Đánh giá kết quả lâu dài của phương pháp lùi cơ có vòng quai trong phẫu thuật điều trị lác ngang cơ năng

Luận văn Đánh giá kết quả lâu dài của phương pháp lùi cơ có vòng quai trong phẫu thuật điều trị lác ngang cơ năng.Phẫu thuật lùi cơ có vòng quai là phẫu thuật làm yếu cơ. Điểm khác biệt giữa phương pháp lùi cơ có vòng quai với các phương pháp lùi cơ thông thường khác là ở vị trí khâu cơ vào củng mạc. Trong phẫu thuật này, cơ lùi được treo vào củng mạc bằng một vòng quai bằng chỉ ở ngay vị trí cơ bám cũ chứ không khâu lùi ra phía sau.

Với đặc điểm kỹ thuật lùi cơ có vòng quai như vậy nên giảm bớt nguy cơ thủng củng mạc và tổn thương võng mạc. Hơn nữa, động tác bộc lộ cơ cũng đơn giản hơn, đặc biệt có lợi trong các trường hợp lùi cơ nhiều, phẫu thuật trên mắt trẻ em, mắt cận thị độ cao có củng mạc mỏng [57].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00200

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo nghiên cứu của Dang Y năm 2004 trên 217 mắt được mổ lác bằng phương pháp thông thường thì thấy biến chứng thủng củng mạc là 2,8% [25]. Theo nghiên cứu của Simon JW biến chứng thủng củng mạc chiếm tỷ lệ là 10 – 12% trong tổng số các biến chứng của phẫu thuật lác, thường gặp trên mắt trẻ em độ lác lớn > 60 PD, có nhãn cầu nhỏ hơn mắt người lớn nên vùng củng mạc được bộc lộ hẹp và mắt có độ cận thị cao có củng mạc mỏng, khi thủng củng mạc có thể gây bong võng mạc và viêm nội nhãn, nghiêm trọng hơn là hoại tử vùng củng mạc phía trước do thiếu máu [57]. Việc điều trị biến chứng này gặp nhiều khó khăn do sau phẫu thuật từ 1 đến 3 ngày mi mắt thường sưng nề và kết mạc cương tụ nhiều.

Sau đó kỹ thuật này không ngừng được nghiên cứu nhằm tìm ra được phương pháp tối ưu, hiệu quả và an toàn hơn. Năm 1988 Repka và Guyton đã cải tiến kỹ thuật điều chỉnh chỉ và giới thiệu phương pháp lùi cơ có vòng quai (hang – back recession). Tác giả đã sử dụng một vòng chỉ (vòng quai) để thay cho đoạn cơ cần lùi, một đầu vòng chỉ đính vào đầu cơ, đầu còn lại được đính vào chỗ cơ bám ban đầu [53].

Sau khi ra đời phương pháp lùi cơ có vòng quai đã được nhiều phẫu thuật viên áp dụng và luôn có những nghiên cứu để đánh giá kết quả, so sánh với phương pháp lùi cơ khác. Gần đây, Spierer O (2010) [58] đã báo cáo tỷ lệ thành công khi áp dụng phương pháp này là 83,3% và tác giả có nhận xét rằng phẫu thuật lùi cơ có vòng quai là phương pháp an toàn, có thể thay thế được phương pháp lùi cơ thông thường. Năm 2001 Rajavi Z nghiên cứu thời gian phẫu thuật của phương pháp lùi cơ có vòng quai cho 30 bệnh nhân lác trong và 24 bệnh nhân lác ngoài đã xác định thời gian khi phẫu thuật bằng phương pháp này ngắn hơn các phương pháp khác là 8 ± 5 phút [51].

Ở Việt nam, chưa có nhiều báo cáo về phương pháp phẫu thuật lùi cơ có vòng quai. Tại Bệnh viện Mắt Trung Ương, Lê Thị Kim Xuân cùng cộng sự (2006) nghiên cứu 78 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp lùi cơ có vòng quai tỷ lệ thành công đạt được sau 6 tháng là 87,2% và không thấy có biến chứng đáng kể nào xảy ra [9].

Với ưu điểm của kỹ thuật lùi cơ có vòng quai như vậy, mong muốn đánh giá được kết quả lâu dài của phương pháp phẫu thuật này để có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật này phổ biến hơn đặc biệt là các tuyến cơ sở, nơi các phẫu thuật viên có kinh nghiệm chưa nhiều, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả lâu dài của phương pháp lùi cơ có vòng quai trong phẫu thuật điều trị lác ngang cơ năng” nhằm hai mục tiêu sau:

1.  Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật lùi cơ có vòng quai trong điều trị lác ngang cơ năng.

2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Các rối loạn về vận động và chức năng do lác mắt 3

1.1.1. Rối loạn về vận động 3

1.1.2. Rối loạn về chức năng 3

1.2. Các hình thái lác ngang cơ năng 6

1.2.1. Lác trong 6

1.2.2. Lác ngoài 8

1.3. Các phương pháp phẫu thuật điều trị lác 9

1.3.1. Phẫu thuật làm yếu cơ 9

1.3.2. Phẫu thuật làm khỏe cơ 10

1.4. Điều trị lác ngang cơ năng bằng phẫu thuật lùi cơ có vòng quai 10

1.4.1. Đặc điểm phương pháp phẫu thuật lùi cơ có vòng quai 10

1.4.2. Kết quả lâu dài của phẫu thuật lùi cơ có vòng quai 15

1.4.3. Biến chứng 17

1.4.4. Xử lý độ lác tái phát 20

1.4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của phẫu thuật 21

1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị lác ngang cơ năng bằng phương pháp lùi

cơ có vòng quai ở Việt nam 23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu 24

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25

2.2.3. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 25

2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 26

2.2.5. Tiêu chí và cách đánh giá 29

2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu 31

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 32

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 33

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 33

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 34

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo hình thái lác 34

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo tính chất và hình thái lác 35

3.1.5. Tình hình khúc xạ của mắt lác và hình thái lác 36

3.1.6. Độ lác trước mổ 37

3.1.7. Thị lực trước mổ 38

3.1.8. Tình hình thị giác hai mắt trước mổ 39

3.1.9. Tình hình điều trị chỉnh kính, tập nhược thị và TG2M trước mổ.. 39

3.1.10. Cách thức phẫu thuật 40

3.2. Kết quả lâu dài sau điều trị phẫu thuật 41

3.2.1. Cách thức phẫu thuật và kết quả điều trị 41

3.2.2. Kết quả điều trị phẫu thuật theo thời gian 43

3.2.3. Tình trạng thị lực theo thời gian 44

3.2.4. Tình hình thị giác hai mắt theo thời gian 45

3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả lâu dài của phẫu thuật 47

3.3.1. Liên quan với tuổi 47

3.3.2. Liên quan với thời gian từ khi phát hiện lác đến thời điểm phẫu thuật… 47

3.3.3. Liên quan giữa độ lác trước phẫu thuật và kết quả điều trị 48

3.3.4. Liên quan mức độ tật khúc xạ và kết quả điều trị 49

3.3.5. Liên quan với tình trạng thị lực trước phẫu thuật 50

3.3.6. Liên quan với quá trình tập luyện sau phẫu thuật 51

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52

4.1. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 52

4.1.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 52

4.1.2. Bàn luận về đặc điểm hình thái và tính chất lác 53

4.1.3. Đặc điểm về khúc xạ 54

4.1.4. Đặc điểm về độ lác 55

4.1.5. Tình trạng thị lực 55

4.1.6. Tình trạng thị giác hai mắt trước mổ 56

4.1.7. Tình hình điều trị chỉnh quang, tập nhược thị trước mổ 56

4.2. Bàn luận về kết quả lâu dài của phẫu thuật 57

4.2.1. Cách thức phẫu thuật 57

4.2.2.  Mối liên quan giữ a thời gian theo dõi và kết quả đi ều trị lệ ch trục nhãn cầu 60

4.2.3. Kết quả thị lực sau phẫu thuật 63

4.2.4. Kết quả phục hồi thị giác hai mắt sau phẫu thuật 65

4.2.5. Biến chứng lâu dài của phẫu thuật và xử lý độ lác tái phát 66

4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 67

4.3.1. Bàn luận về mối liên quan giữa tuổi được phẫu thuật và kết quả của

phẫu thuật 67

4.3.2. Bàn luận về mối liên quan giữa giữa khoảng thời gian từ khi phát

hiện lác đến thời điểm phẫu thuật và kết quả của phẫu thuật 68

4.3.3. Mối liên quan giữa độ lác và kết quả điều trị 69

4.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng nhược thị trước phẫu thuật và

kết quả điều trị 70

4.3.5. Mối liên quan của quá trình tập luyện sau phẫu thuật và kết quả điều trị.71

KẾT LUẬN 72

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/