Khảo sát tình trạng gan nhiễm mỡ bằng chỉ số FLI, NAFLD- FLS và siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Luận văn thạc sĩ y học Khảo sát tình trạng gan nhiễm mỡ bằng chỉ số FLI, NAFLD- FLS và siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu và các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai [1].

Hiện nay đái tháo đường rất pho biến trên thế giới và mang tính cộng đồng rõ rệt, đặc biệt ở các nước đang phát triển, vì vậy nó ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế và xã hội

MÃ TÀI LIỆU

 YHN.2016.00057

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1985, toàn thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ, năm 2010 có khoảng 284,6 triệu người bị ĐTĐ. Dự kiến năm 2030 con số này sẽ tăng thành 400 triệu người[1], [2].

Tại Việt Nam trong những năm gần đây tỷ lệ mắc ĐTĐ khá cao và đang gia tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu điều tra năm 1991 tại một số vùng lân cận Hà Nội tỷ lệ ĐTĐ trên 15 tuổi khoảng 1,1% dân số, nhưng tỷ lệ này đã tăng 2,2% vào năm 2000, có vùng lên đến 3%[1]

Gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường máu của cơ thể, sự tích tụ chất béo trong gan làm tăng tình trạng kháng insulin. Những năm gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% những người bị ĐTĐ typ2 có gan nhiễm mỡ[3]. Nhiều nghiên cứu cho thấy gan nhiễm mỡ không do rượu có thể làm tăng nguy cơ ĐTĐ typ 2, ngược lại ĐTĐ typ 2 có thể thúc đẩy sự phát triển của gan nhiễm mỡ không do rượu[4].

Gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng tích lũy của tế bào mỡ trên 5% trong các tế bào gan hoặc hơn 5g mỡ trong 100g trọng lượng gan ở người tiêu thụ nhỏ hơn hoặc bằng 20gram rượu/ ngày (phụ nữ), 30gram rượu/ ngày (nam giới) [4].

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Dinh dưỡng kiểm tra khảo sát(NHANES), từ năm 1998- 2008 tỷ lệ gan nhiễm mỡ không do rượu trong các bệnh gan mạn tính chiếm từ 45% – 75% và chiếm từ 10% – 30% trong dân số tùy theo mỗi nước[5], [6]. Bệnh ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Nhiều phương pháp chan đoán gan nhiễm mỡ không do rượu được đề xuất ứng dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng với tiêu chí đơn giản, chính xác.

Mô bệnh học là tiêu chuan vàng để chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp được sử dụng thường quy trong thực hành lâm sàng cũng như trong nghiên cứu, vì đây là một thủ thuật xâm lấn với mức độ tai biến đáng kể như xuất huyết, nhiễm trùng, rò mật, và có thể gây tử vong với tỷ lệ 0,3%[7]. Các phương pháp không xâm lấn để chan đoán gan nhiễm mỡ ngày càng được áp dụng rộng rãi như siêu âm, Fibroscan, và gần đây các chỉ số gan nhiễm mỡ đã được chứng minh có thể chan đoán gan nhiễm mỡ với độ tin cậy khá cao. Đặc biêt hai chỉ số FLI và NAFLD – FLS gần đây đã được chứng minh có khả năng chan đoán gan nhiễm mỡ là 0,84 95%CI(0,82- 0,87)p<0,001.

Tại Việt Nam còn rất ít công trình nghiên cứu được công bố về vần đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ” Khảo sát tình trạng gan nhiễm mỡ bằng chỉ số FLI, NAFLD- FLS và siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ” với 2 mục tiêu sau:

1. Khảo sát tỷ lệ gan nhiễm mỡ bằng chỉ số FLI và NAFLD- FLS và siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với các chỉ số FLI và chỉ số NAFLD- FLS và siêu âm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012), “Đái Tháo Đường”. Bài giảng bệnh học nội khoa, NXB YHọcp. 322- 339.

2. Tạ Văn Bình (2007),” Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu”,Nhà xuất bản y học, Tr 108- 309.

9. Trần Thị Thanh Hóa (( 2009)), “Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu có gan nhiễm mỡ ở bệnh viện nội tiết”. Luận án Tiến sĩy học.

10. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (2013), “Báo cáo Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.”.

12. Đỗ Thị Minh Thìn (2003),” Bệnh Đái Tháo Đường”,Bệnh Học Nội Khoa,Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Tr 141- 154.

14. Hoàng Trọng Thảng (2006),” Gan nhiễm mỡ”, Bài giảng bệnh tiêu hóa – gan mật, NXB Y Hà Nội, Tr 309- 314.

15. Tạ Thành Văn (2013),” Hóa sinh lâm sàng”,NXB Y học, Tr

16. Tạ Anh Bửu (2003),” Chẩn đoán và phỏng trị chứng gan nhiễm mỡ”,NXB Y học

28. Phạm Thị Thu Hồ (2010), “gan nhiễm mỡ không do rượu: chẩn đoán và điều trị”. tạp trí khoa học tiêu hóa Việt Nam.

55. Lê Thành Lý (1999), “Gan nhiễm mỡ, giải phẫu bệnh, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán”. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh.

59. Phan Xuân Sỹ (2001), “Đối chiếu hình ảnh gan tăng sáng trên siêu âm với lâm sàng và mô bệnh học”. Luận văn thạc sỹ y học.

60. Lê Thành Lý (2001), “Gía trị của chẩn đoán siêu âm hai chiều trong GNM “. Luận văn thạc sĩy học.

61. Trịnh Hùng Trường (2004), “Nhận xét tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ được chẩn đoán qua siêu âm”. Luận văn thạc sỹ y học.

63. Nguyễn Hải Thuỷ and Nguyễn Đức Quang (2004), “Nghiên cứu chức năng tếbào p tụy và kháng insulin ởbệnh nhân ĐTĐphát hiện sau 40 tuổi”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá lần thứ2. NXB y học.: p. 323-332.

64. TạVăn Bình (2004), “Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường đến khám lần đầu tại Bệnh Viện Nội Tiết”. p. 413-419

65. Nguyễn Thị Nhạn and Bùi Thị Vân Anh (2008), “Tình hình gan nhiễm mỡ qua siêu âm ởbệnh nhân ĐTĐtyp2 tại Bệnh Viện Trung ương Huế và Bệnh Viện Trường ĐH y Dược Huế”. Hội nghị Đái tháo Đường, Nội Tiết và rối loạn chuyễn hóa Miền Trung lần thứVl: p. 506-515. .

66. Đào Thị Dừa and … (2007), “Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ mới phát hiện”. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá lần thứ 3: p. 328-332.

67. Hoàng Trung Vinh (2007), “Kháng Insulin và chức năng tiết của tế bào bê ta ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2 > 60 tuổi”. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ3. Nhà xuất bảny học: p. 400-405. .

68. Bùi ThịThu Hoa and Nguyễn Hải Thủy (2008), “Khảo sát tăng glucose máu ởbệnh nhân Gan nhiễm mỡ”. Hội nghị Đái tháo Đường, Nội tiết và rối loạn chuyễn hóa Miền Trung lần thứ V: p. 587-593.

69. Ina-Maria Ruckert and et al (2011), “Association between Markers of Fatty Liver Disease and Impaired Glucose Regulation in Men and Women from the General Population”. The KORA-F4-Study PLoS One.

ĐẶT VẤN ĐỀ i

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 3
1.1. Đái tháo đường 3
1.1.1. Tình hình dịch tễ đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2. Phân loại ĐTĐ 4
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 5
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường typ 2 5
1.2. Gan nhiễm mỡ 6
1.2.1. Định nghĩa gan nhiễm mỡ không do rượu 6
1.2.2. Sinh lý bệnh gan nhiễm mỡ 7
1.2.3. Gan nhiễm mỡ không do rượu và đái tháo đường 8
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh gan nhiễm mỡ không do rượu 10
1.2.5: Tiến triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu 11
1.2.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng gan nhiễm mỡ 12
1.2.7. Các chỉ số gan nhiễm mỡ 13
1.2.8: Chẩn đoán hình ảnh gan nhiễm mỡ 14
1.2.9: Tình hình nghiên cứu GNM và GNM ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3: Các chỉ số nghiên cứu 22
2.4: Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 22
2.4.1: Chỉ số gan nhiễm mỡ FLI (fatty liver index) 22
2.4.2: Chỉ số NAFLD- LFS (Non alcoholic fatty liver disease – fatty liver
score) 23
2.4.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa 23
2.4.4: Các tham số nghiên cứu: 23
2.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu: 25
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 25
2.6: Đạo đức trong nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1: Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 26
3.1.1: Đặc điểm tuổi, giới 26
3.1.2: Đặc điểm các xét nghiệm liên quan bệnh đái tháo đường 27
3.1.3: Đặc điểm các chỉ số nhân trắc 28
3.1.4: Đặc điểm các rối loạn chuyển hóa lipid 28
3.1.5: Đặc điểm các enzyme gan: 29
3.2: Đánh giá tỷ lệ gan nhiễm mỡ bằng hai chỉ số FLI, chỉ số NAFLD- FLS
và siêu âm 29
3.2.1: Chỉ số FLI 29
3.2.2: Chỉ số NAFLD- FLS 31
3.3: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với chỉ số FLI, NAFLD- FLS và siêu
âm 34
3.3.1: Liên quan chỉ số nhân trắc và chỉ số FLI 34
3.3.2: Liên quan lipid máu và chỉ số FLI 36
3.3.3: Liên quan GOT, GPT, GGT và FLI 38
3.3.4: Liên quan NAFLD- FLS và nồng độ insulin 40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42
4.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42
4.2: Tỷ lệ gan nhiễm mỡ bằng hai chỉ số FLI, NAFLD- FLS và siêu âm. … 48 4.3: Một số yếu tố liên quan với các chỉ số FLI , NAFLD- FLS và siêu âm. … 53
4.3.1: Liên quan chỉ số FLI và vòng bụng 53
4.3.2: Liên quan giữa chỉ số BMI và chỉ số FLI 54
4.3.3: Mối liên quan Triglycerid và chỉ số FLI 55
4.3.4: Mối liên quan chỉ số FLI và Cholesterol 56
4.3.5: Mối liên quan chỉ số FLI và GOT, GPT, GGT 57
4.3.6: Mối liên quan chỉ số NAFLD- FLS và nồng độ insulin 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Bảng 2.1: Phân loại BMI áp dụng cho người trưởng thành châu Á 24
Bảng 2.2: Phân loại rối loạn lipid máu 25
Bảng 3.1: Nồng độ Glucose, HbA1C, insulin trung bình 27
Bảng 3.2: Vòng bụng và BMI trung bình 28
Bảng 3.3: Nồng độ lipid trung bình 28
Bảng 3.4: Nồng độ GOT(U/L), GPT(U/L), GGT (U/L) trung bình 29
Bảng3.5: Chỉ số FLI > 60 theo mức độ gan nhiễm mỡ 31
Bảng3.6: Chỉ số NAFLD- FLS > -0,64 theo mức độ gan nhiễm mỡ 33
Bảng 3.7: Vòng bụng và BMI trung bình theo chỉ số FLI 34
Bảng 3.8: Triglycerid và cholesterol trung bình theo chỉ số FLI 36
Bảng 3.9: GOT, GPT, GGT trung bình theo chỉ số FLI 38
Bảng 3.10: Insulin trung bình theo chỉ số NAFLD- FLS 40
Bảng 4.1: Tuổi trung bình của bệnh nhân theo các tác giả 42
Bảng 4.2: FLI theo mức độ GNM của Zhao yan Jiang 49
Bảng 4.3: NAFLD – FLS theo mức độ GNM của Beverley Balkau 52
Bảng 4.4: BMI theo chỉ số FLI của các tác giả 54
Bảng 4.5: Nồng độ triglyceride theo chỉ số FLI 55
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi 26
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới 27
Biểu đồ 3.3: FLI trung bình 29
Biểu đồ 3.4: FLI theo mức độ GNM 30
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ GNM bằng chỉ số FLI 30
Biểu đồ 3.6: NAFLD- FLS trung bình 32
Biểu đồ 3.7: NAFLD- FLS trung bình theo mức độ GNM 32
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ GNM bằng chỉ số NAFLD- FLS 33
Biểu đồ 3.9: Tương quan của vòng bụng và chỉ số FLI 35
Biểu đồ 3.10: Mối tương quan BMI và chỉ số FLI 36
Biểu đồ 3.11: Mối tương quan triglycerid và chỉ số FLI 37
Biểu đồ 3.12: Mối tương quan cholesterol và chỉ số FLI 38
Biểu đồ 3.14: Mối tương quan GPT và chỉ số FLI 39
Biểu đồ 3.15: Tương quan GGT và chỉ số FLI 40
Biểu đồ 3.16: Mối tương quan insulin và chỉ số NAFLD – FLS 41
Sơ đồ 1.1: Trình bày tong quát các yếu tố liên quan cơ chế bệnh sinh gan
nhiễm mỡ 8
Hìnhl. 1 : Tóm tắt cơ chế bệnh sinh gan nhiễm mỡ không do rượu 11
Hình 1.2: Diễn biến gan nhiễm mỡ không do rượu 12
Hình 1.3: Hình ảnh gan nhiễm mỡ các mức độ 0, I, II, III 15
Hình 1.4. Hình ảnh vi thể gan bình thường bên trên và vi thể gan nhiễm mỡ
bên dưới 16

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/