Khảo sát hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Khảo sát hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023.Thuốc là một phần không thể thiếu trong đời sống, chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung. Để sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, góp phần vào sự thành công của điều trị bệnh, việc có được thông tin thuốc chính xác, đầy đủ là rất quan trọng. Cung cấp thông tin thuốc là một lĩnh vực chuyên biệt của Dược lâm sàng(1). Cung cấp thông tin thuốc là nhiệm vụ cơ bản của người dược sĩ nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả – một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác điều trị(2).
Ngày nay, tình trạng sử dụng số lượng lớn thuốc trong một đơn và các chế độ điều trị phức tạp đang trở nên phổ biến hơn, dẫn tới tăng nguy cơ xảy ra tác dụng xấu, tương tác thuốc, không tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị bệnh cũng như giá cả tăng cao, gây khó khăn cho việc sử dụng thuốc hợp lý. Cùngsự phát triển mạnh mẽ không ngừng của khoa học và công nghệ đã tạo nên sự bùng nổ thông tin trong kỷ nguyên mới. Cùng với sự phát triển đó, trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông tin thuốc trong việc xử lý và cung cấp những thông tin thuốc chính xác, kịp thời.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2024.0195 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tại Việt Nam – một đất nước có nền y tế đang trong giai đoạn phát triển, công tác thông tin thuốc mới đang ở bước đầu khởi động và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hoạt động chính của thông tin thuốc là trả lời câu hỏi liên quan đến sử dụng thuốc từ cán bộ y tế còn lồng ghép và triển khai song song với công tác dược lâm sàng. Nghiệp vụ lưu trữ thông tin thuốc chưa được thực hiện bài bản. Thực tế này cho thấy việc tổng kết, đánh giá lại nhu cầu và tình hình hoạt động thông tin thuốc để rút kinh nghiệm, tạo cơ sở phát triển và tăng cường hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện là hết sức cần thiết.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là một Bệnh viện tuyến đầu trong tỉnh. Hiện tại, công tác cung cấp, tư vấn thông tin thuốc trực tiếp cho người bệnh chưa được triển khai, tuy nhiên thông tin thuốc là một trong những nhiệm vụ của khoa Dược.
Chính vì lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát nhận thức, hoạt động và nhu cầu thông tin thuốc của các cán bộ y tế tại bệnh viện.
2. Đánh giá tình hình báo cáo ADR của bệnh viện.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về thông tin thuốc 3
1.1.1. Khái niệm thông tin thuốc 3
1.1.2. Yêu cầu của thông tin thuốc 3
1.1.3. Tầm quan trọng của thông tin thuốc 5
1.2. Câu hỏi thông tin thuốc và quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc 5
1.2.1. Phân loại câu hỏi thông tin thuốc 5
1.2.2. Quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc 7
1.3. Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện 9
1.3.1. Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện 9
1.3.2. Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện 9
1.3.3. Tổ chức của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện 10
1.3.4. Nội dung hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện 11
1.4. Vài nét về hoạt động thông tin thuốc 12
1.4.1. Trên thế giới 12
1.4.2. Tại Việt Nam 14
1.5. Báo cáo ADR trong bệnh viện 16
1.5.1. Tầm quan trọng của việc báo cáo ADR trong bệnh viện 16
1.5.2. Những trường hợp cần báo cáo ADR 16
1.5.3. Sự tham gia của cán bộ y tế trong báo cáo ADR tại bệnh viện 17
1.5.4. Các bước giám sát ADR trong bệnh viện 17
1.6. Một vài nét về Đơn vị Thông tin thuốc – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 20
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1.Đối tượng 22
2.2.Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.Phương pháp thu thập số liệu 22
2.4.Phương pháp chọn mẫu 22
2.5.Phương pháp xử lý số liệu. 22
2.6.Thời gian tiến hành nghiên cứu 22
2.7. Chỉ tiêu nghiên cứu 22
2.7.1. Khảo sát nhận thức, hoạt động và xác định nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế tại bệnh viện. 22
2.7.2. Đánh giá về tình hình báo cáo ADR của bệnh viện 23
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ 24
3.1. Khảo sát nhận thức, hoạt động và xác định nhu cầu thông tin thuốc của các cán bộ y tế tại bệnh viện. 24
3.1.1. Số lượng câu hỏi thông tin thuốc 24
3.1.2. Khả năng tìm thấy câu hỏi thông tin thuốc 25
3.1.3. Mức độ thường xuyên tiếp nhận thông tin thuốc 26
3.1.4. Nguồn tài liệu tra cứu thông tin thuốc thường xuyên sử dụng 27
3.1.5. Tỷ lệ tham gia tập huấn thông tin thuốc 27
3.1.6. Mục đích sử dụng thông tin thuốc 28
3.1.7. Khó khăn gặp phải trong tra cứu thông tin thuốc 29
3.1.8. Mức độ cần thiết của thông tin thuốc 29
3.1.9. Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên 30
3.1.10. Hình thức trao đổi thông tin thuốc muốn nhận được 31
3.2. Đánh giá về tình hình báo cáo ADR của bệnh viện 32
3.2.1. Số lượng báo cáo ADR 32
3.2.2. Đối tượng tham gia báo cáo ADR 32
3.2.3. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR 33
3.2.4. Biểu hiện ADR được ghi nhận 35
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 36
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
Recent Comments