Giải pháp chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Giải pháp chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh.Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao, sự thay đổi mô hình bệnh tật, tỷ lệ người bị bệnh mãn tính không lây nhiễm ngày càng tăng dẫn tới xu hướng gia tăng nhu cầu khám chữa bệnh và phải làm xét nghiệm nhiều lần; cùng với đó là sự xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm và một số bệnh dịch mới đòi hỏi các xét nghiệm y học phải đáp ứng được yêu cầu. Kết quả
xét nghiệm chính xác sẽ giúp chẩn đoán, theo dõi diễn biến và tiên lượng bệnh chính xác, có phác đồ điều trị phù hợp đồng thời hỗ trợ sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả từ đó tiết kiệm về kinh phí, rút ngắn thời thời gian điều trị. Các kết quả xét nghiệm còn giúp các nhà quản lý y tế có cơ sở khoa học để hoạch định chiến lược dự báo, quản lý và giám sát dịch bệnh. Chính vì vậy, chất lượng xét nghiệm thường gắn liền với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh cũng như gắn liền với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân của ngành Y tế.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2022.0030 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Tĩnh, tại các bệnh viện trong tỉnh trong năm 2014 thực hiện khoảng 2.200.000 lượt khám bệnh, 147.300 lượt điều trị nội trú, 4.100.000 mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên do có những hạn chế về trang thiết bị, hóa chất xét nghiệm chuyên môn kỹ thuật, trình độ cán bộ và công tác quản lý chất lượng xét nghiệm nên khi người bệnh chuyển tuyến đều phải làm lại xét nghiệm, điều này gây mất thời gian, phiền hà, tốn kém kinh phí cho người dân và nhà nước. Đây cũng là tình trạng chung của hệ thống xét nghiệm trong cả nước.
Để bảo đảm chất lượng xét nghiệm yêu cầu cần phải có các thiết bị xét nghiệm đồng bộ, hiện đại; đội ngũ cán bộ xét nghiệm có năng lực; hoá chất, sinh phẩm đảm bảo chất lượng; điều kiện môi trường đặt thiết bị, hoạt động bảo dưỡng, kiểm định thiết bị và kiểm soát chất lượng xét nghiệm phải được thực2 hiện đúng quy định và quan trọng nhất, quyết định nhất là đội ngũ cán bộ xét nghiệm có năng lực.
Trong khi đó, tại Hà Tĩnh từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng công tác xét nghiệm cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng xét nghiệm. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện sáng kiến "Giải pháp chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Là các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện.
– Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với việc chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Tĩnh.
– Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2014 – 2016 (thực trạng hệ thống xét nghiệm được thu thập tại thời điểm tháng 12/2014, số liệu kết quả thực hiện các giải pháp thu thập tại thời điểm tháng 9/2016); các giải pháp đề xuất được triển khai ứng dụng trong giai đoạn 2015 – 2018.
2. Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống xét nghiệm tại các bệnh viện công
lập bao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và công tác quản lý chất
lượng xét nghiệm.
3. Phương pháp nghiên cứu:
– Khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và
công tác quản lý chất lượng xét nghiệm tại các bệnh viện bằng phiếu điều tra,
quan sát trực tiếp và nghiên cứu hồ sơ.
– Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.
– Vận dụng tiêu chuẩn, hướng dẫn của quốc tế và Việt Nam xây dựng các
giải pháp để thực hiện chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN
1. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống xét nghiệm của các bệnh viện công
lập trong tỉnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và công tác quản lý chất
lượng xét nghiệm. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm chuẩn hóa hệ thống xét
nghiệm để hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị chính xác, nhanh chóng, tiết3
kiệm tối đa về thời gian, kinh phí cho người dân và xã hội, đáp ứng yêu cầu
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2015 – 2020
và những năm tiếp theo
Recent Comments