơ sinh học và những kết quả lâm sàng khi sử dụng một nẹp vít hay hai nẹp vít trong cố định trong gãy góc hàm 27
1.5.4. V ấn đề cố định chịu lực và cố định phân phối lực trong gãy góc hàm 28
1.6. Phân loại gãy góc hàm xương hàm dưới 29
1.6.1. Phân loại theo tính chất và số lượng đường gãy 29
1.6.2. Phân loại theo vị trí giải phẫu 31
1.6.3. Phân loại theo kiểu đường gãy 31
1.6.4. Phân loại theo tính chất gãy xương 33
1.7. Phân loại RKHD lệch ngầm trong đường gãy góc hàm XHD 33
1.8. Triệu chứng lâm sàng gãy góc hàm xương hàm dưới 35
1.9. X quang trong gãy góc hàm XHD 36
1.10. Chẩn đoán gãy góc hàm XHD 37
1.11. Điều trị gãy góc hàm XHD 37
1.11.1. Mục đích điều trị 37
1.11.2. Nguyên tắc điều trị 37
1.11.3. Các phương pháp điều trị gãy góc hàm XHD 37
1.12. Biến chứng của gãy góc hàm XHD 43
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 44
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 44
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 44
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1. Chiến lược thiết kế nghiên cứu 45
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 45
2.4. Xử lý số liệu 58
2.5. Biện pháp khống chế sai số 58
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Đặc điểm lâm sàng 59
3.1.1. Tuổi và giới 59
3.1.2. Nguyên nhân chấn thương gãy góc hàm xương hàm dưới 60
3.1.3. Mối liên quan giữa vị trí lực tác động và các đường gãy hàm
dưới kết hợp 61
3.1.4. Mối liên quan giữa vị trí lực tác động và vị trí góc hàm gãy 62
3.1.5. Sự kết hợp với các chấn thương khác 63
3.1.6. Vị trí góc hàm gãy 63
3.1.7. Liên quan giữa tình trạng răng khôn hàm dưới và tương quan
giữa đường gãy góc hàm so với ổ răng khôn 64
3.1.8. Đặc điểm lâm sàng gãy góc hàm xương hàm dưới 65
3.2. Đặc điểm X quang của gãy góc hàm xương hàm dưới 66
3.3. Điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới 66
3.3.1. Phương pháp cố định 2 hàm 66
3.3.2. Xử trí răng 8 67
3.3.3. Nẹp và vị trí đặt nẹp 67
3.3.4. Thời gian cố định 2 hàm hỗ trợ 68
3.4. Kết quả điều trị gãy góc hàm 68
3.4.1. Đánh giá trên phương diện về GP, chức năng, thẩm mỹ 68
3.4.2. Đánh giá theo thời điểm sau khi ra viện, sau 2 tuần và sau 6 tháng 70
3.5. Biến chứng của điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới 71
Chương 4. BÀN LUẬN 73
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 73
4.2. Bàn luận theo mục tiêu thứ hai 78
4.2.1. Về phương pháp mổ KHX 78
4.2.2 Về kết quả điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới 80
KẾT LUẬN 84
KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Recent Comments