Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay phạm khớp bằng nẹp vít khóa ở bệnh nhân trên 60 tuổi
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay phạm khớp bằng nẹp vít khóa ở bệnh nhân trên 60 tuổi.Gãy đầu dưới xương quay (ĐDXQ) là loại gãy xương thường gặp nhất trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình chiếm 17,5% trong tất cả các gãy xương ở người lớn, chiếm 26% trong gãy xương chi trên, là một trong sáu loại gãy xương thường gặp tại khoa cấp cứu, chiếm 8% tổng số gãy xương, chiếm 50% các trường hợp gãy xương ở cẳng tay [1].
Tần suất gãy đầu dưới xương quay có 2 đỉnh. Đỉnh lần 1 ở lứa tuổi trẻ do chấn thương năng lượng cao. Đỉnh lần 2 ở những người lớn tuổi do chấn thương năng lượng thấp. Tần suất gãy đầu dưới xương quay ở người cao tuổi gần bằng với gãy cổ xương đùi, loại gãy này thường tăng dần theo tuổi, hay gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới gấp hai lần. Gãy đầu dưới xương quay phạm khớp chiếm 50% trong các kiểu gãy đầu dưới xương quay.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.0081 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Trong sinh hoạt hàng ngày, cổ tay là nơi phải hoạt động rất nhiều, đặc biệt những công việc cần phải có sự khéo léo của đôi bàn tay, thì cổ tay đóng vai trò quan trọng, là vùng chuyển tiếp giữa cẳng tay và bàn tay, là vùng có tầm hoạt động linh hoạt khá rộng, là nơi tiếp khớp liên tục mật thiết giữa cẳng tay và bàn tay, đóng vai trò quan trọng trong chức năng hoạt động của bàn tay[3]. Chính vì thế, khi gãy đầu dưới xương quay, nếu điều trị không đúng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng hoạt động của cổ tay và bàn tay sau này, như tầm hoạt động của cổ tay bị mất hoặc hạn chế, cứng khớp, teo cơ, đau kéo dài, đau khi hoạt động… từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trước 1970 đại đa số gãy đầu dưới xương quay được điều tri bảo tồn với nắn bó bột cánh bàn tay, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là dễ bị di lệch thứ phát, teo cơ cứng khớp, rối loạn dinh dưỡng do bó bột nhiều tuần.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của trang thiết bị kỹ thuật, phẫu thuật mới trong điều trị gãy đầu dưới xương quay, được nghiên cứu chuyên sâu và tinh tế hơn, nhằm đem lại thành công nhiều hơn như xuyên kim qua da (dưới hỗ trợ của C-arm hay nội soi) [5], cố định ngoài, mổ mở kết hợp xương.
Việc điều trị gãy đầu dưới xương quay ở người lớn tuổi là một thách thức lớn đặc biệt là các gãy xương phạm khớp vì phần lớn bệnh nhân loãng xương. Kỹ thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít khóa mặt lòng trong điều trị gãy đầu dưới4 xương quay ở người lớn tuổi, cho phép bệnh nhân tập vận động sớm, tránh được những biến chứng như teo cơ cứng khớp, loạn dưỡng do bất động lâu dài; bên cạnh đó nẹp vít khóa giúp bất động vững chắc ổ gãy, điều này rất quan trọng cho quá trình phục hồi chức năng, tránh được những biến chứng do bất động lâu dài, khắc phục được những hạn chế của phương pháp khác như lỏng ốc hay đinh do xương loãng.
Từ những vấn đề thực tiễn như đã nêu trên, nên chúng tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay phạm khớp bằng nẹp vít khóa ở bệnh nhân trên 60 tuổi”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá khả năng phục hồi giải phẫu khi kết hợp xương các trường hợp gãy đầu dưới xương quay phạm khớp ở người lớn tuổi sử dụng nẹp vít khóa.
2. Đánh giá sự phục hồi chức năng cổ bàn tay ở bệnh nhân sau khi phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa
MỤC LỤC
TÓM TẮT……………………………………………………………………………………………………. 1
ABSTRACT ………………………………………………………………………………………………… 2
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………… 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………… 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………….. 5
1.1 Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo phạm khớp………………………………… 5
1.2 Thiết kế nẹp khóa sử dụng trong gãy đầu dưới xương quay……………………… 10
1.3 Các nghiên cứu trong nước ………………………………………………………………….. 13
1.4 Các nghiên cứu ngoài nước………………………………………………………………….. 14
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ …………………….. 15
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………………………….. 15
2.2 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 15
2.3 Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………………………. 16
2.4 Các bước thực hiện……………………………………………………………………………… 16
2.5. Phương pháp đánh giá………………………………………………………………………… 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ……………………………………………………………………………… 19
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………… 23
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………. 27
BỆNH ÁN MINH HỌA ………………………………………………………………………………. 3
Recent Comments